Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ còi xương hay suy dinh dưỡng khác nhau thế nào ?

Mục lục

Còi xương và suy dinh dưỡng là 2 tình trạng bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên bố mẹ lại rất hay nhầm 2 tình trạng này là một. Thông thường, khi thấy trẻ thấp còi nhẹ cân thì phụ huynh hay nghĩ con bị còi xương suy dinh dưỡng. 

Hãy để Bioamicus giúp bố mẹ phân tích rõ ràng 2 tình trạng bệnh lý này nhé!

tre-coi-xuong-suy-dinh-duong

Phân biệt trẻ còi xương và suy dinh dưỡng

1. Bệnh còi xương ở trẻ là gì?

1.1 Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương.

Để chẩn đoán trẻ còi xương, bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu như:

– Trẻ khó ngủ, hay quấy khóc, khóc đêm (khóc dạ đề)

– Rụng tóc hình vành khăn

– Xương hộp sọ có biểu hiện bất thường: thóp rộng, bờ thóp mềm và lâu kín thóp. Hình dáng đầu bẹp cá trê, có thể xuất hiện bướu ở đỉnh đầu hoặc trán.

– Bé chậm mọc răng, thường xuyên táo bón. Chậm phát triển vận động, chậm lẫy, chậm bò, đi….

– Trẻ thiếu canxi: bị co giật do hạ canxi khi bị bệnh cấp tính. Có thể kéo theo các biến chứng nghiêm trọng như chuỗi hạt sườn, chân tay cong chữ O, chữ X.

Ngoài ra để chắc chắn hơn về tình trạng bệnh lý của bé, mẹ nên đưa bé đi xét nghiệm chỉ số canxi tại bệnh viện.

1.2 Trẻ bị còi xương phải làm sao ?

Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ.

‘Thủ phạm’ chính gây ra bệnh còi xương ở trẻ là do thiếu hụt vitamin D. Dẫn tới cơ thể trẻ gặp khó khăn khi hấp thu cũng như chuyển hóa canxi và phốt pho. Đây là 2 loại chất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ.

Phương pháp điều trị.

– Bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho và vitamin D cho bé bằng việc tắm nắng hàng ngày. Tắm nắng cho bé 15 – 30 phút trước 9h sáng mỗi ngày, giúp chuyển hóa, tăng khả năng hấp thu canxi – phốt pho. Bổ sung hải sản trong thực đơn ăn dặm của bé và cho bé uống thêm sữa.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ còi xương

– Ngoài ra, có thể bổ sung canxi theo toa thuốc được bác sĩ kê. Bố mẹ nhớ tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng vitamin D kéo dài hoặc quá liều, lượng canxi thừa sẽ được thải ra ngoài cùng nước tiểu, dễ gây sỏi thận mãn tính hoặc vôi hóa động mạch.

– Mỗi bé có nhu cầu vitamin D khác nhau. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch thực đơn ăn dặm giàu canxi cho bé.

che-do-dinh-duong-bo-sung-vitamin-d

Bổ sung vitamin D cho trẻ qua thực đơn

2. Suy dinh dưỡng ở trẻ em.

2.1 Biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng.

Trẻ bị suy dinh dưỡng khi cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Gây ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển. Các dấu hiệu thường gặp là: chậm hoặc không tăng cân thậm chí sụt cân, bé mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc và dễ bị bệnh. Trẻ chậm phát triển vận động, chậm mọc răng. Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng nặng được thể hiện ở 3 thể là: phù, teo đét và hỗn hợp.

– Thể phù: Do thực đơn chỉ toàn tinh bột không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Các triệu chứng thông thường như: trẻ bị phù, nước da xanh xao, cơ thể bị suy thoái, hạ canxi, mắt khô, quáng gà và hay bị bệnh.

– Thể teo đét: Mức độ nhẹ hơn thể phù. Tuy nhiên, các cơ thịt của trẻ bị teo lại, da nhăn nheo giống người già. Thể teo đét chẩn đoán thường tốt hơn thể phù do các cơ quan nội tạng ít tổn thương hơn.

