Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[Cảnh báo] Có nên cho trẻ uống thuốc kích ăn không?

Mục lục

Chăm con luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm và chú ý. Đặc biệt là những bé có tình trạng biếng ăn và lười ăn. Vậy có nên cho trẻ uống thuốc kích ăn không? Để có được lời giải cho chủ đề này, mẹ hãy cùng BioAmicus theo dõi bài viết dưới đây nhé!

co-nen-cho-tre-uong-thuoc-kich-an

1. Mẹ có nên cho trẻ uống thuốc kích ăn không?

Trong quá trình chăm sóc bé yêu của gia đình, có rất nhiều mẹ đã đưa ra câu hỏi có nên cho trẻ uống thuốc kích ăn hay không? Câu trả là không nên sử dụng bởi các yếu tố sau đây.

1.1 Thuốc kích ăn thường chứa Cyproheptadin

Là hoạt chất thuộc nhóm kháng histamin có tác dụng làm giảm các triệu chứng như: cảm cúm, ngứa và phát ban. Ngoài các tác dụng này, cyproheptadin còn tạo ra cảm giác đói, kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

Chính vì thế, khi mẹ sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất này sẽ cải thiện tình trạng biếng ăn và lười ăn ở trẻ. Tuy nhiên, sau khi ngừng sử dụng thuốc, trẻ lại biếng ăn và chậm tăng cân. Đặc biệt, sản phẩm đã được khuyến cáo là cấm sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hơn thế nữa, nếu dùng sản phẩm có chứa hoạt chất này cho trẻ trên 2 tuổi trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như: bồn chồn, khó chịu, chóng mặt, choáng váng, tăng tiết mồ hôi, mắt nhìn mờ, tiêu chảy, táo bón. Với trường hợp nghiêm trọng trẻ có thể bị lú lẫn, gặp ảo giác, có hành vi bất thường, co giật, ngất xỉu.

Một số thuốc chứa hoạt chất cyproheptadin đang có ở trên thị trường như: Peritol, Histalife, Periboston, Periactin, Heptine,…

có nên cho trẻ uống thuốc kích ăn chứa hoạt chất Cyproheptadin

Thuốc kích thích ăn thường chứa hoạt chất Cyproheptadin

1.2 Thuốc kích ăn có thể chứa Corticoid

Thuốc chứa corticoid còn được gọi là glucocorticoid hay steroid có tác dụng chống viêm mạnh.

Bên cạnh tác dụng chống viêm, các thuốc thuộc nhóm corticoid như: dexamethason, prednison, prednisolon… có tác dụng giữ muối và nước khiến cơ thể tăng cân nhanh. Chính vì thế, nhiều loại thuốc kích thích trẻ ăn đã cho corticoid vào để tạo ra hiệu quả giả cho sản phẩm của mình.

Sau khi ngừng sử dụng sản phẩm, mẹ sẽ thấy bé sút cân một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, khi sử dụng sản phẩm trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như: suy giảm trí nhớ, thay đổi hành vi và tâm trạng, lú lẫn, tích tụ nhiều mỡ ở vùng bụng và gáy, đục thủy tinh thể, tiểu đường, dễ bị nhiễm trùng, vết thương khó lành, khản tiếng…

Thuốc kích thích ăn chứa thành phần corticoid

Thuốc kích thích ăn chứa thành phần corticoid

1.3: Thuốc kích ăn có thể chứa hoạt chất giống hormon sinh dục

Trong một số thuốc kích thích ăn ngon miệng có thể chứa hoạt chất nandrolon phenylpropionat có cấu trúc gần tương tự với hormone testosterone. Khi đưa hoạt chất này vào trong cơ thể sẽ kích thích quá trình đồng hóa protein. Từ đó giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa protein vào bên trong cơ bắp, giúp cơ bắp phát triển hơn và tăng cân nhanh.

Loại thuốc này thường địch chỉ định cho người bị mất sức, sụt cân và gầy ốm trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, chúng không được chỉ định cho trẻ dưới 15 tuổi.

Hơn thế nữa, khi sử dụng loại thuốc này ở liều cao và điều trị kéo dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: dậy thì sớm, thay đổi giọng nói, vô kinh, cản trở sự sản sinh của tinh trùng, suy thận, rối loạn chức năng gan…

1.4: Thuốc đông y giả

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm quảng cáo là Thuốc Đông y có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon, tăng cân nhanh. Để thuận tiện cho việc sử dụng các loại thuốc đông y này đã được bào chế dưới dạng nước hoặc viên.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đạt được chất lượng như quảng cáo. Thực chất bên trong sản phẩm có thể chứa các hoạt chất kích thích ăn ngon và tăng cân như: Cyproheptadin, corticoid, nandrolon phenylpropionat… Khi mẹ cho trẻ sử dụng những sản phẩm chứa các hoạt chất này sẽ thấy bé ăn ngon, tăng cân tốt. Từ đó, mẹ sẽ lựa chọn mua và cho bé sử dụng dài ngày. Tuy nhiên, mẹ lại không biết được tác dụng khôn lường mà nó có thể gây ra đối với sức khỏe của trẻ sau này.

