Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[TỔNG HỢP] Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp nhất

Mục lục

Tiêu chảy cấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, chỉ đứng sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp như nhiễm trùng, nhiễm virus, loạn khuẩn ruột, sử dụng kháng sinh, dị ứng với thức ăn,…Bài viết dưới đây tổng hợp chi tiết các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp nhất. Là những thông tin mẹ nào cũng nên biết.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

1. Tiêu chảy cấp ở trẻ em do virus Rota

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em do virus Rota chiếm phần lớn tại nước ta. Cụ thể, số trẻ em bị viêm dạ dày – ruột cấp phải nhập viện do nhiễm virus Rota lên đến 56%. Số trẻ tử vong do Rotavirus trong khoảng từ 4 – 8% tổng số trẻ dưới 05 tuổi tử vong vì mọi nguyên nhân.

1.1. Đặc điểm sinh học virus Rota trên trẻ em

Nơi ký sinh duy nhất của virus Rota có thể gây tiêu chảy chính là trên cơ thể con người. Trên động vật chó, mèo,… cũng có các loại virus Rota nhưng chúng không gây bệnh cho người.

Rotavirus sống khá bền vững, chúng có thể tồn tại trên bàn tay nhiều giờ và trên các bề mặt gỗ, kim loại nhiều ngày. Bởi vậy tiêu chảy cấp do virus Rota rất nguy hiểm, dễ truyền nhiễm lại khó điều trị.

Trẻ cần được bảo vệ khỏi tác nhân gây bệnh này bằng cách đảm bảo vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân, tiêm chủng đúng thời điểm vàng và tránh thời kỳ lây truyền.

1.2. Triệu chứng trẻ tiêu chảy cấp do Rotavirus

Ngoài triệu chứng tiêu chảy cấp, đi ngoài ra phân lỏng, trẻ còn mắc kèm một số triệu chứng khác khi nhiễm Virus Rota.

– Nôn ói với tần suất từ vài lần đến vài chục lần trong ngày, kéo dài khoảng 24 – 48 giờ.

– Sốt nhẹ và vừa là chủ yếu, kéo dài khoảng 01 – 03 ngày. Cần lưu ý có trường hợp trẻ sốt cao trên 40 độ C, có thể dẫn đến co giật.

– Đau bụng hay mệt mỏi.

– Mất nước với các biểu hiện bao gồm khát nước, môi, lưỡi, da khô, tiểu ít, hay quấy khóc.

Rota gây tiêu chảy cấp kèm sốt, đau bụng, mất nước

Virus Rota gây bệnh tiêu chảy kèm sốt, đau bụng, mất nước

Rotavirus xâm nhập vào cơ thể trẻ có thời gian ủ bệnh từ 01 – 07 ngày, thường các triệu chứng xuất hiện sau 02 – 03 ngày.

1.3. Con đường lây truyền virus Rota

Con đường lây truyền của Virus Rota chủ yếu qua đường phân – miệng. Virus từ trong phân trẻ tiêu chảy, do vệ sinh không hợp lý vô tình dính vào tay, quần áo hoặc thực phẩm của trẻ. Từ đó lây sang trẻ chưa bệnh khi trẻ mút tay, đồ chơi và ăn thực phẩm bẩn. Ngoài ra virus còn có thể lây truyền qua đường hô hấp.

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp ngoài Rotavirus trẻ thường nhiễm vào thời điểm gia mùa Đông – Xuân, còn có Enterovirus xâm nhập vào mùa Hè. Trẻ cũng có thể bị tiêu chảy do một số virus như Adenovirus, Astrovirus, Calicivirus, Norovirus, Parvovirus,…

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em do nhiễm trùng

Mùa hè là thời điểm trẻ nhỏ dễ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nhiễm trùng đường ruột. Khi đó, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể trẻ qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.

2.1. Một số hại khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa

Hại khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, bao gồm các loại như: Vi khuẩn đường ruột Escherichia Coli – E.coli; Trực khuẩn lỵ Shigella; Vi khuẩn Campylobacter jejuni; Vi khuẩn thương hàn Salmonella enterocolitica; Phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae.

Đặc biệt, E.coli thường sống ký sinh trong đường ruột của con người và không gây hại. Nhưng khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, số lượng lợi khuẩn thiếu hụt. Xuất hiện tình trạng loạn khuẩn. Ở trẻ em, cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch tạo cơ hội cho E.coli sinh độc tố, gây tiêu chảy phân nước.

trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn ruột

Trẻ mắc tiêu chảy cấp do vi khuẩn gây nhiễm tùng đường tiêu hóa

2.2. Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ nhiễm trùng đường tiêu hóa

Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ, các vi khuẩn sẽ sản xuất ra độc tố ruột hoặc phá hủy trực tiếp tế bào niêm mạc ruột. Từ đó, ruột non bị rối loạn hấp thụ nước và điện giải, nước kém hấp thu trở lại đại tràng gây ra tiêu chảy.

Triệu chứng của tiêu chảy cấp ở trẻ nhiễm trùng tiêu hóa khá đa dạng, tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh:

– Vi khuẩn đường ruột E.coli: có sốt, đau bụng, mót rặn, đi ngoài ra phân lẫn nhầy hoặc máu.

– Trực khuẩn lỵ Shigella: gây hội chứng lỵ, đi ngoài ra phân máu.

– Vi khuẩn Campylobacter jejuni: gây viêm ruột ở trẻ nhỏ, tiêu chảy phân nước hoặc máu.

– Vi khuẩn thương hàn Salmonella enterocolitica: sốt cao, đau bụng kèm tiêu chảy phân nước hoặc lẫn máu.

– Phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae: không sốt, đi ngoài liên tục với phân nước màu đục kèm nôn, có thể gây mất nước và mất điện giải nặng.

– Tụ cầu: không sốt, nôn và buồn nôn kèm phân nước lỏng.

Như vậy, cùng là tiêu chảy do vi khuẩn nhưng cần dựa vào biểu hiện cụ thể và thời điểm mắc để phân biệt vi khuẩn cụ thể mà trẻ đã mắc.

2.3. Con đường lây nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy cấp

Có thể nhận thấy, yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh ảnh hưởng lớn đến tình trạng tiêu chảy của trẻ. Dẫn đến dịch bệnh bùng phát nguy hiểm. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ gây tiêu chảy cấp qua ba con đường lây nhiễm chính:

– Tiếp xúc với phân, chất thải: Ở những khu vực dân cư không được xử lý chất thải hợp lý, đổ trực tiếp phân xuống cống, mương, ao, hồ; bón phân tươi hoặc phân chưa qua xử lý cho cây trồng có nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

– Tiếp xúc với thức ăn: Người bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn có thể phát tán vi khuẩn từ cơ thể sang thực phẩm mà họ tiếp xúc. Sau đó nếu có trẻ ăn món ăn đó, có thể bị lây nhiễm chéo vi khuẩn sang.

– Tiếp xúc với đất, đồ vật: Trẻ nhỏ hay chơi đùa, ngậm đồ vật xung quanh hay sà xuống đất. Là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, nhưng lại khó phòng tránh. Mẹ không thể luôn luôn ở bên bé, ngăn con khám phá thể giới và đưa tay lên miệng. Biện pháp hợp lý nhất vừa đề phòng các nguồn lây này vừa cho con thỏa sức khám phá là tăng cường miễn dịch tự nhiên từ bên trong cho trẻ.

3. Ký sinh trùng gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp cũng là một biểu hiện của cơ thể trẻ khi bị nhiễm ký sinh trùng. Đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi. Đây cũng chính là thời điểm trẻ đi mẫu giáo, bốc bải và nghịch bẩn.

3.1. Một số loại ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy cấp

Tại Việt Nam, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em do ký sinh trùng thường gặp nhất là hai tác nhân:

– Entamoeba Histolytica gây bệnh lỵ amip.

