Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tác dụng phụ của men vi sinh và 7 giải pháp để hạn chế

Mục lục

Men vi sinh cung cấp các lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể, do đó an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng một số trẻ có thể gặp phải các tác dụng phụ của men vi sinhVậy nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ đó là gì, làm thế nào để hạn chế chúng? Theo dõi bài viết dưới đây của Bioamicus để tìm được đáp án chính xác nhất.

tác dụng phụ của men vi sinh

1. Tác dụng phụ của men vi sinh 

Men vi sinh lành tính và an toàn tuyệt đối với mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mỗi loại men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn và tá dược khác nhau nên tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cũng khác nhau. Nếu sử dụng sai mục đích và liều lượng có thể gặp phải các tác dụng phụ tức thời của men vi sinh như:

1.1. Đầy hơi, chướng bụng

Đầy hơi, chướng bụng là tác dụng dễ thấy trên tiêu hóa của men vi sinh. Nguyên nhân là khi mới bổ sung men vi sinh, số lượng vi khuẩn đường ruột tăng mạnh, sinh ra quá nhiều khí khiến cơ thể không kịp thích nghi. Từ đó đến đầy hơi, chướng bụng. 

Khi gặp các triệu chứng như: Bụng sưng chướng to, cảm thấy căng chạm, kèm theo theo đau bụng, khó chịu có thể nghĩ tới tác dụng phụ của men vi sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không nguy hiểm và khỏi sau 1-2 ngày khi sử dụng men vi sinh.

1.2. Tiêu chảy

Các dấu hiệu nhận biết tiêu chảy bao gồm: đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày có thể kèm với đầy bụng, buồn nôn… Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy như: ăn thực phẩm bẩn, nhiễm khuẩn ruột, bệnh lý đường tiêu hóa… Do đó, cần loại trừ các nguyên nhân khác trước khi kết luận tiêu chảy do men vi sinh.

Sử dụng quá nhiều men vi sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, kích thích nhu động ruột mạnh, dẫn đến tiêu chảy. Tình trạng này thường không phổ biến và xảy ra chủ yếu ở người sử dụng men vi sinh quá liều lượng được khuyến cáo.

1.3. Táo bón

Men vi sinh được sử dụng để cải thiện tình trạng táo bón, nhờ tác dụng làm mềm phân và tăng nhu động ruột. Tuy nhiên, một số chủng lợi khuẩn trong men vi sinh có thể làm chậm thời gian vận chuyển phân như Saccharomyces boulardii, gây ra tình trạng khó tiêu cho trẻ.

Một số dấu hiệu nhận biết bé đang bị tác dụng phụ của men vi sinh là táo bón bao gồm: khó đi đại tiện, phân khô cứng, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần có thể kèm theo đau bụng, căng tức bụng.

1.4. Dị ứng có thể là tác dụng phụ của men vi sinh

Hiện tượng dị ứng xảy ra khi nồng độ histamine trong cơ thể tăng cao. Một số chủng vi khuẩn có lợi tạo ra histamin trong đường tiêu hoá như: Lactobacillus hilgardii và Streptococcus thermophilus, Lactobacillus helveticus, Lactobacillus buchneri. Những loại men vi sinh chứa các lợi khuẩn này, có thể gây ra dị ứng ở những người có cơ địa không dung nạp histamin.

Khi nhận thấy các triệu chứng điển hình của dị ứng như: mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa, chảy nước mắt, chảy nước mũi hoặc khó thở… thì nên ngưng sử dụng men vi sinh và đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

1.5. Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở người sử dụng men vi sinh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, men vi sinh an toàn cho cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra do vi khuẩn trong men vi sinh xâm nhập vào máu. Những trường hợp này chiếm tỷ lệ rất thấp, triệu chứng không nghiêm trọng và thường chỉ gặp ở những người có hệ miễn dịch suy giảm như: sau phẫu thuật, nhập viện kéo dài, hôn mê…

Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng bao gồm: sốt cao, nhiệt độ không ổn định, thở gấp, buồn nôn, tiêu chảy… Các trường hợp nhiễm trùng do men vi sinh được ghi nhận trên lâm sàng thường không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh và kháng nấm truyền thống.  

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để nhận đánh giá chính xác từ Dược sĩ cũng như phác đồ cải thiện phù hợp nhất với cho bé

2. Tác dụng phụ của men vi sinh kéo dài bao lâu

tác dụng phụ của men vi sinh kéo dài bao lâu

Tác dụng phụ của men vi sinh thường không kéo dài lâu và không có biểu hiện thành bệnh

Như đã thảo luận ở trên, tác dụng phụ của men vi sinh là không phổ biến. Nếu có gặp phải tác dụng phụ thì triệu chứng thường không nghiêm trọng và chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn khoảng 1-2 ngày. Trong trường hợp, kéo dài lâu hơn hoặc diễn biến nghiêm trọng hãy ngừng sử dụng trong một thời gian và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể mẹ quan tâm:

 – Tác dụng men vi sinh

– Men vi sinh giá bao nhiêu?

3. Cách sử dụng men vi sinh chuẩn để hạn chế tác dụng phụ

cách sử dụng để hạn chế tác dụng phụ của men vi sinh

Sử dụng men vi sinh đúng cách để hạn chế tác dụng phụ

Sử dụng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của men vi sinh. Do đó, cần lưu ý các điểm sau:

 – Nên cho trẻ uống men vi sinh lúc đói, sau ăn 2-3 giờ hoặc trước ăn 30 phútVì các lợi khuẩn trong men vi sinh dễ bị tiêu thể bị tiêu diệt bởi acid dịch vị. Lúc đói, dạ dày sẽ tiết nhiều acid dịch vị hơn, dẫn đến giảm số lượng lợi khuẩn đưa vào, làm giảm tác dụng của men vi sinh.

 – Mới sử dụng thì nên bổ sung tăng liều dần dần. Điều này giúp hệ tiêu hoá dễ thích nghi hơn với các lợi khuẩn mới, giảm tối đa nguy cơ rối loạn tiêu hoá.

 – Ngừng bổ sung 2-3 ngày nếu xuất hiện các triệu chứng khó chịu. Sau khi ngừng bổ sung, nên bắt đầu bổ sung lại với lượng nhỏ, bằng 1/2 liều lần trước.

 – Cần dùng sau khi dùng kháng sinh ít nhất 2 giờ. Do kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn nên có thể làm mất tác dụng của men vi sinh khi dùng đồng thời.  

 – Không cho trẻ sơ sinh bị  viêm tụy, tiêu chảy, viêm loét dạ dày sử dụng men vi sinh. Hệ tiêu hoá của trẻ khi mắc những bệnh này thường rất yếu, không có khả năng đáp ứng với lợi khuẩn trong men vi sinh. Do đó, có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của trẻ.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về tác dụng phụ của men vi sinh và cách sử dụng chuẩn đề hạn chế các bất lợi này. Trong trường hợp mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ giải đáp trực tiếp.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan