Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ: 5 cách xử trí tức thì

Mục lục

Đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí gây một số biến chứng nguy hiểm cho bé. Vì thế, mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được các nguyên nhân và 5 biện pháp xử trí để nhanh chóng giải quyết vấn đề này. 

1. Nguyên nhân gây đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Nắm được nguyên nhân gây đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ sẽ giúp mẹ đánh giá được tình trạng của con và có hướng xử trí phù hợp. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

1.1. Táo bón

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là bé đau bụng, đại tiện dưới 3 lần/tuần, phân khô cứng, khó đi.

Ở những trẻ bị táo bón, lượng thức ăn ở phần trên ruột vẫn đẩy xuống trong khi phân bị khô cứng, tích tụ ở đại tràng. Điều này gây rối loạn nhu động ruột dẫn tới các cơn đau bụng âm ỉ, kéo dài, chỉ hết sau khi trẻ đi đại tiện được.

đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ táo bón

Mẹ nhận biết tình trạng táo bón thông qua tình trạng phân của bé

1.2. Đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ do bệnh tiêu chảy

Các triệu chứng bé bị tiêu chảy gồm: đau bụng âm ỉ, đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân nát hoặc lỏng nước, có thể có lẫn nhầy.

Bé thường bị tiêu chảy do nhiễm rotavirus (chiếm 40% nguyên nhân gây tiêu chảy), các vi khuẩn (E.Coli), ký sinh trùng… Lúc này, ruột sẽ hoạt động nhiều hơn để tống những tác nhân gây bệnh ra ngoài. Nhu động ruột tăng khiến trẻ bị đau bụng âm ỉ, xen lẫn các cơn đau quặn. Ngoài ra, đau bụng ở trẻ còn do virus Rota nhân lên và phá huỷ lớp niêm mạc tá tràng.

1.3. Ngộ độc thực phẩm

Đau bụng do ngộ độc thức ăn xuất hiện sau khi trẻ ăn phải các thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc 15 – 20 phút, thậm chí là sau 24 giờ. Trẻ bị ngộ độc thực phẩm phải chịu 1 lượng lớn độc tố từ vi khuẩn, hóa chất trong đường ruột gây:

– Kích ứng niêm mạc dạ dày dẫn đến đau bụng trên rốn.

– Tổn thương niêm mạc dạ dày – ruột. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng dai dẳng và rối loạn tiêu hoá.

– Ruột phải co bóp quá mức để tống các chất trên khiến trẻ đau bụng dữ dội từng cơn và mệt mỏi.

trẻ bị đau bụng do ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm khiến trẻ đau bụng dữ dội

1.4. Viêm dạ dày ruột

Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là những bé đã đi nhà trẻ. Các vi khuẩn gây bệnh như Shigella, salmonella, E.Coli xâm nhập, gây loét và xuất huyết niêm mạc ruột non dẫn tới viêm dạ dày ruột.

Bệnh thường gặp vào mùa đông với những biểu hiện: đột ngột nôn nhiều, đau bụng từng cơn, giảm đau sau khi đi ngoài, tiêu chảy có lẫn nhầy máu hoặc không, có thể có sốt.

1.5. Ăn quá nhiều gây đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Khi bé ăn quá nhiều, dạ dày không tiêu hoá kịp khiến thức ăn bị ứ đọng. Dạ dày phải co bóp nhiều hơn để thức ăn được tiêu hoá nhanh hơn. Điều này khiến bé đau bụng vùng trên/quanh rốn kèm theo cảm giác đầy tức bụng. Cơn đau này thường âm ỉ và giảm trong vài giờ.

Trên đây là những nguyên nhân gây đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ thường gặp nhất. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bé bị đau bụng nhưng hiếm gặp hơn.

1.6 Một số nguyên nhân khác

Dị ứng thực phẩm

Một số trẻ không dung nạp được đường lactose hoặc dị ứng với một số thực phẩm như tôm, cua, các loại hạt… cũng dễ bị đau bụng khi bổ sung các loại thực phẩm này. Ngoài đau bụng, bé còn có thể gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ.

