Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Táo bón ra máu ở trẻ do đâu? Cách trị dứt điểm, an toàn

Mục lục

Mẹ vừa phát hiện táo bón ra máu ở trẻ và không biết nguyên nhân là do đâu? Nên xử lý tại nhà thế nào để giúp trẻ bớt đau và hết dứt điểm? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ “gỡ rối” lần lượt các thắc mắc nhé. 

táo bón ra máu ở trẻ

1. Nguyên nhân táo bón ra máu ở trẻ

Mẹ lần đầu gặp tình trạng trẻ bị táo bón kèm ra máu khi đi ngoài chắc hẳn đang thấy vô cùng lo lắng. Thực tế, hiện tượng này khá dễ gặp ở trẻ 2 – 4 tuổi. Tuy nhiên, có một số thức ăn, đồ uống và thuốc có thể làm thay đổi màu sắc của phân, dễ nhầm với máu. Vì thế, mẹ cần lưu ý đến việc đại tiện của trẻ và tìm hiểu các nguyên nhân gây táo bón ra máu.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp

1.1. Nứt hậu môn

Nghe lạ tai nhưng thực ra đây là nguyên nhân chính gây táo bón ra máu ở trẻ. Khi bị táo bón lâu ngày, khối phân ứ tại trực tràng của trẻ thường lớn, khô và cứng. Trẻ phải ra sức “rặn” để tống phân ra ngoài khi đi tiêu. Tuy nhiên, khối phân lớn khiến hậu môn bị giãn, căng quá mức, kèm theo ma sát nhiều vào thành hậu môn. Điều này khiến hậu môn bị nứt, rách và gây táo bón đi ra máu ở trẻ.

táo bón ra máu ở trẻ do nứt hậu môn

Nguyên nhân chính gây táo bón ra máu ở trẻ em là nứt hậu môn

1.2. Nhiễm trùng

Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên rất dễ bị vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công, đặc biệt là vào hệ tiêu hóa. Khi xâm nhập, chúng sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn có sẵn trong đường ruột của trẻ. Đồng thời, tiết độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa và ra máu.

2. Cách xử lý ngay khi phát hiện trẻ táo bón ra máu

Tùy vào lượng máu trẻ bị mất và nguyên nhân mà mẹ có cách xử lý riêng. Nếu do nứt kẽ hậu môn thì mẹ cần bình tĩnh và làm theo các bước sau nhé:

– Đầu tiên, mẹ phải vệ sinh sạch vùng hậu môn của trẻ sau khi đi tiêu.

– Sau đó, rửa lại hậu môn bằng dung dịch NaCl 0,9%.

– Tiếp theo, bôi giảm đau, ngừa viêm nhiễm vào vết thương cho trẻ.

Đến đây, mẹ đã tạm thời xử lý tại nhà được tình trạng ra máu của trẻ. Giúp trẻ bớt đau và khó chịu. Nhưng muốn giải quyết triệt để táo bón ra máu thì phải thải hết lượng phân cũ, ngăn vết nứt nặng thêm. Lúc này, mẹ nên sử dụng các biện pháp làm mềm phân như thuốc nhuận tràng hoặc bổ sung men vi sinh và chất xơ cho trẻ. Lưu ý rằng khi dùng thuốc nhuận tràng, mẹ cần có chỉ định của bác sĩ trước đó.

xử lý táo bón ra máu ở trẻ

Xử lý ngay vết nứt hậu môn sẽ giúp trẻ bớt đau, dễ chịu hơn

3. Dấu hiệu phát hiện sớm tình trạng táo bón ra máu ở trẻ

Vết máu là dấu hiệu rõ ràng nhất để mẹ biết trẻ đang bị táo bón ra máu. Nhưng mẹ hoàn toàn có thể nhận ra tình trạng này sớm hơn khi trẻ có một số biểu hiện:

– Trẻ quấy khóc, khó chịu mỗi lần đi tiêu.

– Trẻ nhịn, không chịu đi đại tiện để tránh cảm giác đau.

– Trẻ bị đau, rát, ngứa xung quanh hậu môn sau khi đi tiêu.

– Phát hiện vết máu tươi rây ra đũng quần hay bồn cầu sau khi trẻ đi tiêu.

– Bề mặt phân của trẻ có máu đỏ tươi, phân khô, cứng và lớn.

– Kiểm tra thấy vết nứt ở ống hậu môn của trẻ.

Mẹ phát hiện sớm và xử lý sẽ giúp trẻ cảm thấy bớt đau và dễ chịu hơn rất nhiều. Hơn nữa, tình trạng táo bón ra máu nếu kéo dài, dai dẳng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ở trẻ.

4. Táo bón đi ra máu ở trẻ em có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm gì?

Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như

4.1 Trĩ

Khi bị táo bón lâu ngày, trẻ cần phải “rặn” để tống phân ra ngoài. Điều này làm giãn, sưng các tĩnh mạch ở hậu môn và quanh trực tràng. Dần dần tạo thành búi trĩ, gây ngứa, đau và chảy máu khi trẻ đi đại tiện.

4.2 Táo bón ra máu ở trẻ gây sa trực tràng

Ngoài biến chứng giãn tĩnh mạch, việc trẻ dùng lực “rặn” đẩy phân ra ngoài thường xuyên dễ làm sa trực tràng. Tức là một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng bị chui ra ngoài hậu môn. Biến chứng này mang lại cảm giác đau đớn cho trẻ nhiều hơn trĩ.

táo bón đi ra máu ở trẻ em

Táo bón đi ra máu ở trẻ dẫn đến biến chứng trĩ và sa trực tràng

4.3 Biếng ăn, suy dinh dưỡng và tích tụ độc tố

Táo bón và kèm máu ở trẻ khiến đường ruột không thông, đầy chướng. Do đó, trẻ mất cảm giác thèm ăn, chán ăn và khi kéo dài sẽ gây suy dinh dưỡng. Phân ứ lâu ngày cũng làm tích tụ các chất cặn bã, tăng nguy cơ viêm, ung thư trực tràng ở trẻ.

Mời mẹ tham khảo thêm: Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

5. Giải pháp cải thiện táo bón ra máu ở trẻ

Muốn cải thiện tình trạng táo bón đi ra máu ở trẻ em, mẹ nên áp dụng kết hợp các giải pháp dưới đây để đem lại hiệu quả nhanh nhất:

Bôi thuốc giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm vào vết nứt hậu môn hàng ngày: Nếu không dùng thuốc, vết nứt hậu môn sẽ luôn làm trẻ đau đớn và là nơi vi khuẩn dễ dàng tấn công tạo ổ viêm.

Kiểm tra vệ sinh an toàn của thực phẩm đang dùng cho trẻ: Điều này sẽ ngăn không cho nhiễm trùng đường ruột trở nên nặng hơn và trẻ bị tái nhiễm từ cùng một nguồn bệnh.

Bổ sung chất xơ: thiếu chất xơ sẽ khiến trẻ ít đi ngoài, phân cứng, khó thải ra. Vì thế, mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ các thực phẩm giàu xơ, nhuận tràng như: khoai lang, mồng tơi, chuối, đu đủ, bưởi…

Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước sẽ giúp phân mềm, dễ đào thải. Tùy lứa tuổi mà có lượng nước nên uống hàng ngày. Tổng lượng nước này tính cả nước từ thức ăn, sữa và nước lọc.

Tuổi Nhu cầu
6 – 12 tháng 700ml
1 – 3 tuổi 1100ml
3 – 5 tuổi 1400ml

Massage bụng cho trẻ: mẹ nên massage bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ 10 phút mỗi ngày để tạo nhu động ruột đều đặn. Đồng thời khuyến khích các trò chơi vận động 30-45 phút để thúc đẩy việc đi ngoài dễ dàng hơn. (xem có thể tham khảo thêm: mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh)

Khuyến khích trẻ vận động: Mẹ nên cho trẻ tập cách bài tập hỗ trợ táo bón hoặc đạp xe từ 30 – 45 phút phút hàng ngày để giúp thúc đẩy nhu động ruột, dễ đại tiện hơn.

Bổ sung men vi sinh đa chủng: Táo bón ra máu ở trẻ gây chướng bụng, chán ăn, cộng thêm mẹ mới bổ sung chất xơ nhiều mà trẻ chưa kịp làm quen. Vì thế, mẹ nên sử dụng men vi sinh cho trẻ. Đây là nguồn lợi khuẩn lớn, thúc đẩy quá trình phân giải lượng chất xơ mới nạp, đông thời cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Hiện nay, men vi sinh 10 chủng đang được nhiều mẹ sử dụng do khả năng cải thiện táo bón rõ rệt. Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete là sản phẩm nổi bật khi chứa tới 10 chủng lợi khuẩn hỗ trợ nhau. Do đó, BioAmicus Complete giúp cải thiện tốt tình trạng táo bón ra máu ở trẻ nhờ khả năng làm mềm phân, giảm cảm giác đau khi đại tiện, tăng số lần đại tiện trong tuần.

Việc cải thiện táo bón đem lại tác dụng to lớn phòng tránh các biến chứng. Đồng thời, cải thiện vấn đề kém hấp thu, còi cọc, biếng ăn ở trẻ. 10 chủng lợi khuẩn đem lại hiệu quả vượt trội cho đường tiêu hóa, hạn chế độc tố tích tụ và giúp trẻ phát triển cao lớn hơn

Men vi sinh BioAmicus Complete

Men vi sinh BioAmicus là giải pháp hiệu quả cho táo bón ra máu ở trẻ

6. Trẻ táo bón ra máu có cần khám bác sĩ không?

Nếu đây là lần đầu thấy tình trạng này thì mẹ nên bình tĩnh và thực hiện các biện pháp xử lý ngay tại nhà như bài viết đã nêu. Sau đó, mẹ nên đưa trẻ đi khám luôn để bác sĩ có thể kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị.

Nếu trẻ vừa đi khám táo bón đợt trước thì mẹ hãy theo dõi trong khoảng 3 ngày. Đồng thời, áp dụng các biện pháp giúp cải thiện táo bón và ra máu ở trẻ mà bài viết chia sẻ. Hết 3 ngày, trẻ vẫn còn ra máu thì mẹ cần đưa trẻ tái khám để bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Mong rằng bài viết đã cung cấp những kiến thức cần thiết cho mẹ trong trường hợp táo bón ra máu ở trẻ. Đặc biệt là những giải pháp hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng để trị dứt điểm tình trạng này. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi qua hotline 1900 636 985 để được các dược sĩ giàu kinh nghiệm giải đáp nhé!



Bài viết liên quan