Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ hay nôn trớ khi ăn có cách nào cải thiện?

Mục lục

Trong quá trình nuôi con, một trong những vấn đề khiến các mẹ lo lắng nhất đó chính là hiện tượng trẻ hay nôn trớ khi ăn. Nhiều mẹ rất xót con nhưng lại bất lực, không thể giải quyết. Hiểu được tâm lý đó, hôm nay BioAmicus sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về vấn đề này một cách tường tận, chi tiết nhất.

trẻ ăn vào là nôn

1. Tại sao trẻ hay nôn trớ khi ăn?

Nôn là hiện tượng gây nên do sự co bóp cơ trơn dạ dày và sự co thắt của các cơ thành bụng. Từ đó gây nên hiện tượng trào ngược thức ăn, sữa từ dạ dày lên thực quản xong đó qua miệng ra ngoài. Nôn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn còn thắc mắc, chưa hiểu tại sao trẻ ăn vào lại nôn ra như vậy. Dưới đây là 3 nhóm nguyên nhân giải thích cho vấn đề này:

1.1 Chăm sóc trẻ chưa đúng cách

– Trẻ bị ép ăn quá nhiều thức ăn, bú quá no.

– Mẹ cho con bú chưa đúng tư thế, sử dụng bình sữa chưa đúng cách, chưa vỗ ợ cho trẻ sau khi bú. Việc đó khiến khí theo đó vào dạ dày nhiều, gây ra đầy hơi, nôn trớ.

– Sau khi ăn, trẻ được đặt nằm ngay khiến thức ăn, sữa dễ bị trào ngược ra ngoài. Hoặc sau khi ăn no, trẻ bị quấn tã quá chặt khiến trẻ dễ bị khó thở, nôn trớ.

1.2 Hiện tượng sinh lý khiến trẻ ăn hay bị nôn

Ở trẻ sơ sinh có hệ thần kinh chưa hoàn thiện, dễ bị kích thích. Trong khi đó, ống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh trung ương – ruột. Điều này gây nên các cơn co thắt bất thường cùng nhu động ruột không ổn định, dẫn đến hiện tượng bé ăn vào là nôn.

Cùng với đó, các góc cong của dạ dày trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh như người lớn khiến thức ăn và sữa trào ngược trở lại miệng, bé ăn xong hay bị nôn

Thông thường tình trạng nôn trớ sinh lý diễn ra nhiều nhất trong giai đoạn trẻ 10-12 tháng tuổi, sau đó sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Nếu hiện tượng nôn trớ diễn ra mà không kèm theo các biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ cứ ăn vào là nôn cũng không loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nên mẹ không được chủ quan

trẻ ăn hay bị nôn trớ

Trẻ ăn hay bị nôn có thể do sinh lý dạ dày chưa hoàn thiện

1.3 Trẻ em ăn vào nôn ra là bệnh gì?

Nôn do bệnh lý ở trẻ ăn hay nôn thường kèm theo các biểu hiện như dịch nôn có màu xanh vàng, cơ thể tím tái, kém hô hấp, trẻ ho, thở khò khè, chậm tăng cân… Đây chính là cảnh báo cho các bệnh lý:

Bé bị ốm

Khi môi trường chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột, hoặc ngược lại, trẻ rất dễ bị ốm. Lúc này, hệ miễn dịch của bé đang bị suy giảm do sự tấn công của virus, vi khuẩn. Vì vậy gây nên tiêu chảy, sốt cao, ho, đau họng, viêm đường hô hấp cấp và đặc biệt là có thể khiến bé ăn hay bị nôn.

Trẻ ăn hay bị nôn do vấn đề về hệ tiêu hóa

“Trẻ ăn vào nôn ra là bệnh gì?” là thắc mắc của nhiều mẹ. Trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng đường ruột. Viêm dạ dày – ruột có thể xảy ra khi trẻ ăn đồ ăn không đảm bảo chất lượng, bé dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm. Đôi khi lý do là bé thường xuyên đưa tay và đồ vật vào miệng. Điều này khiến lượng vi khuẩn có hại tăng sinh và tấn công gây tổn thương các niêm mạc đường ruột.

Nôn trớ do viêm dạ dày – ruột thường bắt đầu đột ngột và kết thúc nhanh chóng trong vòng 24 đến 48 giờ.Với trường hợp này, trẻ ăn hay bị nôn ói kèm theo các hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, biếng bú.

Ngoài ra cần chú ý đến bệnh lý dị dạng đường tiêu hóa. Khi bé bị phì đại hoặc tắc hẹp thực quản, tá tràng, ruột non sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn, từ đó bé sẽ quấy khóc, đầy bụng kèm theo nôn trớ.

trẻ ăn hay bị nôn

Bệnh lý đường tiêu hóa khiến bé ăn vào là nôn

Mẹ có thể tìm hiểu thêm qua bài viết: nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên tắc xử trí trẻ hay nôn trớ khi ăn

2.1 Làm gì khi trẻ ăn vào là nôn?

Xử trí bé ăn bị nôn liên tục cần đảm bảo việc đầu tiên là chất nôn được đẩy ra ngoài hoặc xuống dạ dày hoàn toàn. Chất nôn còn đọng lại có thể gây tắc nghẽn đường thở hoặc trào ngược vào phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ. Để hạn chế điều này, mẹ cần:

– Đầu tiên, dùng khăn sạch lau miệng, mũi cho trẻ. Sau đó tìm cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn còn sót trong miệng, họng, mũi của trẻ.

– Dùng tay vỗ nhẹ vào lưng để chất nôn dễ được bật ra ngoài. Hoặc vuốt theo chiều trên xuống để dịch nôn sót lại được di chuyển xuống dạ dày

– Giữ cho trẻ nằm yên, đúng tư thế. Nhẹ nhàng kê đầu bé lên cao hơn thân dưới và tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên để tránh hiện tượng dịch nôn trào ngược vào đường thở.

– Với trường hợp trẻ bị trớ nhiều sữa, mẹ cần để con nằm nghiêng để dịch nôn không bị hít vào phổi.

Tâm lý của trẻ khi nôn thường rất sợ hãi, hoảng loạn. Khi đó, nếu bị quát mắng trẻ sẽ quấy khóc và trớ nhiều hơn. Vì vậy, mẹ cần nhẹ nhàng trấn an, giúp bé bình tĩnh trở lại hoặc nói chuyện để trẻ quên đi việc nôn.

Mời mẹ tham khảo thêm: 9 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

trẻ nôn trớ sau ăn

Khi bé ăn bị nôn cần để bé nằm nghiêng để tránh sặc vào đường thở sau đó lau sạch chất nôn

2.2 Theo dõi mất nước và chăm sóc trẻ sau khi nôn

Ngay sau khi trẻ nôn xong, mẹ không nên tiếp tục cho trẻ ăn ngay. Thay vào đó, việc quan trọng lúc này là cần đảm bảo cung bù đủ nước cho trẻ. Cách phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng dung dịch Oresol để có thể cung cấp đầy đủ cả nước và muối khoáng cho trẻ.

Số lượng: Khuyến nghị chung là 50ml/ 1kg cân nặng. Ví dụ trẻ nặng 9kg thì cần bổ sung 450ml Oresol tương đương với 100 muỗng cà phê.

Cách uống: Sau khi nôn, trẻ thường sẽ rất khát nên có xu hướng uống một ngụm nhiều gây nên sặc và nôn. Vì vậy mẹ cần kiểm soát lượng nước trẻ uống bằng cách cho trẻ uống từng ngụm nhỏ hoặc từng muỗng mỗi một vài phút.

Thời điểm uống: Mẹ nên cho bé uống sau khi trẻ đã bớt nôn và bình tĩnh trở lại. Duy trì cho trẻ uống trong khoảng 4 giờ sau khi nôn hoặc đến khi tình trạng nôn ổn định hơn.

Sau khi bù nước và tình trạng trẻ đã ổn định trở lại, vấn đề dinh dưỡng cũng rất đáng được quan tâm. Mẹ có thể cho trẻ trở lại ăn uống, bú sữa bình thường sau khoảng 12-24 giờ. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Không nên bắt ép trẻ ăn quá nhiều mà cần lắng nghe nhu cầu của con để có thể cung cấp một lượng phù hợp nhất.

2.3 Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

Các trường hợp nôn trớ sinh lý thường sẽ tự khỏi sau khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, với các trường hợp nôn bệnh lý như bé bị ốm hay bị nhiễm khuẩn đường ruột thì cần được xử lý và phòng ngừa đúng cách. Nguyên nhân của các vấn đề này chủ yếu đến từ việc hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ vững vàng để đánh lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Vì thế men vi sinh được ra đời với mong muốn có thể hỗ trợ bé tăng cường sức đề kháng, hoàn thiện hệ tiêu hóa, từ đó giảm hiện tượng nôn trớ.

Một loại men vi sinh tốt phụ thuộc chủ yếu vào lượng chủng lợi khuẩn mà men cung cấp được cho trẻ. Càng nhiều chủng lợi khuẩn thì hệ tiêu hóa của trẻ càng được hỗ trợ đa dạng và toàn diện. Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete chứa lượng đến 10 chủng lợi khuẩn, bổ sung đa dạng nhất các loại lợi khuẩn cần thiết cho trẻ ngay từ khi chào đời.

Đặc biệt các chủng lợi khuẩn đều thuộc 2 loài quan trọng, đó là Lactobacillus và Bifidobacterium. Đây là những loại lợi khuẩn cần thiết phải có mặt trong hệ tiêu hóa của trẻ ngay từ khi chào đời. Vì vậy, với mọi lứa tuổi, bé đều có thể sử dụng men vi sinh BioAmicus Complete như một trợ thủ đắc lực cho hệ tiêu hóa của mình, giúp tránh hiện tượng nôn trớ sau khi ăn.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Men vi sinh BioAmicus Complete hỗ trợ tiêu hóa khi trẻ ăn hay bị nôn

Có thể mẹ quan tâm:

Sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ mẹ cần lưu ý gì?

Trẻ bị sốt và nôn cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gì?

3. Cách phòng ngừa trẻ hay nôn trớ khi ăn

3.1 Đối với trẻ 0-6 tháng tuổi

Giai đoạn này, bé chỉ nhận nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần nhớ rằng các thức ăn mình tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Mẹ cần tránh các loại thức ăn cay nóng, mùi vị đậm, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, cafein, rượu, bia, chất kích thích…

Cách cho con bú cũng rất quan trọng. Khi bú, mẹ cần bế sao cho đầu và người bé nằm trên một đường thẳng, miệng bé ôm trọn núm vú để tránh khí lọt vào dạ dày quá nhiều. Mỗi lần bú, thay vì cho bé bú quá nhiều, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều lần bú. Với trẻ từ 1-2 tháng tuổi nên được bú 80ml-150ml mỗi bữa và bú 4-5 bữa mỗi ngày. Đến giai đoạn 2-6 tháng tuổi thì có thể nâng lên 180ml mỗi bữa và 5 bữa mỗi ngày.

Sau khi bú, mẹ nên đứng lên và vỗ nhẹ vào lưng để giúp trẻ ợ hơi được. Biện pháp này sẽ giúp trẻ giảm lượng khí bị nuốt vào dạ dày, từ đó giảm nôn trớ. Sau khi bú ít nhất 15 phút thì mới cho trẻ nằm.

phòng ngừa trẻ ăn hay bị nôn

Phòng ngừa trẻ bị nôn trớ sau ăn bằng cách điều chỉnh lượng sữa và tư thế cho bé bú

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ bị ọc khi uống sữa công thức: 5 vấn đề gây ra và cách khắc phục

3.2 Trẻ 7-12 tháng tuổi ăn hay bị nôn trớ

Lúc này, ngoài sữa mẹ, bé còn có thể sử dụng thêm sữa ngoài và làm quen dần với việc ăn dặm. Vì vậy, việc lựa chọn sữa và thực phẩm ăn dặm rất quan trọng. Sữa công thức không những cần đảm bảo chất lượng mà còn phải phù hợp với cơ thể, sở thích của trẻ.

Về thực phẩm ăn dặm, mẹ cần chọn loại thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, ít chất xơ như: rau mồng tơi, khoai lang, lòng đỏ trứng gà… đặc biệt là hoa quả giàu vitamin và khoáng chất.

Khi mới tập ăn dặm, mẹ không nên quá áp lực về lượng thức ăn con ăn được. Mẹ có thể chia nhỏ phần ăn và lắng nghe thêm nhu cầu sở thích của con. Để vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng mà vẫn không khiến con ăn quá áp lực, quá no dẫn đến trẻ mệt mỏi ăn vào là nôn ói.

Đồng thời, viêm dạ dày ruột cũng có thể xảy ra khi trẻ đưa một vật (hay tay) chứa nhiều vi khuẩn/virus vào miệng. Các loại vi sinh vật gây bệnh này thường xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và lại rất dễ lây lan. Vì vậy, việc giữ vệ sinh cho bé, đặc biệt là rửa tay đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa hiện tượng trẻ ăn hay bị nôn.

3.3 Trẻ 1 tuổi trở lên

Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu khám phá thế giới, tò mò và thích ăn những món ăn mới lạ. Vì thế rất dễ bắt gặp trẻ ăn hay bị nôn khi gặp các thực phẩm không bảo đảm. Bên cạnh đó, nôn cũng có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm, dị ứng.

Vì vậy, thay vì chiều theo ý thích của trẻ. Mẹ cần kiểm soát lượng và loại thực phẩm bé ăn. Khuyến khích trẻ ăn các loại đồ ăn lành mạnh như hoa quả bằng cách chế biến thành những món ăn đẹp mắt với màu sắc, hình thù ngộ nghĩnh để giúp trẻ hứng thú trong việc ăn uống hơn.

4. Khi nào cần liên hệ bác sĩ?

Hiện tượng trẻ ăn hay bị nôn rất phổ biến. Thông thường, vấn đề này không phải là cấp tính và quá nguy hiểm. Tuy nhiên, với một số trường hợp sau đây, bố mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời:

 – Dịch nôn có màu xanh lá cây của dịch mật hoặc màu đỏ của máu

 – Đợt nôn trớ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kéo dài quá 24 giờ

 – Trẻ quấy khóc, không chịu ăn hoặc bú liên tục trong vài giờ

 – Có hiện tượng mất nước mức độ trung bình đến nặng. Biểu hiện: khô miệng, khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong vòng 4-6 giờ

 – Đau bụng dữ dội

 – Đi vệ sinh ra máu

 – Bất ngờ sốt cao trên 39ºC hoặc sốt liên tục 3 ngày trên 38.4ºC

 – Trẻ lờ đờ, uể oải, ngủ li bì

5. Giải đáp thắc mắc về chủ đề “trẻ hay nôn trớ khi ăn”

5.1. Tại sao trẻ nhìn thấy đồ ăn là buồn nôn, mẹ cần làm gì?

Trường hợp trẻ cứ nhìn thấy đồ ăn là buồn nôn có thể là do thức ăn quá chán hoặc không hợp với khẩu vị của trẻ. Trong trường hợp này, mẹ nên tìm hiểu xem bé thích ăn loại thức ăn nào, rồi từ đó chuẩn bị các món ăn đó cho trẻ.

5.2. Trẻ nôn trớ khi ăn có nên cho trẻ ăn tiếp?

Trong trường hợp bé hay nôn trớ khi ăn, mẹ không nên cho bé ăn tiếp ngay, cần cho bé nghỉ ngơi để cho ổn định. Sau khoảng 30 phút ngồi ổn định, nếu bé đòi ăn tiếp, thì mẹ mới cho bé ăn, nếu bé không có dấu hiệu đòi ăn, thì mẹ không nên ép trẻ ăn tiếp.

5.3. Trẻ hay nôn trớ sau khi ăn là do đâu?

Trường hợp trẻ hay nôn trớ sau khi ăn có thể là do mẹ đã ép trẻ ăn quá nhiều, khiến trẻ quá non, hoặc trẻ chưa xuôi thức ăn, mẹ đã cho bé nằm hoặc cho bé vận động luôn. Số ít trường hợp trẻ nôn trớ sau khi ăn có thể là do ngộ độc thức ăn, trường hợp này có thể kèm theo da tím tái, khó thở hoặc hôn mê, khi có dấu hiệu như vậy, mẹ cần đưa bé đi tới trung tâm y tế ngay.

Trên đây là những lý do và cách xử trí, phòng ngừa tình trạng trẻ ăn hay bị nôn. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho các mẹ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về mọi vấn đề của bé, mẹ có thể liên hệ Hotline 1900 63 69 85 để được các Dược sĩ và chuyên gia sức khỏe thăm khám và hỗ trợ. Bioamicus luôn đồng hành cùng mẹ trong chặng đường phát triển của bé.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-nausea-vomiting-treatment

https://www.uptodate.com/contents/nausea-and-vomiting-in-infants-and-children-beyond-the-basics



Bài viết liên quan