Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to: 7 nguyên nhân & 5 cách trị cho bé

Mục lục

Rối loạn tiêu hóa là một trong số những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc nôn trớ một lượng nhỏ sau khi ăn không gây nguy hại cho bé. Tuy nhiên, việc bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng. Mẹ cần nắm được nguyên nhân và cách điều trị sớm nhất cho bé.

bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

1. Nguyên nhân bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

Các nguyên nhân gây nôn đa dạng theo lứa tuổi và tình trạng nôn nhiều hay ít ở trẻ. Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to do các vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý, thường gặp nhất là 7 nguyên nhân sau đây.

1.1. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng sinh lý. Bộ máy tiêu hóa sẽ hoàn thiện dần tới năm trẻ 7 tuổi hoặc muộn hơn.

– Thực quản của trẻ ngắn và mỏng hơn người bình thường. Hệ thống van và các cơ co bóp cũng chưa hoàn thiện khiến bé thường sặc, nôn, trớ.

– Dạ dày nằm ngang, nhỏ, hình tròn, cao hơn so với người trưởng thành. Điều này tạo điều kiện cho dịch dạ dày trào ngược ra miệng. Đặc biệt, trong khi hệ thống cơ thắt giữa dạ dày- thực quản còn yếu, cơ giữa dạ dày- ruột lại phát triển mạnh, bé rất dễ nôn trớ khi mẹ cho ăn quá no.

– Thiếu hụt lợi khuẩn. Lợi khuẩn giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Sự thiếu hụt lợi khuẩn khiến hại khuẩn tăng sinh, lên men thức ăn tồn đọng trong dạ dày. Quá trình lên men sẽ sinh hơi. Lượng hơi lớn tích tụ trong dạ dày, ruột làm bé bụng chướng, khó chịu.

– Các biểu hiện khác có thể gặp do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện là ăn uống khó tiêu, kém hấp thu, táo bón. Đây là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa ở trẻ.

bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to sinh lý

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện như người trưởng thành

1.2. Bé bị viêm đường ruột

Viêm đường ruột (hay viêm dạ dày- ruột) là tình trạng viêm ở lớp phía trong dạ dày, ruột. Viêm đường ruột không nghiêm trọng với người lớn khỏe mạnh, nhưng lại gây ra nhiều rối loạn sinh lý và sinh hoạt ở trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Bé dễ bị viêm do nhiễm khuẩn (nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng). Các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng dễ dàng lây nhiễm qua thức ăn, nước uống và gây bệnh ở trẻ. Mặt khác, đường ruột bé là một hệ vi sinh phong phú gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi hệ vi sinh bị mất cân bằng, virus, vi khuẩn gây hại có thể lấn át lợi khuẩn. Đây là cơ hội cho chúng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, ruột gây các ổ viêm, loét.

Các trường hợp khác, bé có thể bị viêm ruột do thuốc, kim loại nặng. Những loại thuốc có thể gây viêm ruột mẹ cần để ý khi sử dụng là kháng sinh, thuốc tẩy giun, thuốc nhuận tràng và thuốc giảm đau có chứa Magie.

Thông thường, khi bị viêm, niêm mạc đường tiêu hóa sẽ co thắt mạnh, gây đau và gây nôn. Trường hợp bụng chướng to do chứa lượng lớn ký sinh trùng hoặc do vi khuẩn phát triển sinh hơi. Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to có thể kèm theo đau nhức vùng ổ viêm, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, quấy khóc.

1.3. Bé bị dị ứng thực phẩm

Không phải trẻ nào cũng dị ứng. Với những trẻ có cơ địa dị ứng, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay sau vài phút tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng. Trẻ bị nôn trớ chướng bụng xảy ra do co thắt thực quản, kích thích dạ dày – ruột.

Các triệu chứng khác của dị ứng thức ăn bao gồm:

– Phát ban đỏ, ngứa ngáy

– Sưng quanh mắt, mặt, khoang miệng

– Khó thở, tức ngực

– Tiêu chảy

– Hắt hơi, ho

– Sốc phản vệ

Mẹ sẽ nắm được các thực phẩm gây dị ứng cho con khi theo dõi chế độ ăn của bé.

1.4. Do bé ăn phải thức ăn khó tiêu

Loại đồ ăn và cách ăn quyết định khả năng tiêu hóa của bé. Các thực phẩm khó tiêu với trẻ như đồ chiên rán, hành, ngô, các loại đậu, các miếng thịt lớn là nguyên nhân trẻ đầy bụng, chán ăn.

Khó tiêu diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày, kèm theo đó là tình trạng nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.

1.5. Bé bị viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là một cấp cứu y khoa nghiêm trọng. Ruột thừa viêm do vi khuẩn xâm nhập hoặc thức ăn lạc vào gây hoạt tử. Ruột thừa hoại tử và vỡ có thể gây nhiễm trùng ổ bụng.

Biểu hiện đầu tiên của viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ là biếng ăn, nôn mửa, đau bụng di chuyển quanh rốn kèm sốt.

