Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ: Cách dùng CHUẨN

Mục lục

Rối loạn tiêu hoá là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ khiến ba mẹ lo lắng và tìm các loại thuốc để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ cần được sử dụng đúng cách để an toàn và hiệu quả. Ba mẹ hãy theo dõi hướng dẫn sử dụng các loại thuốc này trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Thuốc cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa táo bón

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón gồm: số lần đại tiện giảm (ít hơn 3 lần/tuần), phân khô rắn, khó đi. Tuỳ vào tình trạng và mức độ táo bón mà trẻ được chỉ định các thuốc điều trị như thuốc nhuận tràng đường uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc bơm hậu môn.

các mức độ trẻ táo bón

Tuỳ thuộc vào mức độ táo bón, trẻ sẽ được chỉ định các thuốc khác nhau

1.1. Thuốc nhuận tràng đường uống

Thuốc nhuận tràng là những thuốc làm mềm phân, tăng nhu động ruột. Nhờ đó, sử dụng thuốc nhuận tràng giúp bé dễ đại tiện và tăng số lần đi ngoài. Các loại thuốc nhuận tràng đường uống thường dùng cho trẻ gồm:

Nhóm thuốc

Nhóm thuốc tạo khối

Nhóm thuốc làm mềm phân

Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Nhóm thuốc kích thích

Thành phần chính Chứa chất xơ tự nhiên từ rau củ hoặc tổng hợp. Parafin lỏng hoặc muối của Docusate. Muối Na, Mg, poly-alcohol không hấp thu (Lactulose. sorbitol), polyethylen glycol. Một số hoạt chất thường dùng: Bisacodyl, sennosides
Tác dụng Tăng hút nước vào trong lòng ruột, làm mềm phân.

Tăng khối lượng của phân.

Điều hoà nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài nhanh hơn.

Là môi trường thuận lợi để vi sinh vật có lợi trong đường ruột phát triển, từ đó, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hoá của bé tốt hơn.

Tăng hấp thu nước từ ruột vào phân để làm mềm phân.

Tăng độ trơn giúp phân dễ đi ra ngoài.

Tăng hấp thu nước ở ruột vào phân, giảm hấp thu trở lại nước từ phân vào ruột qua cơ chế thẩm thấu.

Từ đó, làm phân mềm và dễ đi hơn.

Kích thích tăng nhu động ruột. Nhờ đó, đẩy phân về phía hậu môn nhanh hơn và tăng tần suất đi ngoài.

Giữ nước trong lòng ruột nên phân mềm và dễ đi hơn.

Biệt dược Chất xơ hoà tan Fibradis, Cốm chất xơ của Việt Nam. Natri docusate của Việt Nam, dầu parafin của Việt Nam. Sorbitol 5g của Việt Nam, lactulose của Mỹ. Thuốc chứa sennosides của Mỹ, thuốc chứa bisacodyl của Việt Nam.
Tác dụng phụ Một số tác dụng phụ có thể gặp: đầy hơi, đau bụng, tăng táo bón nếu không uống đủ nước.

Bổ sung trên 70mg chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm hấp thu các khoáng chất như canxi, kẽm, magie.

Để lại các vết dầu trên quần của bé nếu dùng kéo dài.

Có thể gây són phân hoặc cơ co thắt hậu môn bị suy yếu nếu dùng lâu. Vì thế, không cho bé dùng quá 1 tuần.

Đau bụng, đầy bụng.

Tiêu chảy, rối loạn điện giải.

Sử dụng kéo dài có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc. Thời gian sử dụng khoảng 3 – 5 ngày, không cho trẻ dùng quá 7 ngày.

Buồn nôn, đau bụng.

Tiêu chảy, rối loạn nước – điện giải.

Sử dụng lâu dài sẽ làm mất trương lực ruột, gây phụ thuộc vào thuốc.

Vì thế, mẹ chú ý dùng thuốc cho bé theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và không quá 7 ngày.

Lưu ý Thuốc có tác dụng chậm (sau 1 – 3 ngày) nên phù hợp với việc phòng ngừa táo bón hoặc táo bón mức độ nhẹ.

Thuốc làm tăng hấp thu nước tại ruột nên mẹ cần tăng cường bổ sung nước cho con.