– Giardia Lamblia gây bệnh viêm ruột.

3.2. Triệu chứng con nhiễm giun sán, ký sinh trùng

Nhiễm giun sán, amip, ký sinh trùng, con có các biểu hiện từ không triệu chứng, tiêu chảy nhẹ tới tiêu chảy nặng, kéo dài. Phân lỏng kèm nước hoặc có thể chứa nhầy, không lẫn máu.

Triệu chứng điển hình nhất là bụng chướng to, chán ăn, sụt cân. Ngoài ra có thể đi kèm đau cơ, nôn, sốt nhẹ, ngứa hậu môn.

Thời kỳ ủ bệnh của trẻ khi nhiễm giun sán, ký sinh trùng thường từ vài ngày đến vài tuần.

Giun sán ký sinh trùng xâm nhập gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

Giun sán ký sinh trùng xâm nhập gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

3.3. Con đường lây truyền ký sinh trùng vào cơ thể trẻ

Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua đồ ăn tươi sống, chưa được nấu chín hoặc đồ uống không đảm bảo.

Ngoài ra, giun kim còn lây truyền qua con đường phân – ruột. Khi di chuyển đến vùng hậu môn, giun kim đẻ trứng gây ngứa hậu môn. Trẻ nhỏ gãi vào chỗ ngứa khiến trứng bám vào ngón tay và chui vào móng tay rồi chuyển sang các bề mặt khác, chẳng hạn như đồ chơi, giường, quần áo,…

4. Tiêu chảy cấp ở trẻ do dị ứng hoặc bất dung nạp thức ăn

Với cơ địa nhạy cảm, một số trẻ dễ dị ứng với thức ăn lạ, nhất là hải sản, đậu lạc, protein sữa,… Hay bất dung nạp với các loại thực phẩm như đường lactose trong sữa, đều có thể gây ra tình trạng tiêu chảy cấp.

4.1. Nhận biết trẻ tiêu chảy cấp do dị ứng và bất dung nạp

Sau khi trẻ uống hoặc ăn thức ăn bị dị ứng hay chứa lactose, thường xuất hiện tiêu chảy sau 30 phút – 2 giờ. Một số biểu hiện khác kèm theo là chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn hay phát ban, nổi mề đay. Có thể nặng hơn như khó thở, chóng mặt.

Cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn nếu tiếp xúc lần thứ 2 với thực phẩm gây dị ứng hoặc bất dung nạp. Vì vậy, nếu thấy trẻ có các biểu hiện nghi ngờ trên, mẹ hãy trao đổi thêm với bác sĩ.

4.2. Những thức ăn dễ gây dị ứng mà mẹ cần lưu ý

Để tránh tình trạng tiêu chảy cấp, mẹ cần lưu ý những thức ăn trẻ dễ dị ứng như:

– Trứng, sữa. Không chỉ trong các món ăn mẹ chế biến, trứng và sữa còn gặp trong bánh kẹo, socola, bim bim.

– Lúa mạch và các chất có thành phần gluten gặp trong nước sốt, mứt, kẹo.

– Các loại hạt, đậu phộng, đỗ,… có trong ngũ cốc, nước chấm.

– Hải sản nhiều protein như tôm, cua, sò.

– Một số động vật có vỏ kitin như các loại côn trùng, tằm, nhộng.

Mời mẹ xem thêm: Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

5. Tiêu chảy cấp do một số bệnh lý, rối loạn tại ruột

Một số bệnh lý rối loạn tiêu hóa, hấp thu là những nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em như loạn khuẩn ruột, tổn thương ruột.

5.1. Tiêu chảy cấp do loạn khuẩn ruột

Tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bắt nguồn từ việc sức đề kháng còn non kém của trẻ nhỏ, hệ vi khuẩn có lợi trong tiêu hóa chưa đủ sức ngăn chặn những hại khuẩn xâm nhập từ thức ăn thức uống hay không khí từ bên ngoài.

rối loạn vi sinh đường ruột gây đau bụng tiêu chảy

Rối loạn vi sinh đường ruột gây tiêu chảy ở trẻ

Sau những đợt sử dụng kháng sinh 3-5 ngày con cũng rất dễ tiêu chảy. Đó là do kháng sinh tiêu diệt đồng thời cả hại khuẩn và lợi khuẩn. Dẫn tới tình trạng tỷ lệ hại khuẩn tăng lên, làm mất cân bằng vi sinh đường ruột.

Một số biểu hiện do loạn khuẩn ruột gây ra như tiêu chảy cấp, phân lẫn chất nhầy hay máu, đi ngoài phân sống, biếng ăn,… Biểu hiện đặc trưng khác của trẻ loạn khuẩn là con rất dễ mắc tiêu chảy đợt 2 chỉ sau 5-7 ngày nếu tình trạng loạn khuẩn vẫn còn.

Nếu kéo dài, trẻ có thể bị mất nước nhiều, dần kiệt sức, suy dinh dưỡng và chậm phát triển.

5.2. Tiêu chảy cấp ở trẻ do kém hấp thu

Cơ thể trẻ kém hấp thu các chất sinh ra trong cơ thể hay tiêu thụ từ các thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết nước ở đại tràng, dẫn đến tiêu chảy cấp.

Ảnh hưởng của các chất không được hấp thu bên cạnh tiêu chảy có thể kèm theo chứng phân mỡ, đầy bụng và đầy hơi. Mặc dù ăn uống đầy đủ nhưng trẻ vẫn sụt cân và thiếu hụt dinh dưỡng.

5.3. Tiêu chảy cấp do có tổn thương tại ruột

Viêm đường ruột hay tổn thương tại ruột sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém. Cơ thể sẽ không được hấp thụ dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng và suy giảm sức đề kháng.

Vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công gây ra hàng loạt các triệu chứng ở trẻ em như ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy phân lỏng và nôn mửa.

Mời mẹ xem thêm: Tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Men 10 chủng BioAmicus hỗ trợ điều trị triệu chứng và ngăn ngừa nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ

Men 10 chủng BioAmicus Complete là men vi sinh với công thức đột phá đầu tiên tại Việt Nam. Chứa 10 chủng lợi khuẩn quan trọng nhất của đường ruột. Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng thông qua 70% tế bào miễn dịch nằm tại đường tiêu hóa.

BioAmicus bổ sung những lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, ổn định niêm mạc ruột. Đặc biệt là tạo ra hàng rào bảo vệ ruột trước các tác nhân khó trị như virus Rota.

Men 10 chủng được hàng triệu bà mẹ tại hơn 30 quốc qia với các ưu điểm vượt trội:

Ưu điểm BioAmicus giảm tiêu chảy cấp

Men 10 chủng BioAmicus với các ưu điểm vượt trội hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa

– Chứa 10 chủng lợi khuẩn thân thiện nhất với đường ruột. Men 10 chủng phù hợp với trẻ tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Tác dụng toàn diện từ ruột non tới ruột già, Men 10 chủng BioAmicus hỗ trợ ổn định đường ruột, hỗ trợ điều trị triệu chứng và giảm thời gian tiêu chảy.

– Mỗi liều 5 giọt chứa 1 tỷ lợi khuẩn, tối ưu theo tiêu chuẩn của WHO. Đi cùng đó là tỷ lệ sống sót cao lên tới 95%. Men 10 chủng đảm bảo cải thiện sức khỏe đường ruột nhanh chóng, hiệu quả tới từng liều.

– An toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ cơ địa dị ứng khi không chứa chất dễ gây dị ứng, gluten, GMO, các phụ gia tạo màu, vị và chất bảo quản.

Mẹ mong muốn biết thêm những kiến thức chăm con đúng cách, hãy truy cập ngay vào website BioAmicus hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985. Các dược sĩ của BioAmicus luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí.



Bài viết liên quan