Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Mục lục

Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng và có thể kéo theo những bệnh lý, triệu chứng nguy hiểm khác. Do đó, các mẹ nên nắm bắt một số thông tin về tiêu chảy kéo dài ở trẻ em. Điều này giúp mẹ có những phương pháp xử trí hữu hiệu, cho con một sức khỏe toàn diện.

1. Định nghĩa tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO): Tiêu chảy kéo dài là tình trạng tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài trên 14 ngày.

Tiêu chảy kéo dài khiến bé khó chịu

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Định nghĩa này loại trừ các trường hợp tiêu chảy do các nguyên nhân khác như: các bệnh lý ruột bẩm sinh gây tiêu hóa kém, tiêu chảy do dị ứng thức ăn, bệnh celiac hay do tiêu chảy mạn tính (tiêu chảy kéo dài trong nhiều tháng) và thường gặp trong hội chứng kém hấp thu.

Ví dụ: Ở những trẻ thiếu men chuyển hóa đường lactose (hay có trong sữa) mà vẫn tiếp tục sử dụng những chất có chứa lactose sẽ gây tiêu chảy kéo dài.

2. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi dẫn đến tiêu chảy kéo dài

Không phải trẻ nào mắc tiêu chảy cũng sẽ dẫn tới tiêu chảy kéo dài. Có một số nguyên nhân và yếu tố thuận lợi sau khiến con tiêu chảy mãi không dứt.

2.1. Nguyên nhân tiêu chảy kéo dài:

Các nguyên nhân tiêu chảy kéo dài cũng tương tự như tiêu chảy cấp. Bao gồm: virus (Rota, Enterovirus…); vi khuẩn (E.coli, Shigella, Salmonella…); dị ứng và ngộ độc thức ăn; tổn thương ống tiêu hóa… Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ là do vi khuẩn và loạn khuẩn ruột.

Ngoài ra, các nguyên nhân có thể phối hợp với nhau dẫn đến tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Như trong trường hợp trẻ ăn phải những thức ăn không đảm bảo vệ sinh có thể có chứa dị vật hay vi khuẩn. Lúc này trẻ vừa nhiễm khuẩn đường ruột, vừa bị tổn thương ống tiêu hóa. Hai yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho nhau, giúp vi khuẩn, phát triển và gây thêm tổn thương, khiến trẻ tiêu chảy mãi không khỏi.

2.2. Các yếu tố thuận lợi khiến trẻ em hay mắc tiêu chảy kéo dài

Không phải ngẫu nhiên mà đối tượng mắc tiêu chảy kéo dài thường là trẻ nhỏ. đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 6- 24 tháng tuổi. Một số yếu tố thuận lợi sau khiến con dễ mắc tiêu chảy hơn. Khi mắc cũng chậm hồi phục và kéo dài hơn.

– Hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện và thiếu hụt hệ vi khuẩn chí ở ruột. Lớp rào bảo vệ tự nhiên của trẻ chưa hoàn thiện, con mong manh hơn người lớn trưởng thành.

– Trẻ có sức đề kháng yếu hoặc bị suy giảm miễn dịch. Con nhạy cảm cả với những chủng vi khuẩn, virus và tác nhân thông thường. Dẫn đến mắc những đợt tiêu chảy liên tục rất dễ xảy ra.

gặm đồ chơi chứa nhiều vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn do thói quen gặm đồ chơi

– Tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng trước đó (có thể tại đường ruột hoặc ngoài đường ruột). Điều này tạo nên các tổn thương, nếu chưa hồi phục hẳn rất dễ bị tác động bởi virus, vi khuẩn và độc tố của chúng.

– Tình trạng suy dinh dưỡng. Thường gặp ở trẻ biếng ăn, ở những gia đình thiếu điều kiện kinh tế hoặc mắc chứng nôn ói lâu ngày.