Thuốc phát huy tác dụng trong 6 – 8 giờ (parafin lỏng) hoặc trong 6 – 72 giờ (docusate).

Nhóm thuốc nhuận tràng này thường dùng cho trẻ bị táo bón cấp tính, phân rắn, khó rặn.

Parafin lỏng dùng đường uống cho trẻ trên 6 tuổi, docusate dùng đường uống cho bé trên 2 tuổi.

Thời gian tác dụng 1 – 4 giờ .

Thường được sử dụng cho những trẻ bị táo bón mạn tính.

Thuốc làm tăng hấp thu nước nên trẻ cần được uống nhiều nước hơn.

Thời gian tác dụng của thuốc là 6 – 12 giờ.

Thường được chỉ định để tháo sạch ruột trước khi phẫu thuật hoặc chụp Xquang.

chất xơ cho trẻ táo bón

Fibradis – sản phẩm bổ sung 6 sợi chất xơ để phòng ngừa táo bón hiệu quả

1.2. Thuốc đặt hậu môn

Thuốc đặt hậu môn là dạng thuốc viên đạn, được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp thuốc vào hậu môn của trẻ. Phương pháp đặt hậu môn thường được chỉ định trong trường hợp trẻ không chịu uống thuốc, nôn ói hoặc có bệnh lý về dạ dày…

Thành phần chính

Hoạt chất thường sử dụng trong viên đặt hậu môn là glycerol hoặc bisacodyl. Sau khi đặt, các hoạt chất sẽ được giải phóng dưới tác dụng của thân nhiệt và làm phân mềm, dễ đi (glycerol) hoặc kích thích nhu động ruột, tăng số lần trẻ đại tiện (bisacodyl).

Biệt dược thường gặp

Các biệt dược thường gặp dành cho trẻ em: Viên đặt hậu môn chứa glycerol từ châu Âu cho trẻ trên 12 tuổi, viên đặt hậu môn chứa bisacodyl của Việt Nam cho trẻ trên 6 tuổi.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng viên đặt hậu môn cho trẻ bị táo bón có nguy cơ bị các tác dụng phụ sau:

– Buồn nôn, nôn.

– Đau bụng.

– Chướng bụng, khó tiêu.

– Tiêu chảy, rối loạn nước, điện giải.

– Tăng cảm giác khát.

– Tác dụng phụ tại chỗ: Kích ứng trực tràng, viêm trực tràng.

Lưu ý

Trong quá trình sử dụng viên đặt hậu môn điều trị táo bón ở trẻ, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Bảo quản thuốc đúng hướng dẫn (thường đặt thuốc trong tủ lạnh) để viên thuốc có độ cứng và dễ thao tác đặt hậu môn cho trẻ.

– Không dùng cho trẻ trong thời gian dài, thời gian sử dụng không quá 7 ngày liên tục.

– Thận trọng khi sử dụng cho bé đang gặp các vấn đề về hậu môn – trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn…

– Không sử dụng đồng thời với viên uống để tránh bị quá liều.

thuốc đặt hậu môn cho trẻ táo bón

Viên đặt hậu môn thường được chỉ định trong trường hợp trẻ không hợp tác hoặc không thể uống thuốc

1.3. Thuốc bơm hậu môn

Thuốc bơm hậu môn thường được chỉ định trong các trường hợp trẻ táo bón nặng, kéo dài hoặc trước ca phẫu thuật, chụp Xquang.

Thành phần

Các dung dịch thuốc bơm hậu môn thường có thành phần từ glycerol, gốc muối hoặc gốc photphat.

Biệt dược thường dùng

Một số biệt dược thường dùng cho trẻ nhỏ: dung dịch bơm hậu môn của Việt Nam, dung dịch bơm hậu môn của Ý.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng biện pháp bơm hậu môn cho trẻ:

– Buồn nôn, nôn.

– Đau tức bụng, nhất là vùng bụng dưới.

– Tác dụng phụ tại chỗ: Đau rát, kích ứng, viêm hậu môn. Sử dụng bơm thụt hậu môn nhiều lần làm tăng nguy cơ nứt hậu môn, tổn thương trực tràng do lực ấn quá mạnh.