Hội chứng ruột kích thích

Trẻ bị đau bụng ít nhất 1 lần/tuần, tối thiểu trong 3 tháng kèm rối loạn đại tiện như tiêu chảy hoặc táo bón.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa gây đau âm ỉ vùng hố chậu phải kèm buồn nôn, nôn và sốt. Đau bụng do viêm ruột thừa gây nhiều biến chứng nguy hiểm nên mẹ cần chú ý phát hiện để đưa bé đi viện kịp thời.

Tắc ruột

Tắc ruột ở trẻ thường do các nguyên nhân như bã thức ăn, táo bón kéo dài, giun. Bé bị đau bụng thành cơn, đột ngột và dữ dội, mức độ và cường độ đau tăng theo thời gian. Ngoài ra, trẻ còn bị nôn, táo bón, đầy chướng bụng.

Viêm phổi

Viêm phổi ở trẻ có triệu chứng sốt cao, chảy mũi đặc, vàng, ho liên liên tục…Khi ho, các cơ hô hấp và cơ thành bụng sẽ bị co bóp quá mức khiến trẻ có cảm giác đau bụng.

Ngoài ra, nhiều bé có thói quen nuốt đờm (đờm thường chứa vi khuẩn) khiến hệ tiêu hoá bị nhiễm khuẩn gây ra các vấn đề như đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy.

đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ bất dung nạp lactose

Bất dung nạp lactose là một trong những lý do thường gặp khiến trẻ đau bụng

Mời mẹ tham khảo thêm

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và đau dạ dày có liên quan không?
Rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em

2. Đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Trẻ đau bụng do ăn quá no sẽ hết trong 1 vài giờ. Với nguyên nhân tiêu chảy hoặc táo bón cấp tính, các triệu chứng được cải thiện trong 2 – 3 ngày.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà trẻ bị đau bụng kéo dài hơn. Ví dụ: trẻ bị hội chứng ruột kích thích sẽ có những cơn đau bụng lặp lại ít nhất 1 lần/tuần, kéo dài trên 3 tháng, bé bị bất dung nạp lactose sẽ bị đau bụng mỗi lần sử dụng thực phẩm có đường lactose.

Vậy, bé bị đau bụng do rối loạn tiêu hoá phải làm sao? Mẹ hãy theo dõi phần tiếp theo để được hướng dẫn cụ thể.

3. Đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ mẹ cần làm gì?

Khi bé gặp tình trạng đau bụng rối loạn tiêu hoá, mẹ nên thực hiện những biện pháp sau:

3.1. Tìm hiểu và giải quyết nguyên nhân

Trước tiên, mẹ cần tìm ra nguyên nhân bé bị đau bụng và giải quyết triệt để nguyên nhân này.

Đau bụng do táo bón: Mẹ bổ sung thêm chất xơ để phân bé mềm, dễ đi hơn. Mẹ có thể sử dụng cho bé thuốc nhuận tràng nhưng chỉ dùng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, mẹ nên tạo cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn, tránh phân bị tích tụ trong ruột.

Đau bụng do tiêu chảy: Với những bé đau bụng do tiêu chảy, mẹ cần chú ý bù nước, điện giải bằng oresol. Mẹ chú ý không cho bé uống thuốc cầm tiêu chảy vì lượng vi khuẩn, độc tố sẽ không đào thải được ra ngoài.

Trẻ bị đau bụng do dị ứng thực phẩm: Cần tìm ra thực phẩm trẻ bị dị ứng và không nên tiếp tục cho bé sử dụng loại thực phẩm này.

Các nguyên nhân khác: Các nguyên nhân như viêm ruột thừa, tắc ruột, ngộ độc thực phẩm cần được đi khám bác sĩ sớm để kịp thời xử trí và có phác đồ điều trị phù hợp.

3.2. Massage bụng giảm đau cho bé

Massage bụng là biện pháp giảm đau hiệu quả, đặc biệt khi trẻ đau bụng do các nguyên nhân như táo bón, dị ứng thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu.

Mẹ có thể thực hiện massage bụng cho bé theo 2 cách sau đây:

Phương pháp massage bụng theo chữ I Love U

Bước 1: Mẹ để trẻ nằm trên mặt phẳng, dùng tay vuốt dọc bụng cho bé tạo thành chữ I.

Bước 2: Mẹ để tay ngang rốn của trẻ, vuốt lên trên và ngang từ trái qua phải tạo thành chữ L.

