Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bé hay ọc sữa về đêm cần chăm sóc và điều trị như thế nào?

Mục lục

Trẻ sơ sinh hay ọc sữa vào ban đêm không phải là tình trạng hiếm gặp trong quá trình nuôi con nhỏ. Tuy nhiên nếu hiện tượng bé hay ọc sữa về đêm diễn ra thường xuyên thì có thể đang phản ánh một bệnh lý nào đó. Bố mẹ hãy trang bị cho mình những biện pháp để xử trí nhằm không để tình trạng này diễn biến kéo dài.

1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé hay ọc sữa về đêm

1.1. Trẻ sơ sinh ọc sữa do bú đêm chưa đúng cách

Dạ dày trẻ sơ sinh nhỏ, chưa hoàn chỉnh và bé cần thức dậy bú đêm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa về đêm. Trong đó một vài sai lầm mẹ mắc phải khiến tình trạng này diễn ra thường xuyên là:

  • Bố mẹ sợ bé đói và cho bé bú quá nhiều, vượt tiêu chuẩn dành cho trẻ sơ sinh dẫn đến dạ dày bé bị quá tải và bé ọc sữa ra ngoài.
  • Tư thế cho bé bú không đúng cách hoặc vừa nằm vừa bú khiến bé hút nhiều khí vào dạ dày gây đầy hơi.
  • Đa số bố mẹ đặt bé ngay sau khi bú no xong dẫn đến bé hay ọc sữa về đêm

1.2. Trẻ ho nhiều gây nôn trớ ban đêm

Trẻ nhỏ thường hay mắc các vấn đề về hô hấp. Ban ngày có thể ho nhẹ, tần suất ít nhưng tình trạng này sẽ nặng hơn về ban đêm và các cơn ho dữ dội sẽ xảy ra.

Ho có thể do nhiều nguyên nhân như do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Lúc này, các vi khuẩn, chất bẩn, chất nhầy sẽ tích tụ vào đường thở và dạ dày. Khi có quá nhiều chất nhầy trong dạ dày sẽ gây ra những đợt buồn nôn và việc bé ho sẽ giúp tống các chất nhầy ấy ra ngoài. Điều này thường xảy ra lúc bé ngủ và do đó ho cũng là thủ phạm khiến dẫn đến tình trạng này mà bố mẹ cần lưu ý.

nguyen nhan khien be hay bi oc sua ve dem

1.3. Trẻ sơ sinh ọc sữa do vặn mình vào ban đêm

3 tháng đầu đời là khoảng thời gian trẻ sơ sinh có biểu hiện nôn trớ mạnh mẽ nhất. Một trong những nguyên nhân hàng đầu là do bé hay vặn mình.

Bỉm quá chật có thể là thủ phạm gia tăng áp lực lên vùng bụng của bé, khiến bé vặn mình và từ đó tình trạng nôn sữa về ban đêm sẽ diễn ra.

Ngoài ra, việc thiếu hụt canxi hoặc vitamin D3 trong máu cũng gây ra các dấu hiệu nôn trớ, nhạy cảm bởi tiếng động và khiến bé khó ngủ, vặn mình thường xuyên.

2. Bé hay ọc sữa về đêm có nguy hiểm không?

Nếu không kèm các triệu chứng lạ, bé vẫn ăn, ngủ và vui chơi khỏe mạnh thì không phải là điều đáng lo. Đây là triệu chứng nôn trớ sinh lý mà bất kỳ bé nào cũng sẽ trải qua và khi bé lớn sẽ tự giảm dần và biến mất.

Tuy nhiên nếu bé bị nôn trớ về đêm nhiều kèm theo triệu chứng sốt, nôn ra dịch vàng, xanh, trạng thái ngủ lơ mơ thì có thể đây là cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm. Bố mẹ cần lập tức liên hệ với chuyên gia y tế hoặc đưa bé đi khám để kịp thời xử lý.

Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tổng quan về

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi

3. Bé hay ọc sữa về đêm cần xử trí thế nào?

Tình trạng này kéo dài thường khiến bố mẹ thường xuyên mất ngủ và mệt mỏi. Đồng thời ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con. Dưới đây là một số cách đơn giản mẹ có thực hiện ngay giúp hạn chế hiệu quả tình trạng này.

3.1. Đổi cách bú giúp tránh trẻ nôn trớ về đêm

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, thường từ 16-17 giờ mỗi ngày, do đó mẹ chỉ nên để bé bú đêm một lần mỗi tối để tránh bé ngủ thiếu giấc. Mẹ cần chú ý cho bé bú từ từ, điều chỉnh nhịp bú đều, lượng sữa vừa phải khoảng 60-80 ml tương ứng mỗi cữ khoảng 20 phút.

