Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ và viêm dạ dày: Hướng dẫn phân biệt và xử trí đúng cách

Mục lục

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ và viêm dạ dày là hai vấn đề có mức độ nguy hiểm và cách xử trí khác nhau. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ phân biệt được trẻ đang bị rối loạn tiêu hoá hay viêm dạ dày và hướng dẫn xử trí đúng cách. 

1. Định nghĩa rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm dạ dày

Rối loạn tiêu hoá là hiện tượng co thắt bất thường của cơ vòng trong hệ tiêu hoá. Sự co thắt này gây đau bụng và các vấn đề rối loạn tiêu hóa thức ăn.

Viêm dạ dày là tình trạng chất nhầy bảo vệ thành dạ dày bị suy yếu hoặc tổn thương khiến cho dịch tiêu hoá làm tổn thương và gây viêm niêm mạc dạ dày.

2. Dấu hiệu phân biệt rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm dạ dày

Để nhận biết và phân biệt rối loạn tiêu hoá ở trẻ với viêm dạ dày, mẹ tham khảo ngay bảng dưới đây:

Dấu hiệu nhận biết Rối loạn tiêu hoá Viêm dạ dày

Biếng ăn

Trẻ ăn ít, biếng ăn, dễ bị nôn trớ khi bị ép ăn. Bé biếng ăn, dễ bị nôn trớ khi mẹ ép ăn. Sau khi ăn, trẻ thường gặp tình trạng đau tức vùng bụng trên rốn.

Nôn trớ

Nôn trớ xảy ra khi bé ăn quá no, bú không đúng tư thế hoặc ăn phải thức ăn khó tiêu (quá nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa lactose trong trường hợp bé thiếu men lactase). – Trẻ nôn trớ nhiều hoặc liên tục, thời điểm nôn trớ có thể xa bữa ăn hơn.

Đau bụng

– Trẻ đau âm ỉ vùng bụng, vị trí đau quanh rốn hoặc vùng bụng bên trái, đau kèm theo đầy hơi, khó tiêu.

– Cơn đau giảm sau khi bé đánh hơi, sau đại tiện hoặc con được massage bụng đúng cách.

– Với những bé chưa biết nói, mẹ nhận biết cơn đau bằng cách: trẻ khóc nhiều, bụng chướng, tay nắm chặt hoặc ôm bụng, chân co về phía bụng.

– Bé cảm thấy đau tức, nóng rát vùng trên rốn (thượng vị), đau âm ỉ, có khi quặn thành cơn.

– Cơn đau liên quan đến bữa ăn, đau tăng khi đói (trước bữa ăn) hoặc sau khi ăn no, tăng vào buổi đêm khiến trẻ thức giấc.

– Trẻ đau tăng hoặc quấy khóc nhiều hơn khi mẹ ấn nhẹ vào vùng bụng trên rốn.

– Cơn đau kéo dài và thường xuyên tái phát.

Đại tiện

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ gây ra các vấn đề về đại tiện như tiêu chảy, táo bón, phân nát hoặc sống phân. Trẻ có thể đi ngoài ra máu tươi hoặc phân màu đen như bã cà phê. Đây là triệu chứng điển hình nghi ngờ trẻ bị biến chứng xuất huyết dạ dày.

Triệu chứng kèm theo

Đầy hơi, khó tiêu, các triệu chứng giảm khi bé đánh hơi được. Đầy hơi, khó tiêu kèm theo ợ hơi, ợ chua.

Triệu chứng toàn thân

Rối loạn tiêu hoá làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến bé chậm tăng cân. Viêm dạ dày nặng, kéo dài sẽ gây tổn thương các mạch máu trong dạ dày, dẫn tới thiếu máu mạn tính.

Các triệu chứng thiếu máu mạn tính gồm: Trẻ xanh xao, lòng bàn tay nhợt, hay đau đầu, chóng mặt

Thời gian

Thông thường, các triệu chứng rối loạn tiêu hoá sẽ cải thiện trong 2 – 3 ngày nếu trẻ được chăm sóc và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Các triệu chứng viêm dạ dày thường kéo dài, nặng lên và dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách.

Mời mẹ tham khảo thêm

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng nặng
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì?

3. Nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm dạ dày

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới rối loạn tiêu hoá và viêm dạ dày ở trẻ bao gồm:

 

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Trẻ bị viêm dạ dày

Hệ tiêu hoá của con chưa hoàn thiện. Do dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP(Helicobacter Pylori).
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Cho bé ăn dặm quá sớm, ăn quá no, ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc quá nhiều đồ ngọt… Viêm dạ dày do thuốc: Các thuốc giảm đau, hạ sốt (aspirin), kháng viêm (diclofenac), corticoid gây viêm loét dạ dày nếu sử dụng không đúng cách.
Không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: Sử dụng và chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh, cho trẻ ăn/uống bằng nguồn nước nhiễm khuẩn. Chế độ ăn uống không phù hợp: Niêm mạc dạ dày tiếp xúc với các thực phẩm cay, nóng, có ga trong 1 thời gian dài sẽ bị tổn thương dẫn tới viêm loét.
Không giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh: Điều này dẫn tới việc hệ tiêu hoá của bé bị lây nhiễm virus, vi khuẩn, kí sinh trùng. Yếu tố tinh thần: Khi trẻ lo lắng, căng thẳng quá mức, hệ thần kinh sẽ bị kích thích hoạt động dẫn tới tăng tiết dịch vị. Dư thừa dịch vị làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Vì thế, những bé học hành căng thẳng, hay bị la mắng, áp lực có nguy cơ bị viêm dạ dày.
Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng nó cũng làm giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.  
Loạn khuẩn đường ruột: Lượng vi khuẩn có lợi giảm và hại khuẩn phát triển là nguyên nhân hàng đầu của rối loạn tiêu hoá ở trẻ.  

4. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Thông thường, rối loạn tiêu hoá không gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, rối loạn tiêu hoá kéo dài gây thiếu hụt nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé, khiến con chậm tăng cân, hay ốm, chậm phát triển.

Viêm dạ dày ở trẻ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Các biến chứng của viêm dạ dày gồm:

Biến chứng xuất huyết dạ dày

Trẻ bị xuất huyết dạ dày mức độ nhẹ thường bị đau bụng kèm theo các dấu hiệu của mất máu mạn tính như: xanh xao, lòng bàn tay, bàn chân nhợt nhạt và lạnh, mệt mỏi, suy nhược.

Trong trường hợp xuất huyết dạ dày nặng, bé nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu trên để đưa bé đi khám sớm, tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và nguy cơ thủng dạ dày.

biến chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ và viêm dạ dày

Viêm dạ dày làm tổn thương niêm mạc và mạch máu dẫn tới nguy cơ xuất huyết dạ dày

Biến chứng thủng dạ dày

Thủng dạ dày là biến chứng nguy hiểm của viêm dạ dày, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nếu bé có các dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất:

– Đột ngột đau dữ dội vùng thượng vị (vùng trên rốn), đau liên tục không có lúc nào giảm. Với những bé chưa nói được, cha mẹ nhận biết qua dấu hiệu con quấy khóc dữ dội, ôm bụng, gập người (tư thế giảm đau).

– Mặt tái, ra nhiều mồ hôi, người và tay chân lạnh.

– Các cơ vùng bụng co cứng, sờ vào cảm giác cứng như sờ vào khúc gỗ.

– Khó thở, thở nhanh, nông.

Ung thư dạ dày

Viêm dạ dày do nhiễm HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm, khó khăn và tốn kém trong điều trị nhưng tỷ lệ thành công thường không cao.

ung thư dạ dày ở trẻ

Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của bệnh viêm dạ dày ở trẻ

Như vậy, rối loạn tiêu hoá ở trẻ và viêm dạ dày đều có những tác động xấu tới sức khoẻ và làm chậm sự phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ cần giải quyết sớm các vấn đề này để trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

5. Giải pháp cho rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm dạ dày

Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì thế, bổ sung men vi sinh là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa và giải quyết vấn đề rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

Men vi sinh cung cấp các vi sinh vật có lợi để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột và kiểm soát sự phát triển của hại khuẩn. Nhờ thế, hệ tiêu hoá được bảo vệ tốt hơn và quá trình tiêu hoá, hấp thu thức ăn diễn ra trơn tru. Từ đó, bổ sung men vi sinh có công dụng giảm hẳn tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

men vi sinh điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ và viêm dạ dày

Bổ sung men vi sinh – giải pháp hiệu quả phòng ngừa và cải thiện vấn đề rối loạn tiêu hoá ở trẻ và viêm dạ dày

Tuy nhiên, mỗi chủng lợi khuẩn đều có các công dụng khác nhau. Vậy, mẹ nên lựa chọn men vi sinh cho con như thế nào?

Lactobacillus và Bifidobacterium là 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng nhất trong hệ tiêu hoá. Vì thế, khi lựa chọn men vi sinh cho bé, mẹ nên ưu tiên các loại men vi sinh đa chủng, chứa các chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm này. Men vi sinh đa chủng giúp bảo vệ đường tiêu hoá của con toàn diện và hiệu quả nhất.

Hiện nay, BioAmicus Complete là men vi 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam và được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Với thành phần chứa 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium, BioAmicus Complete giúp cải thiện hầu hết các vấn đề rối loạn tiêu hoá như: biếng ăn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy…

Chọn men vi sinh – chọn men 10 chủng BioAmicus cho bé

Chọn men vi sinh – chọn men 10 chủng BioAmicus cho bé

Với những trẻ có các dấu hiệu viêm dạ dày, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để con được đánh giá và điều trị chính xác nhất.

Trên đây là những thông tin giúp mẹ phân biệt rối loạn tiêu hoá ở trẻ và viêm dạ dày cùng những hướng dẫn xử trí đúng cách. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn.



Bài viết liên quan