Bước 3: Đặt tay bên trái của rốn, vuốt lên trên theo hình vòng cung để tạo chữ U.

Đây là phương pháp massage bụng giúp cải thiện vấn đề táo bón ở trẻ hiệu quả.

Phương pháp massage bụng giảm đầy hơi, khó tiêu

Bước 1: Để trẻ nằm thoải mái trên mặt phẳng, đặt 4 ngón tay theo chiều ngang, ngang rốn bé.

Bước 2: Xoay nhẹ nhàng các ngón tay theo chiều hướng lên trên, từ từ di chuyển thuận chiều kim đồng hồ. Thời gian thực hiện 2 – 3 phút.

Đây là biện pháp có tác dụng thư giãn dạ dày, đẩy khí ra ngoài bằng cách ợ hơi hoặc xì hơi để trẻ dễ chịu hơn.

massage bụng cho trẻ

Massabe bụng giúp trẻ dễ chịu, giảm đau bụng

Lưu ý khi massage bụng cho trẻ

Khi thực hiện biện pháp massage bụng cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Mẹ vệ sinh sạch sẽ tay, không để móng tay quá dài, hạn chế đeo trang sức để không làm xây xước da bé.

– Tạo môi trường thoải mái khi massage bụng cho bé. Mẹ nên để con nằm trong phòng kín gió, thoáng khí, sạch sẽ. Mẹ cũng có thể bật nhạc nhẹ để bé thư giãn hơn.

– Không massage khi trẻ ăn quá no, tốt nhất là cách xa bữa ăn của trẻ tối thiểu 30 phút. Thời gian cho bé bú lại cách thời điểm massage ít nhất 15 phút.

– Khi thực hiện massage cho bé bị đau bụng, mẹ chú ý nếu bé đau tăng, quấy khóc nhiều hơn khi mẹ chạm vào bụng hoặc vùng hố chậu phải (điểm đau Mac Burney). Nếu bé đau bụng kèm sốt thì có thể con đang bị đau do viêm ruột thừa và cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

3.3. Xây chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé

Khi bé bị đau bụng rối loạn tiêu hoá, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây:

Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất

Một chế độ ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm: protid, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng cung cấp đủ năng lượng để củng cố hệ tiêu hoá, cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng hồi phục. Mẹ không nên kiêng khem quá mức vì sẽ khiến bé thiếu hụt dinh dưỡng, làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Một số thực phẩm tốt cho bé mẹ có thể bổ sung như: cháo, thịt gà, các loại đậu, sữa chua, bơ, chuối.

chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Mẹ xây dựng chế độ ăn dặm đủ 4 nhóm dưỡng chất

Hạn chế các thức ăn khó tiêu, dễ gây kích ứng

Một số loại thực phẩm cần hạn chế khi bé bị đau bụng, rối loạn tiêu hoá gồm: thức ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị. Ngoài ra, mẹ cũng hạn chế cho con uống sữa trong trường hợp con bị bất dung nạp lactose.  vì trong sữa có đường lactose – nguyên nhân gây đau bụng, tiêu chảy ở những bé không dung nạp được đường lactose.

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng

Mẹ nên chế biến cho bé các món ăn mềm, lỏng dễ tiêu để cơ thể con dễ hấp thu hơn. Một số món ăn mẹ có thể thêm vào thực đơn cho bé như cháo đậu xanh, cháo gà bí đỏ, súp gà nấm…

Ngoài ra, trẻ rối loạn tiêu hóa thường gặp tình trạng biếng ăn, nôn trớ khi ăn. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không ép bé ăn mà nên cho con ăn từng chút một, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

Đồ ăn cho bé cần được nấu chín để tiêu diệt bớt mầm bệnh. Với các loại trái cây, mẹ nên rửa sạch trước khi cho bé ăn.

Ngoài ra, trẻ nên ăn ngay sau khi thức ăn được chế biến để đảm bảo dinh dưỡng và giảm nguy cơ các vi sinh vật gây bệnh.

Uống đủ nước

Nước có tác dụng làm mềm phân, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn, giải quyết vấn đề đau bụng do táo bón ở trẻ. Nhu cầu nước ở mỗi độ tuổi khác nhau, cụ thể như sau:

Độ tuổi

Nhu cầu nước (ml/ngày)
Dưới 6 tháng Trẻ bú mẹ hoàn toàn, không cần bổ sung nước.
6 – 12 tháng 200 – 300
1 – 3 tuổi 500 – 600
3 – 5 tuổi

1000

Bảng 1: Nhu cầu nước hàng ngày theo độ tuổi của trẻ nhỏ

Với trẻ bị tiêu chảy, việc bù nước, điện giải rất quan trọng để phòng những biến chứng nguy hiểm (co giật, hạ huyết áp, truỵ mạch). Để bù nước, điện giải cho bé, mẹ pha oresol theo hướng dẫn ghi trên bao bì (ví dụ: pha 1 gói với 200ml nước đun sôi để nguội) và cho bé uống theo liều lượng:

Độ tuổi Bổ sung dung dịch oresol (ml/sau mỗi lần đi ngoài)
< 2 tuổi 50 – 100ml
2 – 10 tuổi 100 – 200ml
>10 Cho bé uống tới khi hết cảm giác khát sau mỗi lần đi ngoài.

Mẹ lưu ý, cho bé uống dung dịch oresol từng thìa nhỏ (với bé nhỏ hơn 2 tuổi) hoặc từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ nôn trớ, mẹ đợi khoảng 10 phút rồi mới bổ sung cho bé.

3.4. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Trẻ nhỏ hay có thói quen mút tay, ngậm đồ vật nên rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập vào đường tiêu hoá. Do đó, cha mẹ cần vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ, thường xuyên lau dọn môi trường sống, rửa đồ chơi để hạn chế mầm bệnh.

Với những bé lớn, cha mẹ nên hướng dẫn con thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ chơi và trước khi ăn.

3.5. Sử dụng men vi sinh đa chủng cho trẻ

Bổ sung men vi sinh là biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Men vi sinh sẽ bổ sung lợi khuẩn, ức chế vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn men vi sinh đa chủng đặc biệt là các sản phẩm men vi sinh có chứa 2 nhóm lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium. Đây là 2 loài quan trọng, chiếm 80% lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Do đó, sự có mặt đồng thời 2 nhóm lợi khuẩn này sẽ mang đến hiệu quả cải thiện các vấn đề đường tiêu hoá toàn diện nhất.

Tại Việt Nam, BioAmicus Complete là men vi sinh 10 chủng đầu tiên trên thị trường. Sản phẩm chứa 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 loài Lactobacillus và Bifidobacterium. Mỗi liều men vi sinh BioAmicus chứa 1 tỷ lợi khuẩn, giúp phòng ngừa và cải thiện các rối loạn tiêu hoá ở trẻ như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, viêm dạ dày – ruột…

BioAmicus Complete là men vi sinh nhỏ giọt, không màu, không mùi vị, non-mgo nên an toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi. Vì thế, BioAmicus là giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

men 10 chủng phòng ngừa táo bón

Bổ sung men 10 chủng BioAmicus để phòng ngừa và cải thiện đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ

4. Đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi nào cần đi khám bác sĩ?

Thông thường, trẻ bị đau bụng sẽ cải thiện trong vài ngày nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây, bé cần được đi khám bác sĩ sớm để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm:

Nôn ói nhiều: Trẻ nôn ói nhiều, liên tục kéo dài trên 24 giờ, nôn ra tất cả thức ăn, dịch tiêu hoá màu vàng hoặc xanh, nôn ra máu.

Tiêu chảy nhiều lần: Trẻ tiêu chảy nhiều, tiêu chảy ra nhầy máu, có dấu hiệu mất nước (mắt trũng, thở nhanh, tiểu ít, li bì).

Sốt: Trẻ đau bụng kèm sốt có thể do nguyên nhân viêm nhiễm trong hệ tiêu hoá.

Vị trí và tính chất đau: Mẹ nên đưa bé đi bệnh viện ngay nếu trẻ đau quặn bụng, cơn đau càng ngày càng tăng kèm táo bón (dấu hiệu tắc ruột), đau ở hố chậu phải (dấu hiệu viêm ruột thừa), cơn đau kéo dài trên 24 giờ.

Bài viết trên đây đã chỉ ra nguyên nhân và hướng dẫn mẹ cách xử trí đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn. 



Bài viết liên quan