Đau bụng táo bón ở trẻ có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Mẹ thấy trẻ táo bón lâu ngày nhưng tự nhiên lại xuất hiện đau bụng. Liệu đau bụng táo bón ở trẻ có nguy hiểm không? Có cách nào để giảm tình trạng này không? Mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Trẻ bị táo bón tự nhiên đau bụng
Mục lục
1. Táo bón là nguyên nhân dẫn tới đau bụng ở trẻ
Theo nghiên cứu của Vera Loening – Baucke đăng trên tạp chí Pubmed – trang Web chính thức của chính phủ Hoa Kỳ: táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng cấp ở trẻ em (chiếm 48%).
Trẻ bị táo bón lâu ngày làm chất thải tích tụ trong đại tràng, gây tắc ruột. Từ đó, các vi sinh vật gây hại phát triển mạnh, gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy chướng.
Mặt khác, lượng phân tích tụ lớn, khô cứng cọ xát vào niêm mạc, làm tổn thương niêm mạc ruột. Đây là nguyên nhân gây nên những cơn đau quặn bụng ở trẻ.
2. Triệu chứng đau bụng táo bón ở trẻ
Trẻ táo bón có số lần đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần. Khi bị đau bụng do táo bón, trẻ có những triệu chứng sau:
– Bụng trướng, đầy hơi, sờ thấy các khối rắn cứng.
– Đau ở vị trí của trực tràng (phía dưới rốn, bên trái)
– Hình dạng phân thay đổi: cứng, đặc, rời như phân dê.
– Cảm giác đi ngoài không hết phân, sau khi đi ngoài vẫn còn cảm giác buồn đi tiếp.
– Hậu môn bị đau khi đại tiện.
– Trẻ quấy khóc, biếng ăn.
– Phân có mùi khó chịu.
– Thời gian đại tiện lâu hơn bình thường.
3. Đau bụng táo bón ở trẻ thường kéo dài bao lâu?
Đau bụng táo bón ở trẻ thường chỉ kéo dài 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng của táo bón có thể kéo dài hơn, từ 3 – 7 ngày. Khi trẻ đau đớn khi gặp táo bón, mẹ không cần quá lo lắng. Vì đây là triệu chứng thường gặp, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ đau bụng táo bón bệnh lý có những biểu hiện bất thường như:
– Đau bụng táo bón kéo dài trên 1 tuần.
– Bụng có sưng, chướng.
– Trẻ không tăng cân trong 1 tháng, thâm chí giảm cân.
– Trẻ bị táo bón ra máu thường xuyên, chảy máu quanh vùng hậu môn.
– Trẻ đau bụng kèm sốt, nôn mửa.
Nếu trẻ gặp một trong các triệu chứng kể trên, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám từ chuyên gia. Vừa phát hiện kịp thời những bệnh lý, đồng thời đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Đau bụng táo bón ở trẻ thường chỉ diễn ra trong 1 – 2 ngày
Nếu bé táo bón kéo dài, mẹ hãy tham khảo ngay bài viết: Táo bón lâu ngày ở trẻ em
4. Giải pháp khi trẻ bị táo bón kèm theo đau bụng
Đau bụng táo bón ở trẻ có thể chữa khỏi dễ dàng nếu mẹ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Trước hết, mẹ cần giảm đau bụng cho trẻ. Sau đó mới thực hiện các giải pháp trị táo bón.
4.1.Cách giảm đau bụng cho trẻ
4.1.1. Massage bụng cho trẻ
Thời điểm massage tốt nhất cho trẻ chính là trước khi ngủ hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút. Mẹ nên massage nhẹ nhàng, tránh lúc con ăn no gây nôn trớ, đau bụng hơn cho trẻ. Mẹ có thể thực hiện lần lượt theo các bước sau để giảm đau bụng táo bón ở trẻ:
– Bước 1: Đặt 2 tay lên bụng bé ở vị trí dưới xương ngực.
– Bước 2: Nhẹ nhàng vuốt nhẹ quanh bụng theo chiều kim đồng hồ.
– Bước 3: Thực hiện lặp lại các thao tác khoảng 5 phút, sau đó xoa ngược lại.
Massage bụng cho bé không chỉ giảm đau, giúp bé thư giãn. Mà còn giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón hiệu quả ở trẻ.
4.1.2. Cho trẻ uống nước ấm
Để xoa dịu đau bụng táo bón ở trẻ, mẹ có thể cho trẻ uống một cốc nước ấm. Hơi nóng sẽ giúp làm dịu cơ bụng, giảm căng cơ, từ đó giúp giảm tình trạng co thắt đại tràng gây đau đớn ở trẻ.
Do một trong số nguyên nhân gây táo bón là do đại tràng bị thiếu nước. Khi được bổ sung đủ nước, cơ thể không cần lấy nước ở đại tràng. Từ đó đại tràng ổn định, chất thải không bị khô, đặc và tống ra ngoài dễ dàng.
Một số nghiên cứu cho rằng, uống nước ấm vào buổi sáng có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Để hệ tiêu hóa được kích thích, mẹ có thể cho bé uống nước ấm vào mỗi buổi sáng. Hoặc nước chanh, nước ép cam, quýt cũng có thể làm giảm triệu chứng táo bón ở trẻ.
Cho trẻ uống nước ấm làm giảm đau bụng do táo bón ở trẻ
4.2. Cách giảm táo bón cho trẻ
4.2.1. Sử dụng thuốc nhuận tràng
Đau bụng táo bón ở trẻ có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để giảm triệu chứng hiệu quả. Với 5 cơ chế sau:
– Thuốc tạo khối bổ sung chất xơ Cirucel: thuốc có tác dụng làm mềm phân, giảm khô cứng do hút nước từ ruột, tăng nhu động ruột. Ngoài ra còn có Inuline, Ispaghula Husk…
– Thuốc nhuận tràng tăng thẩm thấu Duphalac: Kéo nước vào phân theo chênh lệch pH môi trường, giúp làm mềm và dễ tống chất thải ra ngoài. Ngoài ra còn có: Sorbitol, Microlax…
– Thuốc nhuận tràng làm trơn: Dầu khoáng tạo màng làm trơn niêm mạc ruột, giúp chất thải di chuyển dễ dàng.
– Thuốc nhuận tràng mềm phân Rectiofar: làm mềm phân, dễ đào thải. Do chất nhũ hóa làm giảm sức căng bề mặt, tăng kéo nước vào phân. Biệt dược: Ngoài ra: Ausagel
– Thuốc nhuận tràng kích thích Bisacody: lkích thích tăng nhu động ruột, tăng co bóp của đại tràng giúp đẩy phân ra ngoài. Ngoài ra có: Dulcolax, Danalax, Ducodyl…
Thuốc nhuận tràng cần được tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng, gây “nhờn” thuốc, trẻ mất phản xạ đi tiêu tự nhiên của cơ thể.
4.2.2 Sử dụng men vi sinh đa chủng
Sử dụng men vi sinh giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, tăng phân giải các chất khó tiêu, tăng nhu động ruột. Từ đó, giảm hiệu quả các triệu chứng táo bón ở trẻ.
Men vi sinh BioAmicus Complete chứa kết hợp 10 chủng lợi khuẩn từ 2 nhóm Bifidobacteria và Lactobacillus, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm tối đa tình trạng đau bụng táo bón ở trẻ em:
– Lợi khuẩn nhóm Bifidobacteria giúp lên men acid lactic, tăng phân giải chất khó tiêu, giảm ứ đọng chất thải.
– Nhóm Lactobacillus giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch tiêu hóa, làm tăng tiêu hóa thức ăn.
– Các chủng lợi khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, giảm tổn thương niêm mạc. Từ đó giảm đau bụng táo bón nhanh chóng, hiệu quả.
Men 10 chủng BioAmicus Complete được nhập khẩu từ Canada hoàn toàn an toàn với trẻ sơ sinh. Sản phẩm được tin dùng hơn 30 quốc gia và 3000 nhà thuốc tại Việt Nam. Được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng để khắc phục táo bón cho trẻ em.
Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete giúp giảm táo bón ở trẻ hiệu quả
4.2.3. Sử dụng chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan được hòa tan hoàn toàn trong hệ tiêu hóa, giúp kéo nước làm mềm phân, điều hòa nhu động ruột, tăng tần suất đại tiện. Đồng thời giảm tình trạng đầy hơi, bụng chướng, giảm các triệu chứng đau bụng táo bón ở trẻ.
Trong rau củ, chủ yếu là chất xơ không hòa tan. Do đó, ăn rau củ nhiều vẫn có thể bị táo bón. Mẹ cần bổ sung ngoài chất xơ hòa tan để cải thiện tình trạng này. Fibradis chính là phức hợp chất xơ hòa tan được nhập khẩu từ châu Âu với những ưu điểm:
– Chất xơ hòa tan trong Fibradis đem lại hiệu quả ngăn ngừa táo bón vượt trội hơn rau củ.
– An toàn cho trẻ từ 6 tháng trở lên.
– Đảm bảo lượng chất xơ cần cung cấp cho trẻ.
Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ đã có những phương pháp giảm đau bụng táo bón ở trẻ. Để biết thêm thông tin, mẹ hãy liên hệ ngay Hotline 1900.63.69.85 để được các dược sĩ BioAmicus giàu kinh nghiệm tư vấn miễn phí.
Mời mẹ tham khảo thêm: Táo bón ra máu ở trẻ do đâu?
Nguồn tham khảo:
-
1. Constipation as cause of acute abdominal pain in children
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18035149/
Các bài khác
Ăn sữa chua trị táo bón ở trẻ đúng cách
Sữa chua là món ăn được nhiều trẻ yêu thích. Không những thế, sữa chua còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trẻ táo bón có nên ăn sữa chua không? Trẻ ăn sữa chua như thế nào mới hợp lý? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu lợi ích của việc ăn […]
Cách trị táo bón kéo dài cho trẻ sơ sinh hiệu quả tức thì
Táo bón là tình trạng hay gặp, lại dễ tái mắc, nhất là ở trẻ sơ sinh. Mẹ đau đầu vì con khóc quấy, không chịu ăn cũng không đi tiêu được? Mẹ lo lắng vì con táo bón lâu ngày, rặn đỏ mặt, đau rát mỗi khi đi tiêu? Hãy đọc ngay bài viết […]
10 loại nước ép trị táo bón ngon-bổ-rẻ-dễ làm tại nhà
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Nước ép trị táo bón là một lựa chọn hàng đầu của các mẹ vì cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cần thiết, giúp bé giảm đáng kể tình trạng táo bón đầy hơi. Mục lục1. 10 […]
Khoai lang trị táo bón cho trẻ có thực sự hiệu quả? Dùng thế nào?
Khoai lang là loại lương thực phổ biến, trồng quanh năm lại ngọt mềm. Vì vậy, khoai lang thường xuyên có mặt trong thực đơn của bé. Nhiều mẹ không biết khoai lang còn là thực phẩm đặc biệt cải thiện táo bón. Khoai lang trị táo bón cho trẻ như thế nào sẽ được […]
Vì sao trẻ bị táo bón kéo dài, lặp đi lặp lại mãi không khỏi
Thông thường, trẻ mắc táo bón sẽ khỏi sau 1-3 tuần. Trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc táo bón trên 4 tuần hoặc mắc đi mắc lại liên tục. Tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón kéo dài qua bài viết dưới đây. Mục lục1. 6 nguyên nhân […]
Đọt mồng tơi trị táo bón – Mẹo hay dân gian tại nhà
Táo bón ở trẻ là một trong những thử thách đầu tiên trong hành trình làm mẹ. Mục tiêu hàng đầu của mẹ là nhanh chóng giúp con đi tiêu càng sớm càng tốt. Có một mẹo dân gian rất hay để giải quyết vấn đề này. Đó chính là dùng đọt mồng tơi trị […]
[XEM NGAY] Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong thế nào tốt nhất?
Phương pháp trị táo bón cho trẻ bằng mật ong từ lâu được các bà, các mẹ truyền tai nhau. Đây chỉ là cách chữa mẹo dân gian hay có cơ sở khoa học? Hãy cùng chuyên gia làm rõ qua các tác dụng của mật ong và cách sử dụng tại nhà trong bài […]
Cách uống dầu mè trị táo bón cho trẻ hiệu quả bất ngờ
Dầu mè được ví như thức quà quý giá của thiên nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Là bài thuốc trị táo bón an toàn và hiệu quả được các mẹ sử dụng phổ biến hiện nay. BioAmicus sẽ chia sẻ ngay với các mẹ và bé cách uống dầu mè […]
Bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không?
Trong dân gian, mẹo chữa táo bón bằng bột sắn dây được lưu truyền phổ biến. Vậy liệu bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không? Cách sử dụng bột sắn dây trị táo bón như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Mục lục1. Tác dụng của sắn […]
Rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh có tốt không? Dùng thế nào?
Rau diếp cá là phương thuốc dân gian hạ sốt, thanh nhiệt. Vậy có thể sử dụng rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh không? Nếu dùng thì dùng thế nào để trị táo bón nhanh chóng? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về tác dụng và cách dùng rau […]