– Chế độ dinh dưỡng. Trẻ ít được bú mẹ sẽ dễ bị tiêu chảy kéo dài hơn so với trẻ bú mẹ. Trẻ nhỏ ham thích đồ ăn không hợp vệ sinh hoặc bị ép ăn dặm quá sớm cũng rất dễ mắc tiêu chảy kéo dài.

– Sử dụng thuốc một cách không hợp lý, bừa bãi trong các đợt tiêu chảy. Điều này không những không giúp tiêu chảy nhanh khỏi mà còn làm nặng hơn tiêu chảy.

– Thói quen mút tay, gặm đồ vật. Nhất là ở trẻ đang tuổi mẫu giáo, mọc răng.

3. Những triệu chứng phổ biến khi con mắc tiêu chảy kéo dài

Nắm được những triệu chứng phổ biến sau đây, mẹ dự phòng sớm tiêu chảy kéo dài. Và có biện pháp chăm sóc trẻ hợp lý. Thay đổi cách chăm sóc trẻ tiêu chảy ngay hôm nay nếu con có:

3.1. Tiêu chảy kéo dài nhiều ngày

Thường trẻ đi ngoài sẽ khỏi trong 5-7 ngày. Nếu đợt tiêu chảy cấp kéo dài tới ngày thứ 10, hãy cẩn trọng, có thể tiêu chảy sắp trở thành tiêu chảy kéo dài.

Khi này, mẹ sẽ có thể nhìn thấy những thay đổi trong việc đi tiêu của trẻ như:

– Phân đặc hơn, vẫn lỏng không thành khuôn, nhưng không còn nhiều nước như trước

– Trẻ đi tiêu lúc đặc lúc lỏng nhưng số lần đi tiêu vẫn nhiều hơn bình thường

– Phân có mùi chua, có chất nhầy và có thể có máu

3.2. Biếng ăn, khó tiêu, kém hấp thụ

Trẻ biếng ăn, khó tiêu, kém hấp thu

Tiêu chảy kéo dài, trẻ kém hấp thu, biếng ăn

Tiêu chảy nhiều ngày khiến con mệt mỏi. Kèm theo đó là tình trạng tổn thương ruột, mất một lượng lớn enzym, men chuyển hóa thức ăn. Mẹ rất dễ bắt gặp trẻ chán ăn, lười ăn, ăn không tiêu khi đang mắc tiêu chảy kéo dài.

Triệu chứng này không thể hết trong ngày một ngày hai (đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Cộng với hệ thống tiêu hóa, miễn dịch ở trẻ vốn đã yếu, chưa được hoàn thiện. Vội vàng ép con ăn thường dẫn tới hiệu ứng ngược, hậu quả con càng quấy khóc, sợ ăn.

3.3. Mất nước, điện giải ở trẻ tiêu chảy nhiều ngày

Tuy tiêu chảy không diễn ra rầm rộ nhưng nước và điện giải vẫn bị mất theo phân ra ngoài. Đó còn chưa kể mất do nôn hay sốt ở trẻ tiêu chảy kéo dài.

Mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu mất nước sau:

– Nếp véo da mất chậm (từ 2 giây trở lên)

– Mắt trũng. Mắt đờ đẫn, mệt mỏi vô hồn.

– Khát, uống háo hức. Nếu con khát mà không thể uống nước, tình trạng mất nước điện giải được xem là nghiêm trọng. Cần được nhập viện cấp cứu.

– Li bì, lạnh ẩm đầu chi

– Mạch yếu, thở nông

3.4. Sốt khi trẻ mắc tiêu chảy kéo dài

sốt nôn tiêu chảy ở trẻ

Đôi khi tiêu chảy kéo dài kèm sốt.

Đôi khi tiêu chảy kéo dài kèm sốt.