Trong quá trình cho con bú, mẹ nên giữ đầu và người bé nằm trên một đường thẳng và có thể kết hợp vỗ nhẹ nhàng để tránh trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa. Tay mẹ có thể đỡ lưng để bé áp sát vào bầu ngực, tay còn lại giữ mông của bé.

doi cach bu giup tranh tre non tro vao ban dem

Đổi cách bú giúp tránh cho trẻ bị nôn trớ vào ban đêm

Đối với các bé bú bình thì mẹ nên chủ động điều chỉnh bình sữa sao cho sữa ngập cổ, đừng  lo bé bị sặc bởi ti giả đã được thiết kế bộ phận chống sặc. Điều chỉnh tư thế bú bình sẽ hạn chế được tình trạng bé hay ọc sữa về đêm vì bé sẽ giảm được việc nuốt lượng khí lớn vào dạ dày gây đầy hơi và trào ngược ra ngoài.

3.2. Điều chỉnh tư thế sau khi bú

Để hạn chế bé bú đêm và ọc ngay sau khi bú, nguyên tắc mẹ cần nhớ là giữ cho dạ dày trẻ hướng xuống. Mẹ có thể để bé ngồi trên đùi và đầu bé dựa vào ngực, giữ tư thế này khoảng 15 phút sau khi bé bú no để lượng sữa được giữ ổn định trong dạ dày.

3.3. Vỗ ợ hơi cho bé

Sau khi cho bé bú xong, mẹ hãy bế bé đứng lên vỗ nhẹ sống lưng để giúp bé ợ hơi và tống hết lượng không khí mà bé đã nuốt phải trong khi bú. Việc đẩy hết hơi ra có tác dụng rất tốt để giúp bé giảm nôn trớ hay ọc sữa. Cần lưu ý khi vỗ lưng cho con thì mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh vỗ lưng mạnh sẽ làm trẻ sợ và cũng không giúp tăng hiệu quả đẩy hơi trong dạ dày ra ngoài.

vo o hoi cho be

Vỗ ợ hơi cho bé

3.4.Mặc bỉm đúng cách giúp phòng ngừa trẻ sơ sinh bị trớ khi ngủ

Do đó bố mẹ hãy nới lỏng bỉm để tạo sự thoải mái cho dạ dày của bé. Mẹ cần lưu ý không thay bỉm sau khi vừa cho bé bú bởi việc đặt bé nằm ngửa có thể khiến bé vặn mình, quấy khóc và vô tình là nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ về đêm.

3.5. Chú ý dinh dưỡng cho bé

Việc ép bé ăn quá nhiều là quan niệm sai lầm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là những thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng lại càng gây khó tiêu cho bé.

Mẹ cần lựa chọn thực phẩm lỏng, dễ tiêu và đổi món giúp kích thích vị giác cho con. Hạn chế một số thực phẩm có thể gây trào ngược cho bé trước khi ngủ như: Đồ ăn dầu mỡ, chiên xào, socola, tương cà…

Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cữ, vừa giúp bé đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.

Với những bé hay ọc sữa về đêm thì có thể do hệ vi sinh của con đang bị mất cân bằng, cần đảm bảo đủ sữa mẹ để tạo được cho con hệ miễn dịch. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp bổ sung vitamin cũng như lợi khuẩn bằng men tiêu hóa để việc chăm sóc dinh dưỡng của con được toàn diện hơn.

Có thể mẹ quan tâm

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có đáng lo?

Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm: Xem ngay cách khắc phục hiệu quả

cach xu tri khi tre hay bi oc sua

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

Men vi sinh đa chủng – Giải pháp cho tình trạng bé hay ọc sữa về đêm

Để hỗ trợ tiêu hóa của bé, ngoài điều chỉnh sinh hoạt và dinh dưỡng, mẹ hãy bỏ túi bí kíp hiệu quả mang tên” men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete”.

Men vi sinh BioAmicus Complete là dòng men vi sinh đầu tiên trên thế giới chứa 10 chủng lợi khuẩn cần thiết và quan trọng cho hệ vi sinh đường ruột. BioAmicus Complete chứa các lợi khuẩn thuộc nhóm LactobacillusBifidobacteria đã được phân lập chính xác đến cấp chủng và đăng ký tại ngân hàng men vi sinh trên thế giới.

Men BioAmicus Complete nổi bật với tiêu chí 5 không rất an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ: Không màu, không mùi, không vị, không chất bảo quản, không có chất biến đổi gen

Việc chia liều 5 giọt chứa 1 tỷ lợi khuẩn đảm bảo tối ưu theo tiêu chuẩn WHO.

Nhờ bổ sung lợi khuẩn trong mỗi giọt liều mà đường ruột được ổn định, tình trạng nôn trớ được cải thiện hơn.

Men vi sinh da chung giai phap cho tinh trang be hay oc sua ve dem

Men vi sinh BioAmicus Complete – Giải pháp cho tình trạng bé hay ọc sữa

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete được nhập khẩu chính hãng từ Canada đảm bảo tiêu chí an toàn, hiệu quả và đạt chất lượng cao, đã vượt qua hàng rào kiểm định nghiêm ngặt tại 30 quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật….

Mẹ đừng quên tổng đài 1900636985 cùng đội ngũ chuyên gia vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc trong quá trình chăm sóc những thiên thần bé nhỏ. Truy cập trang web bioamicus.vn để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để giúp bé luôn mạnh khỏe trong những bước đi đầu đời.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/childrens-health/child-vomiting-at-night

 



Bài viết liên quan