1.6. Trẻ bị lồng ruột.

Lồng ruột thường gặp nhất ở trẻ từ 4-9 tháng tuổi. Lồng ruột tạo ra một nếp gấp ở ruột. Nếp gấp này sẽ giữ thức ăn ở lại phía trên gây tắc ruột. Kèm theo đó, mạch máu tại nếp gấp bị tắc nghẽn. Một lượng lớn tế bào niêm mạc ở ruột có nguy cơ bị hoại tử do thiếu máu và viêm.

Sự ứ đọng thức ăn ở một đoạn ruột gây đầy chướng bụng và gây nôn. Các biểu hiện khác bao gồm trẻ bỏ bú, người mệt lả, quấy khóc nhiều, đi ngoài ra máu tươi.

bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to lồng ruột

Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ nhỏ gây nôn trớ và bụng chướng to

1.7. Bé bị ngộ độc thức ăn

Khi bị ngộ độc, cơ thể không ngừng nôn nhằm đẩy chất độc ra ngoài. Cơ chế chính gây nôn là do kích thích trung tâm nôn ở hành tủy. Thông thường, phản xạ nôn sẽ hết sau khi chất độc được đẩy ra ngoài.

Cùng với nôn trớ, bé cũng có biểu hiện sốt, tiêu chảy, mất nước khi bị ngộ độc thực phẩm.

2. Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to kéo dài bao lâu? Có nguy hiểm không

Tình trạng bé nôn trớ liên tục, bụng chướng to thường kết thúc sau 1 – 2 ngày, kể từ ngày giải quyết hoàn toàn nguyên nhân. (Mẹ có thể xem chi tiết tại bài viết: Khi nào trẻ hết nôn trớ)

Với nguyên nhân sinh lý, tình trạng nôn trớ có thể quay trở lại sau một khoảng thời gian. Mẹ không cần quá lo lắng. Khi hoạt động của các cơ quan dần đi vào quỹ đạo, tình trạng này sẽ hết hoàn toàn. Với các nguyên nhân bệnh lý, mẹ cần đi khám bác sĩ để điều trị bệnh cho bé.

Nôn trớ kéo dài 1-2 ngày không gây hại cho sức khỏe bé. Nếu kéo dài trên 5 ngày được xem là nguy hiểm. Các biến chứng nặng khi bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to thường do mất nước:

– Sốt, có thể co giật.

– Tụt huyết áp.

– Rối loạn nước – điện giải.

Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to kéo dài trên 5 ngày được xem là nguy hiểm.

3. Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to khi nào cần đưa đi khám bác sĩ

Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to thông thường chỉ diễn ra trong vài ngày. Sau đó, trẻ ăn uống và sinh hoạt bình thường. Lúc này, mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bé vẫn rất cần thiết. Trẻ nhỏ nôn trớ có thể bị mất nước nhanh chóng. Nếu thấy các dấu hiệu mất nước sau, mẹ cần đưa ngay con đến gặp bác sĩ:

Khóc không có nước mắt. Nôn trở nhiều làm hao hụt dịch cơ thế. Chuyển từ khóc có nước mắt sang khóc không có nước mắt là dấu hiệu của việc thiếu nước ở trẻ.

Sử dụng ít tã lót hơn bình thường. Lượng tã lót sử dụng mỗi ngày là tiêu chí đánh giá hoạt động hệ tiêu hóa ở trẻ. Tã lót ít hơn có thể do trẻ mất nước, tiểu ít, phân khô, khó đưa ra ngoài. Một nguyên nhân khác là vấn đề đường ruột. Tắc ruột làm thức ăn, chất thải không thể đưa ra ngoài. Tình trạng này càng để lâu càng nguy hiểm cho sức khỏe bé.

bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

Khi bé sử dụng ít tã lót hơn bình thường, mẹ hãy cho con tới gặp bác sĩ

Xuất hiện vết trũng trên đỉnh đầu.Thóp ở trẻ di chuyển lên xuống phập phồng theo dòng máu phía dưới. Thóp có xu hướng hơi nhô ra ngoài (thóp lồi). Trong trường hợp mất nước, thóp sẽ lõm xuống tạo thành những vết trũng.

Yếu ớt, mệt mỏi hoặc xuất hiện hành vi kỳ lạ. Tiêu hóa không ổn định kết hợp với nôn trớ liên tục làm bé kiệt sức. Khi mệt, con sẽ hay cáu gắt, khóc hụt hơi, khó ngủ. Trường hợp nghiêm trọng, bé ngủ li bì, xanh xao, phản xạ kém.

4. Mẹ cần làm gì khi bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

Các mẹ có thể cải thiện tình trạng bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to ngay tại nhà. Các phương pháp góp phần loại bỏ nguyên nhân và hạn chế biến chứng do mất dịch cơ thể. Mẹ tham khảo 5 biện pháp sau nhé!

