Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ: 5 lý do và cách khắc phục

Mục lục

Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ kèm theo những dấu hiệu bất thường chính là cảnh báo về các bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng này nhận biết và xử trí ra sao? Nguyên nhân nào khiến trẻ 1 tuổi vẫn bị nôn trớ? Bài viết dưới đây sẽ là thông tin mà các bậc cha mẹ đang tìm kiếm.

trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ

1. Tại sao trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ 1 tuổi. Trong đó, mẹ cần chú ý 5 lý do chính sau đây:

– Trẻ ăn quá no: ở giai đoạn 1 tuổi, dạ dày của trẻ chỉ chứa được tối  đa 250ml cho mỗi lần ăn. Khi mẹ cho bé ăn quá nhiều, dạ dày của bé bị quá tải sẽ dẫn đến hiện tượng nôn trớ.

– Ăn dặm ở trẻ 1 tuổi: 1 tuổi chính là độ tuổi ăn dặm của bé. Trẻ 1 tuổi ăn hay bị nôn trớ là do chưa làm quen kịp với thức ăn mới. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện, chưa thể tiêu hóa hết thức ăn và sinh ra nhiều khí thừa. Mặt khác, nhiều mẹ chỉ cho bé ăn lặp lại 1 món khiến bé chán ăn, kích thích phản xạ nôn trớ của trẻ.

– Bệnh lý đường tiêu hóa: Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ có thể do nguyên nhân đến từ bệnh lý đường ruột. Hệ miễn dịch của bé còn non nớt, nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa càng cao. Những bệnh lý hay thường thấy ở trẻ 1 tuổi bị nôn trớ đó là: tắc ruột, viêm ruột, đầy bụng, khó tiêu…kèm theo biểu hiện sốt, đau bụng, quấy khóc…

– Ngộ độc thức ăn: Khi bé 1 tuổi bị nôn liên tục trong ngày, khả năng cao là bé đã bị ngộ độc thức ăn. Nôn trớ xuất hiện sau khi ăn vài giờ, xuất hiện liên tục làm bé cực kỳ khó chịu, mệt mỏi.

– Nhiễm trùng hô hấp: Cơn ho nặng, dữ dội sẽ dẫn đến việc trẻ 1 tuổi nôn trớ sau ho.

2. Trẻ 1 tuổi bị nôn trớ nhiều có sao không?

Trước tiên, cha mẹ cần phân biệt hiện tượng nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý ở trẻ nhỏ. Bé 1 tuổi ăn hay bị nôn trớ được xem là sinh lý bình thường nếu bé vẫn vui chơi, mạnh khỏe, tăng cân đều.

Nếu trẻ 1 tuổi bị nôn trớ nhiều, liên tục trong ngày thì đây chính là hiện tượng bệnh lý. Để tình trạng này kéo dài gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ. Đặc biệt, nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện các bệnh tiêu hóa như tắc ruột, viêm ruột…và không chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng hết sức nguy hiểm.

trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ

Trẻ 1 tuổi nôn trớ nhiều gây mệt mỏi, thiếu chất

3. Mẹ cần làm gì khi trẻ 1 tuổi hay nôn trớ?

– Ngay sau khi bé nôn trớ

Ngay khi bé bị nôn trớ, các mẹ cần dùng ngay khăn để lau sạch miệng cho bé. Đồng thời thay quần áo để cơ thể bé không bị hôi.

– Điều chỉnh tư thế cho bé

Sau đó, mẹ hãy đỡ bé ngồi dậy hoặc cho bé nằm úp hoặc nghiêng 1 bên. Mẹ cần hết sức chú ý không để bé nằm nghiêng vì khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản gây sặc.

Bù lại nước cho bé

Sau khi điều chỉnh tư thế cho bé, mẹ có thể cho bé uống nước hoặc dung dịch Oresol lượng vừa phải, từ từ. Đối với trẻ 1 tuổi, mẹ nên cho bé uống khoảng 10 ml Oresol mỗi 5 phút (dùng thìa hoặc bơm tiêm không kim). Đây là điều cần thiết để cơ thể bé có thể bù lại lượng nước đã mất. Bên cạnh đó, mẹ cũng không cho bé ăn ngay mà cần để dạ dày trẻ nghỉ hoàn toàn trong vòng 30 – 60 phút sau nôn. Mẹ nên chia nhỏ lượng thức ăn để tránh tình trạng trẻ 1 tuổi ăn vào là nôn.

– Điều cần lưu ý

Các mẹ tuyệt đối không cho bé uống bất kỳ một loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng nôn trớ vẫn tiếp diễn, mẹ có thể đưa bé đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng của bé. Không nên tiếp tục tự điều trị tại nhà làm tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng.

4. Cách chăm sóc khi bé 1 tuổi bị nôn liên tục

4.1 Cho trẻ bú đúng cách

Nguyên nhân bé 1 tuổi hay bị ọc sữa cũng có thể do mẹ cho bé bú sai cách. Cho trẻ bú như thế nào để tránh tình trạng bị nôn trớ khi bú là điều quan trọng mà bà mẹ nào cũng cần lưu ý.

Đầu tiên, khi đặt bé nằm trọn trong lòng mẹ, nâng cằm bé chạm ngực và mũi không bị chặn, đầu hơi ngả ra sau. Mẹ nên để con nằm nghiêng  nhẹ, tuyệt đối không cho bé bú ở tư thế nằm ngửa hoặc đang ngủ. Bởi khi ở tư thế này, bé rất dễ bị sặc sữa vào khí quản, rất nguy hiểm.

Mẹ cũng nên chú ý kiểm soát thời gian bú của bé. Khi bú quá no, bé sẽ dễ bị nôn trớ, hoặc bị nôn về đêm khiến giấc ngủ không sâu giấc.

4.2 Chế độ ăn dặm cho trẻ 1 tuổi bị nôn trớ liên tục

trẻ 1 tuổi nôn trớ nhiều lần

Chăm sóc trẻ 1 tuổi bị nôn trớ cần chú ý chế độ ăn dặm

Chế độ ăn dặm cho trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ, các mẹ cần chú ý những điểm sau:

– Cho trẻ ăn thức ăn đặc, dễ nuốt sau 8 giờ bé ngừng nôn. Sau đó, mẹ điều chỉnh chế độ ăn từ từ và trở lại chế độ ăn bình thường trong vòng 24 giờ sau khi ăn trở lại

– Chế độ ăn dặm của trẻ nên là những thực phẩm nhẹ, dễ tiêu như cháo, bánh quy mặn (cung cấp thêm muối),…Mẹ nên tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều chất béo và thức ăn nhiều gia vị.

– Để tránh nôn trớ về đêm, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá no trước khi ngủ. Với trẻ đang dùng sữa công thức thì nên giảm lượng sữa khoảng 30-50 ml mỗi lần bú.

– Mẹ cũng không nên ép bé ăn quá nhiều trong một bữa, khiến bé sợ hãi, chán ghét khi gặp thức ăn.

– Mỗi bữa ăn nên cho trẻ ăn từ từ, không cho trẻ ăn quá nhanh hay quá chậm để bé có thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng và không bị đầy hơi, chướng bụng.

– Sau khi ăn dặm hoặc bú, mẹ nên để bé chơi, hoạt động nhẹ nhàng 10-15 phút. Không nên đặt bé nằm xuống ngay, dẫn đến tình trạng trẻ 1 tuổi hay nôn trớ sau ăn.

– Khi bé gặp các mùi vị lạ sẽ gây kích thích, có thể gây nôn trớ. Vì vậy mẹ cần cho môi trường xung quanh bé tránh mùi nước hoa, khói thuốc lá, mùi nấu thức ăn…

Có thể mẹ quan tâm:

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt: Cánh bảo 6 bệnh lý thường gặp

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: Nguyên nhân và cách xử trí

5. Bioamicus Complete – Giải pháp toàn diện cho các vấn đề tiêu hóa của trẻ

Khi trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ, sức khỏe của bé sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, mẹ cần nhanh chóng củng cố hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé. Bioamicus Complete chính là sản phẩm mà các mẹ đang tìm kiếm.

Bioamicus Complete – Giải pháp toàn diện cho các vấn đề tiêu hóa của trẻ

Bioamicus Complete không chỉ hỗ trợ dự phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa, sản phẩm còn tăng cường hệ miễn dịch, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Điểm vượt trội của Bioamicus Complete chính là chưa 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm lợi khuẩn đã được chứng minh tác dụng tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn cung cấp cho trẻ 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều, cải thiện rõ rệt tình trạng nôn trớ hay rối loạn tiêu hóa ở nhiều đối tượng. Ngày càng nhiều các chuyên gia sức khỏe và bác sĩ khuyến nghị các công thức men vi sinh đã chủng để phản ánh sự đa dạng tự nhiên vốn có trong ruột được khỏe mạnh.

6. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Khi tình trạng bé 1 tuổi nôn trớ nhiều, cha mẹ cần sự giúp đỡ của bác sĩ để chẩn đoán cũng như điều trị khi cần thiết. Dấu hiệu cần đưa bé nhập viện ngay đó là:

Sốt cao, đau bụng quằn quại, tím tái, co giật…

Có hiện tượng mất nước, trẻ 1 tuổi bị nôn trớ liên tục nghi bị ngộ độc thức ăn.

Bé nôn ra máu hoặc dịch mật vàng, xanh.

Trẻ nôn trớ liên tiếp, tiếp tục bị nôn trên 24h.

Trên đây là tất cả những điều mà bậc cha mẹ cần biết khi trẻ 1 tuổi bị nôn trớ. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để cha mẹ có thể áp dụng vào việc nuôi con. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ hotline 1900 63 69 85 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ trực tiếp. Và đừng quên truy cập vào Website Bioamicus để cập nhật những kiến thức bổ ích chăm sóc cho bé nhé.



Bài viết liên quan