Lưu ý

Cân nhắc khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Trong trường hợp cần sử dụng cho bé dưới 2 tuổi, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Sau khi bơm thuốc vào trực tràng, con sẽ có những cơn mót rặn và muốn đi ngoài ngay. Tuy nhiên, mẹ nên động viên trẻ giữ thuốc trong trực tràng vài phút để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thao tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương hậu môn của bé. Trong trường hợp con căng thẳng dẫn tới co thắt hậu môn, mẹ không nên cố gắng đưa đầu thụt tháo vào trong vì sẽ làm con đau.thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ tiêu chảyMẹ nên thận trọng khi tiến hành bơm hậu môn điều trị táo bón cho trẻ

2. Thuốc cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa tiêu chảy

Triệu chứng khi trẻ bị tiêu chảy gồm: đi ngoài nhiều lần (3 lần/ngày), phân nát hoặc lỏng nước dẫn tới nguy cơ bị mất nước, rối loạn điện giải.

Chính vì thế, điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ chủ yếu là bù nước, điện giải theo hướng dẫn sau:

2.2 Hướng dẫn bù nước điện giải cho trẻ tiêu chảy

Mẹ sử dụng gói bột oresol và pha với số ml nước được hướng dẫn trên bao bì. Ví dụ: pha 1 gói với 200ml nước sôi để nguội, khuấy đều để oresol tan hết và cho trẻ uống theo liều lượng sau:

Độ tuổi Lượng uống (ml)
Nhỏ hơn 2 tuổi 50ml sau mỗi lần đại tiện
Trẻ 2 – 6 tuổi 100ml sau mỗi lần đại tiện.
Trẻ 6 – 10 tuổi 150ml sau mỗi lần đại tiện.
Trẻ trên 10 tuổi Uống theo nhu cầu cho tới khi trẻ hết khát.

Các biệt dược bổ sung nước điện giải thường dùng: oresol vị cam cho trẻ của Việt Nam

2.3 Lưu ý khi bổ sung nước, điện giải cho trẻ bị tiêu chảy

Nếu bé bị nôn, mẹ nên chờ khoảng 10 phút rồi mới cho con uống lại. Mẹ cho con uống từng thìa/ngụm nhỏ để phòng nôn trớ.

Mẹ chú ý không pha oresol với các loại nước khoáng, sữa, nước trái cây vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Dung dịch oresol sau khi pha nên dùng hết trong 24 giờ. Sau 24 giờ, mẹ nên bỏ đi, sau đó, pha dung dịch oresol mới.

Trong quá trình bù nước, điện giải, mẹ nên đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho con, tránh kiêng khem quá mức. Mẹ có thể tăng số cữ bú, chia nhỏ các bữa ăn và cho con ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu.

Ngoài bù nước, điện giải, bổ sung men vi sinh và kẽm cũng là 2 biện pháp cải thiện tiêu chảy ở trẻ táo bón rất hiệu quả. Men vi sinh có tác dụng ức chế sự hoạt động và bảo vệ đường ruột trước vi khuẩn gây hại. Bổ sung kẽm làm giảm triệu chứng tiêu chảy và giảm tỷ lệ tái phát trong 3 tháng tiếp theo.

thuốc điều trị cho trẻ bị tiêu chảy

Ngoài bù nước, điện giải, mẹ nên bổ sung thêm cho con men vi sinh và kẽm để giảm nhanh tình trạng tiêu chảy

Mời mẹ tham khảo thêm

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ và viêm dạ dày
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng

3. Thuốc cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa biểu hiện nôn trớ

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng nôn trớ của trẻ mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau. Hai loại thuốc chống nôn trớ thường dùng cho trẻ nhỏ là Motilium và Metoclopramide.

3.1. Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ Motilium

 Cơ chế tác dụng

Thành phần chính của Motilium là dược chất Domperidon. Đây là dược chất đối kháng cả thụ thể D1, D2 của dopamin. Domperidon ức chế sự truyền tín hiệu về não để ngăn ngừa phản ứng nôn xảy ra.

Đồng thời, Domperidon làm tăng hoạt động của dạ dày, tăng trương lực cơ thắt tâm vị và tăng độ mở của cơ thắt môn vị. Nhờ đó, thức ăn được tiêu hoá tốt hơn, không trào ngược lên thực quản và ngược ra miệng.

Tác dụng phụ

Domperidon chỉ có tác dụng ở vùng ngoại biên do không vào được thần kinh trung ương. Điều này khiến domperidon có tác dụng kém hơn metoclopramide nhưng lại ít gây tác dụng phụ hơn.

Một số tác dụng phụ có thể gặp như tiêu chảy, khô miệng. Ngoài ra, do hàng rào máu não ở trẻ chưa phát triển nên con vẫn có thể gặp các tác dụng phụ khác như buồn ngủ, mệt mỏi, quấy khóc (tỷ lệ cao hơn ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ sinh non).

Lưu ý khi sử dụng

Nên cho trẻ uống trước ăn để hạn chế tình trạng nôn trớ tốt hơn.

Tuân thủ liều dùng: Đối với trẻ dưới 12 tuổi, liều dùng là 0.25mg/kg/lần, uống 3 lần/ngày cách nhau 4 – 6 giờ. Mẹ lưu ý không cho trẻ uống Motilium quá 75mg/kg/ngày để tránh tình trạng quá liều gây nguy hiểm cho trẻ.

thuốc chống nôn cho trẻ

Thuốc chống nôn Motilium

3.2. Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ Metoclopramide

Cơ chế tác dụng

Metoclopramide làm tăng hoạt động của dạ dày, tá tràng, hỗng tràng và làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị. Hai cơ chế này giúp thức ăn trong dạ dày được tiêu hoá nhanh hơn và không bị trào ngược lên thực quản, miệng.

Tác dụng phụ

Metoclopramide có khả năng qua hàng rào máu não nên có nguy cơ gây tác dụng phụ cao hơn Motilium. Các tác dụng phụ có thể gặp khi trẻ uống Metoclopramid gồm:

– Tiêu chảy hoặc táo bón, miệng khô.

– Trẻ mệt mỏi,buồn ngủ, cơ lực ở tay, chân yếu bất thường. .

– Phát ban.

– Rối loạn trương lực cơ.

– Bồn chồn, bứt rứt, run tay chân, có các hành động không tự chủ.

– Sốt cao hoặc mê sảng, ảo giác.

– Co giật.

Lưu ý

Chống chỉ định cho trẻ bị động kinh.

Thận trọng khi dùng cho trẻ bị hen phế quản vì Metoclopramide gây co thắt phế quản.

thuốc cho trẻ bị nôn trớ

Thuốc chống nôn Metoclopramid 

4. Men 10 chủng Bioamicus – hỗ trợ cải thiện hiệu quả rối loạn tiêu hóa

Bổ sung men vi sinh cung cấp lượng lớn lợi khuẩn, ức chế sự hoạt động của hại khuẩn. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn điều hoà miễn dịch đường ruột, giảm ảnh hưởng từ các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Tuy nhiên, mỗi chủng lợi khuẩn sẽ có những tác dụng riêng biệt. Ví dụ: Lactobacillus Plantarum giảm tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, Bifidobacterium Bifidum bảo vệ niêm mạc ruột, Bifidobacterium Lactis hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị táo bón…

Chính vì thế, sự có mặt đồng thời của các chủng lợi khuẩn sẽ làm tăng tác dụng bảo vệ đường tiêu hoá. Đồng thời, cải thiện các rối loạn tiêu hoá hiệu quả và nhanh chóng hơn.

thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ bằng men vi sinh

10 chủng lợi khuẩn cải thiện nhanh và phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Là men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam, BioAmicus Complete được đánh giá là biện pháp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa rối loạn tiêu hoá cho trẻ đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất.

Chỉ với 5 giọt, đường ruột của bé đã được cung cấp thêm 1 tỷ lợi khuẩn. Các lợi khuẩn này được phân lập tới cấp chủng, thuộc 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium là 2 nhóm quan trọng nhất với hệ tiêu hoá.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete không màu, không mùi vị, an toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi. Sản phẩm dạng nhỏ giọt, rất dễ sử dụng.

men vi sinh BioAmicus

BioAmicus Complete – Men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam

Bổ sung BioAmicus Complete từ 5 giọt mỗi ngày trong 2 – 3 tháng mỗi đợt giúp bé giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đầy hơi. Không chỉ thế, men vi sinh 10 chủng BioAmicus còn giúp bé hết biếng ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng những thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ tới số 1900 636 985 để được tư vấn. 



Bài viết liên quan