– Thể hỗn hợp: Kết hợp cả 2 thể trên.

2.2 Nguyên nhân và cách điều trị.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng là do chế độ ăn uống thiếu chất và cách nuôi con phản khoa học. Một trong số đó là cai sữa sớm, cho bé ăn dặm không đúng thời điểm. Hay chất lượng thức ăn kém khiến bé dễ mắc bệnh nhiễm trùng và mãn tính, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé.

Nếu tình trạng bé suy dinh dưỡng cấp độ nhẹ và vừa thì có thể chữa trị tại nhà. Bằng cách cung cấp một thực đơn hợp lý, tìm và loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh khiến trẻ suy dinh dưỡng. Nên cho trẻ tiêm chủng vắc xin đầy đủ và theo dõi cân nặng định kỳ.

Với tình trạng trẻ suy dinh dưỡng nặng thì phải đến bệnh viện điều trị và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

tre-suy-dinh-duong-do-thieu-dinh-duong

Nên bổ sung nhiều loại kháng chất cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng

3. Phân biệt trẻ còi xương và suy dinh dưỡng.

Dựa trên một vài đặc điểm sau, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng:

3.1 Ngoại hình của trẻ còi xương, suy dinh dưỡng.

Có trường hợp trẻ mắc bệnh còi xương tuy nhiên không bị suy dinh dưỡng. Trẻ vẫn bụ bẫm và ăn ngủ tốt. Ngược lại, một số trẻ có vóc dàng còi cọc, thậm chí là bị suy dinh dưỡng. Nhưng lại hoàn toàn không bị còi xương.

3.2 Nguyên nhân sinh bệnh.

– Suy dinh dưỡng

Nguyên nhân do thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể. Cụ thể, các chỉ số về cân nặng lẫn chiều cao đều thấp hơn mức trung bình.

– Bệnh còi xương

Do trẻ không được cung cấp đủ canxi và phốt pho để đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Dẫn đến tổn thương và biến dạng xương trẻ. Ngoài ra còn xuất hiện bệnh còi xương thể bụ vì trẻ nặng cân có nhu cầu canxi và phốt pho cao hơn bình thường.

3.3 Phương pháp điều trị trẻ còi xương suy dinh dưỡng.

Đối với trẻ còi xương thường được bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin D và canxi. Còn với trẻ suy dinh dưỡng một trong những biện pháp phổ biến là tăng cường vitamin D và canxi. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp chủ yếu.

4. Bioamicus Vitamin D3 K2 hỗ trợ phòng ngừa còi xương cho trẻ.

Bioamicus-Vitamin-D3-K2

Vitamin BioAmicus D3K2 là vitamin hỗ trợ tăng hấp thu canxi

D3 và K2 là 2 loại vitamin có vai trò quan trọng trong việc hấp thu và vận chuyển Canxi. D3 giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi ở ruột, trong khi vitamin K2 lại có vai trò gắn canxi vào xương. Nếu không có K2 canxi sẽ tồn tại trong thành mạch gây lắng đọng làm tắc nghẽn mạch máu.

Bộ đôi D3 + K2 giúp ngăn ngừa còi xương ở trẻ, giúp hệ xương của trẻ phát triển toàn diện và tăng chiều cao tối đa.

Sản phẩm không màu, không mùi không vị vô cùng dễ uống với bé

Không chất bảo quản, không thành phần biến đổi gen, không chất gây dị ứng an toàn cho cả trẻ sơ sinh

BioAmicus Vitamin D3 K2 được phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Dược phẩm Hunmed và đã có mặt tại hơn 30 Quốc gia trên thế giới.

Hy vọng bài viết trên sẽ là hành trang sẽ đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm bé. Đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích của Bioamicus nhé! Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!



Bài viết liên quan