4.1. Vỗ ợ hơi cho trẻ

Sau khi cho bé bú, các mẹ nên vỗ ợ hơi cho con. Vỗ ợ hơi là phương pháp đơn giản đẩy khí ra khỏi đường tiêu hóa của trẻ. Hơi trong đường tiêu hóa gây đầy chướng bụng, đẩy sữa, thức ăn ra ngoài làm bé nôn trớ.

vỗ ợ hơi cho bé bụng chướng to

Vỗ ợ hơi giúp giảm nôn trớ ở trẻ sơ

4.2. Massage bụng cho trẻ

Massage giúp kích thích các cơ quan tiêu hóa thức ăn. Mẹ có thể áp dụng hai cách massage sau:

Massage bụng theo chiều kim đồng hồ. Đặt bàn tay phía dưới bụng bên tay phải của bé. Xoa viền quanh bụng và kết thúc ở phần bụng dưới bên trái. Vùng di chuyển của tay mẹ dọc theo chiều dài của ống tiêu hóa. Massage bụng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch.

Tập động tác đạp xe. Đầu tiên, mẹ đặt bé nằm ngửa. Mẹ nhẹ nhàng nắm cổ chân bé, di chuyển như bé đang đạp xe. Sau đó nắm bắp chân, gập nhẹ như bé đang ngồi xổm, xoay tròn 2-3 lượt. Động tác đạp xe giúp bé giảm táo bón, chướng bụng. Mẹ có thể nghe thấy bé xì hơi khi thực hiện các động tác này đó!

Massage mỗi ngày giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, xì hơi ở trẻ. Khoảng thời gian massage, mẹ và bé cũng có thể chơi đùa

4.3. Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Mỗi đứa trẻ cần có một chế độ ăn uống phù hợp với khả năng tiêu hóa và sở thích của mình.

Đối với bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to, lời khuyên đầu tiên cho mẹ là nên làm mềm và chia nhỏ lượng thức ăn hằng ngày của con. Việc cho trẻ ăn thức ăn quá thô hoặc quá nhiều trong một bữa tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa của con và làm tăng thêm tình trạng nôn trớ, khó tiêu ở trẻ.

Thứ hai, cần nắm được tình trạng dị ứng của trẻ. Có nhiều trẻ bẩm sinh không tiêu hóa được một số loại thực phẩm. Nắm được đặc điểm này, mẹ sẽ tìm được giải pháp thay thế thực phẩm cho con, tránh dị ứng.

Thứ ba, để tránh tình trạng mất nước, cần bổ sung nước và khoáng cho bé. Mẹ nên bổ sung nước cho bé một cách từ từ. Bắt đầu từ những muỗng nhỏ, sau đó tăng dần lên, phù hợp với tình trạng mất nước của con

bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to giải pháp

Chế độ ăn nên được xây dựng theo sở thích và khả năng tiêu hóa của từng bé

4.4. Điều trị bệnh lý ở trẻ

Nếu trẻ nôn do các vấn đề bệnh lý, tình trạng bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to chỉ hết sau khi giải quyết được các bệnh lý ở trẻ. Lúc này, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị cho bé.

Mời mẹ tham khảo thêm: Trẻ ho nôn trớ phải làm sao? Cách xử lý ngay cho mẹ

4.5. Cho trẻ sử dụng men vi sinh đa chủng

Men vi sinh đa chủng là loại men có chứa các loại lợi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn này giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ hơn, hạn chế lên men và sinh hơi. Chúng cũng giúp hạn chế hoạt động của các vi sinh vật gây bệnh về đường tiêu hóa.

Bổ sung men vi sinh đa chủng là giải pháp hỗ trợ tiêu hóa toàn diện. Chúng tạo ra một hệ sinh thái đa dạng với nhiều chủng lợi khuẩn. Mỗi chủng lợi khuẩn sẽ có một nhiệm vụ khác nhau trên đường tiêu hóa của bé.

Trong đó, Bioamicus Complete là men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam. Mỗi lọ Bioamicus Complete chứa tới 50 tỷ lợi khuẩn của 10 chủng lợi khuẩn  2 nhóm quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa (Bifidobacterium và Lactobacillus). Các lợi khuẩn này xây dựng trong đường ruột bé một hệ vi sinh khỏe mạnh và ổn định. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tình trạng đầy hơi, nôn trớ cũng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Bioamicus Complete là men vi sinh đa chủng toàn diện cải thiện nôn trớ, đầy hơi

Cách dùng men Bioamicus Complete cho trẻ nôn trớ cũng rất đơn giản. Men được dùng theo đường uống với liều như sau:

– Trẻ từ 0-12 tháng tuổi: Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 5 giọt.

– Trẻ từ trên 1 tuổi và người lớn: Mỗi ngày 1-3 lần, mỗi lần 5 giọt.

Sản phẩm này có thể dùng trực tiếp hoặc dùng kèm với sữa và thức ăn không quá nóng của trẻ.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp mẹ có cách xử trí khi gặp tình trạng bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay hotline 1900 63 69 85 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ kịp thời. Và đừng quên truy cập Website của BioAmicus thường xuyên để cập nhật kiến thức chăm con khoa học.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan