Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Phân biệt rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng

Mục lục

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng có nhiều biểu hiện giống nhau và cùng gây ra nhiều khó chịu ở trẻ. Trẻ đau bụng là dấu hiệu của viêm đại tràng hay rối loạn tiêu hóa? Hai tình trạng trên có điểm gì khác nhau? Đọc ngay bài viết sau đây để phân biệt được rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng.

1. Định nghĩa rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng

rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh lý có tổn thương, gây loét ở đại tràng

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng bao gồm các biểu hiện tiêu hóa bất thường. Ở trẻ nhỏ, rối loạn tiêu hóa dùng để chỉ chung các trường hợp con đau bụng, hay nôn, tiêu hóa kém, đi ngoài thất thường. Hội chứng này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 7 tuổi.

Viêm đại tràng là bệnh lý có tổn thương, gây loét ở đại tràng. Viêm đại tràng có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bệnh lý này hay gặp hơn ở trẻ lớn tuổi hơn.

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất của 2 tình trạng trên chính là có ổ viêm, tổn thương đại tràng hay không. Các ổ viêm này chỉ được tìm ra nếu đưa con đi khám. Xong, ngay tại nhà, mẹ cũng có thể dựa vào các dấu hiệu và nguyên nhân dưới đây để phân biệt rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng.

2. Dấu hiệu phân biệt rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng

So sánh rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng, ta thấy nhiều dấu hiệu tương đồng như:

– Đau bụng, quấy khóc

– Tiêu chảy và táo bón

– Gầy sút cân, suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng có những điểm khác biệt nhỏ về mức độ, cường độ và các dấu hiệu khác kèm theo.

Rối loạn tiêu hóa thường đau ở nhiều vị trí khác nhau, còn viêm đại tràng thì ở bụng dưới

Rối loạn tiêu hóa thường đau ở nhiều vị trí khác nhau, còn viêm đại tràng thì ở bụng dưới

Dấu hiệu Rối loạn tiêu hóa Viêm đại tràng
Đau bụng, quấy khóc Trẻ đau tại nhiều vị trí khác nhau, thường không cố định Đau tại phần bụng dưới.

Giai đoạn đầu đau tại 1 hoặc 1 vài vị trí, sau lan tỏa dọc đại tràng.

Đau sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh. Đau nhiều lần trong ngày, xuất hiện đột ngột. Cơn đau giảm khi đi đại tiện.
Trẻ thường đau âm ỉ. Trường hợp đau bụng dữ dội thường cảnh báo nguy cơ rối loạn tiêu hóa nguy hiểm. Cảm giác đau thay đổi nhiều nhiều lần trong ngày, có thể đau âm ỉ, dữ dội hoặc châm chích.
Tiêu chảy và táo bón Tiêu chảy và táo bón diễn ra thấy thường. Trẻ có thể tiêu chảy và táo bón trong cùng 1 ngày. Tiêu chảy diễn ra thường xuyên hơn táo bón. Thường đi ngoài phân nát, có mùi tanh, kèm máu.

Luôn có cảm giác buồn đi tiêu.

Nôn và buồn nôn Là dấu hiệu thường xuyên xuất hiện. Có thể có đợt cấp khiến mất nước, mệt mỏi. Ít khi có cảm giác buồn nôn và nôn.
Cứng bụng Thường chỉ xảy ra nếu con có táo bón kéo dài Sờ bụng thấy nổi lên các cục cứng, thành từng đoạn.

Như vậy, mẹ có thể dựa vào đặc điểm cơn đau bụng của trẻ và dấu hiệu nôn, buồn nôn, buồn đi tiêu để phân biệt rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng.

3. Nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng

Ở trẻ nhỏ, ngoài thức ăn, nguyên nhân gây bệnh của 2 tình trạng này đều chưa rõ ràng. Xong, có nhiều bằng chứng cho thấy các yếu tố sau làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và viêm dạ dày.

Nguyên nhân Rối loạn tiêu hóa Viêm đại tràng
Do chế độ ăn uống – Thực phẩm không hợp vệ sinh khiến trẻ ngộ độc.

– Lượng thức ăn mỗi lần quá nhiều gây sức ép lên hệ tiêu hóa.

– Cho con ăn nhiều đồ cay nóng, ít ăn rau xanh, chất xơ gây tổn thương niêm mạc đại tràng.
Do nhiễm khuẩn, loạn khuẩn – Hệ tiêu hóa còn non nớt với tỷ lệ lợi khuẩn thưa thớt, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển.

– Sử dụng kháng sinh tiêu diệt các lợi khuẩn.

– Vi khuẩn, vi nấm tấn công gây nhiễm trùng, hình thành các ổ viêm, đau khó dứt.

– Thường xuyên tiêu chảy, nôn mửa khiến hệ vi sinh không ổn định, tiêu hóa yếu.

Do hệ miễn dịch hoặc các yếu tố di truyền – Hệ miễn dịch chưa đủ mạnh mẽ để chống lại các tác nhân gây bệnh tấn công.

– Con mắc các chứng dị ứng với đồ ăn sẽ bị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, phát ban

– Yếu tố di truyền chiếm 20% nguyên nhân gây viêm đại tràng ở trẻ nhỏ.

– Phản ứng dị ứng gây ra viêm đại tràng dị ứng

4. Đánh giá rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Cả rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng đều không nguy hiểm nếu được chữa trị sớm đúng cách.

4.1. Đánh giá mức độ rối loạn tiêu hóa ở trẻ

rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng

Đa số các trường hợp rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân và khỏi sau 3-7 ngày điều trị.

Theo thống kê của viện dinh dưỡng và bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình cứ 2 trẻ tới thăm khám thì có 1 bé mắc rối loạn tiêu hóa. Đa số các trường hợp rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân và khỏi sau 3-7 ngày điều trị.

Nếu để rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em, bé phải đối mặt với nguy cơ thiếu chất do kém hấp thu:

– Con còi cọc, không đạt tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng

– Giảm sức đề kháng

– Rối loạn chuyển hóa và hoạt động của các cơ quan.

Tham khảo thêm:

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ [CHI TIẾT NHẤT]

4.2. Đánh giá mức độ viêm đại tràng ở trẻ

Phân biệt rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng

Viêm đại tràng ở trẻ nguy hiểm hơn rối loạn tiêu hóa do thường xuyên bị chẩn đoán muộn, khó điều trị và dễ tái phát.

Tại Việt Nam, tỷ lệ dân số mắc viêm đại tràng dao động từ 15 đến 20%. Một liệu trình điều trị viêm đại tràng có thể lên tới 2 tháng.

Viêm đại tràng ở trẻ nguy hiểm hơn rối loạn tiêu hóa do thường xuyên bị chẩn đoán muộn, khó điều trị và dễ tái phát. Các biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng là:

– Các ổ viêm gây thủng, xuất huyết đại tràng, tạo sẹo, teo hẹp đại tràng

– Tiến triển từ cấp tính thành mãn tính, gây ảnh hưởng lâu dài

– Làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Như vậy, dù nhận định con đau bụng do rối loạn tiêu hóa ở trẻ hay viêm đại tràng, mẹ cũng cần tìm các giải pháp điều trị ngay cho con. Tránh trường hợp để lâu ngày gây ảnh hưởng, nguy hiểm đến sức khỏe bé yêu.

5. Giải pháp cho rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng

Rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng đều có thể được chữa mà không cần dùng đến thuốc.

5.1. Điều trị trẻ rối loạn tiêu hóa:

Vệ sinh tay bé sạch sẽ là cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa đơn giản nhất

Vệ sinh tay bé sạch sẽ là cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa đơn giản nhất

Lời khuyên giảm rối loạn tiêu hóa cho mẹ bao gồm:

– Cho con ăn chín uống sôi, không ăn đồ ôi thiu, đồ lạnh (Xem chi tiết: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì?)

– Bổ sung men vi sinh ổn định tiêu hóa

– Vệ sinh sàn nhà, không gian, tay chân cho trẻ sạch sẽ

– Cho con ăn uống, đi vệ sinh đúng giờ

– Cho trẻ uống đủ nước, điện giải trong trường hợp sốt, nôn, tiêu chảy nhiều

5.2. Hỗ trợ điều trị trẻ mắc viêm đại tràng:

Các hành động sau làm giảm cơn đau đại tràng và hỗ trợ làm giảm viêm đại tràng:

– Cho con ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng

– Sử dụng men vi sinh điều chỉnh nhu động ruột, giảm viêm

– Chia đồ ăn ra thành nhiều bữa nhỏ và uống nhiều nước

BioAmicus Complete tự tin là dòng men vi sinh hiệu quả giải quyết các vấn đề tiêu hóa ở trẻ

BioAmicus Complete – dòng men vi sinh hỗ trợ hiệu quả giải quyết các vấn đề tiêu hóa ở trẻ

Có thể thấy, men vi sinh hỗ trợ giải quyết được cả rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng. Với sự kết hợp 10 chủng lợi khuẩn, BioAmicus Complete tự tin là dòng men vi sinh hiệu quả hỗ trợ giải quyết các vấn đề tiêu hóa ở trẻ:

– Mỗi chủng lợi khuẩn có vai trò khác nhau, bổ sung kết hợp 10 chủng trong 1 đem lại sức mạnh hiệp đồng. Từ đó, các chủng duy trì hoạt động trơn tru của cả đường tiêu hóa.

– Bổ sung lượng lớn lợi khuẩn thiếu hụt với tỷ lệ sống sót 95% trong dịch vị. Mỗi liều Men 10 cung cấp chuẩn 1 tỷ lợi khuẩn theo khuyến cáo của WHO. Được cung cấp đủ số lượng, lợi khuẩn tăng sinh nhanh chóng, lấn át hại khuẩn.

– Lợi khuẩn từ thiên nhiên, khả năng bám dính tốt, tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, giúp giảm viêm hiệu quả, phát huy được tối đa tác dụng.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ tự tin hơn trong chăm sóc trẻ đau bụng, phân biệt rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng. Nếu mẹ còn băn khoăn gì, hãy gọi ngay tới hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn miễn phí. Trang web BioAmicus cũng sẽ liên tục cập nhật các kiến thức chăm con khoa học, hiệu quả cho mẹ.



Bài viết liên quan