Sốt trong tiêu chảy kéo dài có vai trò làm tăng các hoạt động chuyển hóa, miễn dịch. Từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố bất lợi gây tổn thương và nhiễm khuẩn đường ruột. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý các trường hợp con sốt kéo dài hoặc sốt cao 39- 40 độ. Tránh dẫn tới co giật ở trẻ nhỏ, rối loạn chuyển hóa, suy kiệt, nhiễm độc thần kinh.

3.5. Một số triệu chứng khác

Các triệu chứng khác biểu hiện âm thầm hơn. Nhiều triệu chứng mẹ chỉ nhận ra khi con đã tiêu chảy nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

– Cân nặng giảm hoặc không tăng

– Thiếu vitamin A khiến trẻ khô giác mạc, mờ giác mạc

– Thiếu vitamin D khiến trẻ chậm lớn, còi xương và miễn dịch kém

Thông qua những cuộc nghiên cứu liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và các đợt tiêu chảy kéo dài thì triệu chứng phân có nhầy là triệu chứng thường gặp nhiều nhất và tiếp theo đó là triệu chứng mất nước và sốt là những triệu chứng thường gặp ở trẻ em bị tiêu chảy kéo dài.

Mời mẹ đọc thêm:

Tiêu chảy kiết lỵ ở trẻ em

4. Khi nào cần đưa tới bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và sự theo dõi, chăm sóc của bố mẹ.

Tuy nhiên, đối với một số trẻ nhiễm bị khuẩn nặng, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, trẻ có các biểu hiện bị mất nước và các trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi thì cần điều trị tại bệnh viện tới khi tình trạng sức khỏe trở nên ổn định. Ở những trẻ này, nguy cơ suy dinh dưỡng và tử vong tương đối cao nên các mẹ cần nhanh chóng cho con điều trị tại bệnh viện.

5. Cách điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Cách điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em tuần theo hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm:

5.1. Bù nước, bù điện giải

– Trước khi tiến hành điều trị dinh dưỡng, trẻ cần sớm được bù nước, điện giải

– Bù nước, điện giải giống như trong phác đồ bù nước, điện giải trong tiêu chảy cấp. Các mẹ có thể tìm hiểu thêm về Cách bù nước, điện giải ở tiêu chảy cấp.

Một số lưu ý khi bù nước, điện giải cho các trẻ suy dinh dưỡng nặng bị tiêu chảy kéo dài:

– Trẻ phải được tiến hành điều trị ở bệnh viện để đề phòng những trường hợp, tình huống nguy hiểm có thể xảy ra

– Nên bù nước, điện giải bằng đường uống, cho uống dung dịch Resomal hoặc Oresol, tiến hành chậm và theo dõi

– Tiến hành đặt sonde dạ dày và để nhỏ giọt nếu trẻ uống kém hoặc không uống được

– Khi trẻ có những biểu hiện của sốc cần truyền dịch

5.2. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để cải thiện và hồi phục cân nặng ở trẻ theo từng lứa tuổi. Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn khó tiêu hóa quá, nhiều chất, hạn chế lượng đường lactose có trong thức ăn. Cung cấp đầy đủ nước, protein, các khoáng chất và vitamin cần thiết để phục hồi và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.

Bú mẹ nhiều hơn làm làm giảm tiêu chảy kéo dài

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ, khuyến khích cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Nếu trẻ dùng sữa động vật thì tránh sử dụng các loại sữa động vật chứa đường lactose. Các mẹ nên cho trẻ ăn thêm sữa chua hoặc giảm sử dụng các loại sữa động vật.

Đối với trẻ lớn hơn, ngoài việc giảm lượng đường lactose trong thức ăn thì cần giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn nếu việc giảm lượng đường lactose không hiệu quả.

Ngoài ra các mẹ nên chia khẩu phần ăn con mình ra nhiều hơn 6 bữa một ngày và duy trì chế độ dinh dưỡng đến khi cân nặng được phục hồi.

5.3. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Chỉ dùng kháng sinh khi có chẩn đoán nhiễm khuẩn, không được tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi. Cho trẻ ngừng sử dụng kháng sinh khi có những nghi ngờ trẻ sử dụng thuốc không có tác dụng hoặc thuốc dùng khiến trẻ bị tiêu chảy cấp do sử dụng kháng sinh kéo dài.

Có thể hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu diệt hại khuẩn bằng men vi sinh như Men 10 chủng BioAmicus.

Không tự ý sử dụng thuốc

Không tự ý bổ sung cho trẻ nhiều loại thuốc cùng lúc

5.4. Bổ sung vitamin và muối khoáng

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài cần được bổ sung vitamin như vitamin A và khoáng chất như sắt, kẽm,… hàng ngày phù hợp theo từng lứa tuổi trong hai tuần.

Nếu trẻ đã uống vitamin A từ 1-2 tháng trước thì không cần bổ sung thêm vitamin A.

6.Những biện pháp ngừa tiêu chảy kéo dài hiệu quả

Đề ngừa tiêu chảy kéo dài, trước hết mẹ cần ổn đinh đường ruột, hạn chế tác động của tiêu chảy tới trẻ. Về lâu dài, mẹ nên xây dựng các thói quen cho đường ruột khỏe mạnh như:

– Không sử dụng bừa bãi thuốc chống nôn, cầm đi ngoài cũng như thuốc kháng sinh

– Nên nuôi trẻ sơ sinh hoàn toàn bằng sữa mẹ để trẻ có sức đề kháng tốt nhất

– Rèn luyện thói quen cho trẻ từ nhỏ: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

– Thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn đồ chơi cho con và dọn dẹp vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ

– Thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Men 10 chủng BioAmicus – Giải pháp lợi khuẩn ổn định hệ tiêu hóa, hạn chế tiêu chảy kéo dài

BioAmicus giảm tiêu chảy cấp

Ưu điểm nổi trội Men 10 chủng BioAmicus hỗ trợ điều trị tiêu chảy kéo dài

Men 10 chủng BioAmicus là dòng men 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam. Đây được coi là giải pháp ổn định hệ tiêu hóa, hạn chế tiêu chảy kéo dài đáng tin cậy cho các mẹ.

Với 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết từ Canada thuộc hai nhóm quan trọng Lactobacillus và Bifidobacterium. Men 10 chủng BioAmicus tự tin cung cấp da dạng các chủng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Từ ruột non cho tới ruột già. Các chủng lợi khuẩn này cạnh tranh chỗ bám, thức ăn với hại khuẩn. Mang đến cho bé một hệ tiêu hóa ổn định.

Với công nghệ hiện đại, các chủng lợi khuẩn đảm bảo độ ổn định cao trong chế phẩm. Với thiết kế nhỏ giọt, chai 10ml tiện lợi, mẹ dễ dàng mang theo khi đưa bé ra ngoài. Bổ sung mỗi 5 giọt hằng ngày, mẹ tha hồ đưa con đi khám phá thế giới mà không lo tiêu chảy.

Với thành phần tự nhiên, không chứa chất gây dị ứng, kích ứng như gluten, GMO, chất tạo mùi, tạo vị nhân tạo. Men 10 chủng BioAmicus phù hợp với cả trẻ sơ sinh. Đặc biệt có thể sử dụng lâu ngày hỗ trợ điều trị tiêu chảy mà không lo về độ an toàn.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tiêu chảy kéo dài ở trẻ em trên, BioAmicus mong các mẹ có thêm được những thông tin hữu ích về tình trạng này ở con để có thể xử trí kịp thời. Nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Men 10 chủng BioAmicus hoặc những thông tin hữu ích về sức khỏe trẻ thì hãy liên hệ ngay tới số điện thoại 1900 636 958 hoặc trruy cập vào trang web bioamicus.vn để được đội ngũ chăm sóc khách hàng hướng dẫn tận tình.



Bài viết liên quan