Chính vì thế, để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện, mẹ không nên cho bé sử dụng các loại thuốc kích thích ăn ngon.

thuốc kích ăn đứng dưới danh thuốc đông y

Một số sản phẩm đứng dưới danh thuốc đông y

2. Trẻ biếng ăn đang dùng thuốc kích ăn rồi phải làm sao?

Trong thường hợp mẹ đang cho bé sử dụng thuốc kích ăn cần ngừng ngay lập tức. Bởi những loại thuốc này chỉ giúp bé ăn ngon tạm thời chứ không phải là mãi mãi. Khi ngừng uống thuốc khoảng một thời gian, bé có thể biếng ăn trở lại. Hoặc đôi khi biếng ăn nặng hơn. Đây chính là lý do khiến nhiều mẹ không muốn bỏ thuốc kích ăn cho trẻ.

Tuy nhiên, mẹ phải biết rằng việc cho trẻ dùng liên tục thuốc kích thích ăn ngon trong quãng thời gian dài khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút và các biến chứng kèm theo. Nếu mẹ muốn bé có một tương lai xán lạn hãy dừng ngay việc cho trẻ uống thuốc kích ăn nhé.

3. Trẻ bị biếng ăn nên làm gì, uống thuốc gì?

Để cải thiện tình trạng này, việc đầu tiên mẹ cần làm là tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn. Từ đó mới đưa ra các phương pháp xử lý thích hợp nhất. Để cải thiện tình trạng biếng ăn mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau.

Có thể mẹ quan tâm:

 – Chăm sóc trẻ 3 tháng biếng ăn sinh lý chuẩn khoa học

 – Trẻ 2 tuổi biếng ăn khó ngủ cần khắc phục ngay như thế nào?

3.1. Đối với trẻ biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp ở dưới 2 tuổi. Bởi khoảng thời gian này cơ thể có bé có sự phát triển và hoàn thiện các chức năng cơ bản. Chính vì thế, khi có sự thay đổi về thể chất và trí tuệ bé sẽ có biểu hiện biếng ăn hoặc chán ăn. Sau đây là những phương pháp cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý

– Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ: Đối với những bé biếng ăn, việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn. Đồng thời, cũng hạn chế được tình trạng thiếu năng lượng do không cung cấp đủ dưỡng chất.

– Đa dạng món ăn cho trẻ: Đây là một cách hay để kích thích bé ăn được nhiều hơn. Bởi hầu hết các bé đều cảm thấy tò mò và thích thú với những món ăn mới lạ.

– Không để trẻ mất tập trung khi ăn: Khi bé mất tập trung sẽ dẫn đến tình trạng ăn ít hoặc thời gian ăn kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nạp và hấp thu thức ăn của cơ thể. Do đó, khi cho ăn mẹ không nên cho bé xem điện hoạt hoặc tivi vì chúng sẽ gây ra việc mất tập trung khi ăn uống.

– Không ép trẻ ăn: Một số mẹ thường có thói quen ép trẻ ăn khi bé không chịu ăn, bởi mẹ lo lắng bé không ăn sẽ bị đói. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo cho trẻ một tâm lý sợ hãi dẫn đến việc bỏ ăn hoặc không chịu ăn.

Đa dạng món ăn để kích thích bé ăn

Đa dạng món ăn để kích thích bé ăn được nhiều hơn.

3.2. Đối với trẻ biếng ăn bệnh lý

Hiện nay, có rất nhiều bệnh lý dẫn đến biếng ăn ở trẻ như: rối loạn đường tiêu hóa, viêm họng, viêm phế quản, thiếu vitamin và khoáng chất, nhiễm ký sinh trùng…

Trong trường hợp này, mẹ dùng thuốc kích ăn sẽ không có hiệu quả, đồng thời còn mang tới nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Khi bé bị biếng ăn do bệnh lý mẹ cần cho bé uống thuốc đúng bệnh. Sau khi khỏi bệnh bé sẽ ăn uống lại như bình thường. Sau đây là một số thuốc được sử dụng trong việc điều trị bệnh ở trẻ nhỏ.

– Thiếu vi chất: Mẹ nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất như: sắt, canxi, crom, selen, DHA, vitamin D3, vitamin K2, vitamin E, vitamin nhóm B…. Đặc biệt là kẽm, bởi dưỡng chất này có tác dụng kích thích vị giác, giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn.

có nên cho trẻ uống thuốc kích ăn?

Kẽm Biolizin kích thích ăn ngon hiệu quả do thiếu chất ở trẻ

– Rối loạn tiêu hóa: Trong trường hợp bé bị táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, đầy hơi, chướng bụng… Mẹ nên sử dụng men vi sinh 10 chủng giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm biếng ăn và chậm tăng cân.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete cải thiện biếng ăn tuyệt đối an toàn

– Trẻ bị viêm họng, viêm phế quản: Đối với trẻ thuộc trường hợp này mẹ cần cho trẻ sử dụng một số thuốc trị kháng viêm, kháng sinh như: Amoxicillin, Azithromycin, Clindamycin, Clarithromycin, Cephalosporin…

– Nhiễm ký sinh trùng: Khi trẻ bị nhiễm các loại giun và sán như: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá gan, sán dây… mẹ có thể lựa chọn cho bé uống một số loại thuốc như: Albendazole, Mebendazole, Niclosamide, Praziquantel…

Cho trẻ uống thuốc

Giải quyết các vấn đề bệnh lý sẽ giúp bé dần hết biếng ăn do bệnh

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cho trẻ, mẹ cần tham khảo hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi một số loại thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nên cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho trẻ.

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “có nên cho trẻ uống thuốc kích ăn”. Trong quá trình chăm sóc con, nếu mẹ gặp phải những vấn đề cần được hỗ trợ từ các dược sĩ có chuyên môn hãy liên hệ tới số hotline: 1900 636 985


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan