Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ hay giật mình khóc đêm có phải bệnh lý? Có khỏi được không?

Mục lục

Trẻ hay giật mình khóc đêm là nỗi âu lo của mọi bậc phụ huynh khi nuôi trẻ nhỏ. Giấc ngủ không ngon ảnh hưởng tới tinh thần, cảm xúc và phát triển trí não của trẻ. vậy đây có được xem là tình trạng bệnh lý? Có khỏi được không? Câu trả lời có trogn bài viết mẹ hãy xem ngay nhé.

tre-hay-giat-minh-khoc-dem (1)

1. Nguyên nhân trẻ hay giật mình khóc đêm

Trẻ giật mình quấy khóc khi ngủ có thể xuất phát từ vấn đề sinh lý hoặc do trẻ đang mắc bệnh.

1.1. Do phản xạ Moro

Phản xạ Moro lần đầu tiên được mô tả năm 1918, bởi Ernst Moro. Là một phản xạ nguyên thủy của trẻ sơ sinh. Có thể nhìn thấy sớm nhất là sau 25 tuần tuổi và thường xuất hiện sau 30 tuần tuổi kể từ khi thụ thai. Hết khi trẻ lên 6 tháng tuổi.

Phản xạ Moro được tạo ra khi kéo cánh tay của trẻ sơ sinh khi ở tư thế nằm ngửa và buông tay ra như cảm giác ngã. Trẻ xuất hiện phản xạ này là do tính đột ngột của các kích thích.

Các phản ứng đặc trưng của Moro bao gồm: dạng chi trên và duỗi thẳng cánh tay. Các ngón tay, cổ và cột sống hơi duỗi ra. Sau đó, cánh tay khép lại và bàn tay đưa về phía trước cơ thể và cuối cùng là quay trở lại bên người trẻ.

1.2. Do bé mơ thấy ác mộng hoặc chuyển giai đoạn ngủ

Trẻ nhỏ cũng có thể gặp ác mộng khi ngủ giống như người lớn. Biểu hiện bằng cách giật mình tỉnh dậy và quấy khóc không ngừng. Trên mặt có biểu cảm sợ hãi, bám lấy bố mẹ không buông. Và không chịu nằm ngủ. Tuy nhiên, một số trường hợp nhẹ, trẻ có thể không thức dậy mà chỉ lắc đầu ọ ọe.

Thời điểm trẻ hay gặp ác mộng là vào khoảng 4 – 6 giờ sáng, khi bước vào giai đoạn sau của chu kỳ giấc ngủ.

Độ tuổi trẻ bắt đầu gặp những cơn ác mộng là khoảng 2 tuổi. Phổ biến nhất là giai đoạn 3 – 6 tuổi. Một số trẻ có thể chỉ quấy khóc do ác mộng vài lần một năm. Một số khác có thể thường xuyên hơn và là vấn đề nan giải của cha mẹ.

Nguyên nhân khiến trẻ gặp ác mộng thường gặp nhất là sốt, do trí tưởng tượng phong phú, sau chấn thương hoặc tai nạn…

Do bé mơ thấy ác mộng hoặc chuyển giai đoạn ngủTrẻ mơ thấy ác mộng nên hay giật mình, quấy khóc

1.3. Các kích thích thần kinh khiến trẻ hay giật mình khóc đêm

Phản ứng giật mình ở trẻ sơ sinh được đặc trưng bởi các cử động gập người và do các kích thích thần kinh gây ra. Chẳng hạn như khi nghe một âm thanh rất lớn, hoặc một luồng không khí thổi đột ngột qua mặt.

Khi ngủ, các tế bào thần kinh được ức chế bởi nồng độ canxi trong máu cao. Ở trẻ em, sự thiếu hụt canxi và hệ thần kinh chưa hoàn thiện khiến con dễ bị kích thích hơn. Chuyển động, âm thanh, sự thay đổi ánh sáng đều là những nguồn kích thích khiến trẻ giật mình.

1.4. Do thiếu canxi, con khó ngủ, dễ giật mình, quấy khóc

Canxi là một khoáng chất chiếm tỷ lệ cao trong cơ thể, tới 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể. Có mặt trong hệ thần kinh, cơ, xương, răng… Giữ các chức năng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ như:

– Tham gia phát triển tế bào thần kinh và tác động đến cấu trúc của tế bào não bộ

– Điều hòa sự co lại và giãn nở của mạch mãu

– Truyền xung động thần kinh

– Điều tiết co cơ

– Sản xuất nội tiết tố

Vì thế, khi nồng độ canxi trong máu của trẻ bị giảm, có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương. Gây ra phản xạ “kích thích thần kinh cơ”. Khiến trẻ co giật hoặc co thắt không tự chủ các cơ và dây thần kinh. Đây là các biểu hiện của tình trạng giật mình khi ngủ dẫn đến quấy khóc ở trẻ.

Thiếu canxi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đa phần các mẹ chỉ nghĩ đến việc bổ sung thiếu canxi trong chế độ ăn. Nên tăng cường cho trẻ ăn thức ăn giàu canxi hoặc thực phẩm chức năng chứa canxi. Nhưng tình trạng thiếu canxi ở con vẫn không giảm. Thực chất, nguyên nhân thiếu canxi có khả năng rất cao là do con không đủ vitamin D3 và K2.

1.5. Thiếu vitamin D3, con ngủ không sâu, giật mình khó ngủ lại

Vitamin D tồn tại ở 2 dạng chính là vitamin D3 và Vitamin D2. Vitamin D3 có trong động vật hoặc tổng hợp nhờ ánh nắng. Còn vitamin D2 thì có trong thực vật và men. Viitamin D3 và D2 đều có vai trò như nhau trong cơ thể. Tuy nhiên theo nghiên cứu năm 2012, cho thấy D3 tốt hơn trong việc tăng nồng độ vitamin D trong cơ thể. [1] Vì thế, chuyên gia khuyến cáo nên ưu tiên bổ sung vitamin D ở dạng D3 cho trẻ. Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, vitamin D có vai trò quan trọng trong điều hòa giấc ngủ của trẻ [2]. Bao gồm, việc có mặt  ở một số vùng não liên quan đến điều hòa giấc ngủ. Và tham gia sản xuất Melatonin. Một hormon điều chỉnh nhịp sinh học và giấc ngủ ở trẻ.

tre-hay-giat-minh-khoc-dem thiếu vitmain d3

Thiếu vitamin D3 ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Ngoài ra, vitamin D có ảnh hưởng gián tiếp đến giấc ngủ của trẻ thông qua các rối loạn đau không đặc hiệu ở trẻ. Như: hôi chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hay hội chứng chân không yên.

Vì thế, thiếu vitamin D3 là căn nguyên phổ biến gây tình trạng ngủ không sâu giấc. Giật mình, tỉnh giấc vào ban đêm và quấy khóc kéo dài.

Tham khảo thêm:

Trẻ khóc đêm không chịu bú
Nguyên nhân bé khóc đêm khó ngủ

2. Trẻ hay giật mình khóc đêm có khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?

Trẻ giật mình khóc đêm kéo dài bao lâu là tùy vào từng nguyên nhân.

2.1. Nếu nguyên nhân là phản xạ Moro

Phản xạ Moro có từ ngay khi trẻ mới sinh ra, có thể kéo dài đến 6 tháng.

– Từ tháng thứ 2 tờ đi, trẻ có thể bình tĩnh hơn. Trẻ có thể vẫn giật mình khi được mẹ đặt vào nôi hoặc khi đang ngủ. Nhưng mẹ chỉ cần ôm hoặc chạm nhẹ, con sẽ an tâm và rơi trở lại vào giấc ngủ. Một số trẻ khó tính hơn, có thể cần được mẹ bế, vỗ nhẹ hay xoa lưng mới nín khóc.

– Đến tháng thứ 6, phản xạ Moro ở trẻ sẽ giảm dần và biến mất. Đây là dấu hiệu của việc trẻ đang phát triển thần kinh bình thường và đã bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với trẻ sẽ hết khóc về đêm. Theo dữ liệu, có 16 – 21% trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi sẽ tiếp tục khóc do bị thức giấc về đêm và cần sự dỗ dành của cha mẹ.

2.2. Với trẻ giật mình khóc đêm do kích thích thần kinh hoặc chu kỳ giấc ngủ

Phản ứng giật mình thường ít xuất hiện hơn phản xạ moro trong những tháng đầu đời. Nhưng lại xảy ra thường xuyên hơn khi trẻ lớn. Tồn tại trong suốt cuộc đời, kể cả khi trưởng thành. Giống như một phương thức tự vệ nhanh trước các yếu tố tác động không báo trước.

Tuy nhiên, mẹ có thể hạn chế phản xạ giật mình ở trẻ. Bằng cách lựa chọn phòng ngủ yên tĩnh, tránh âm thanh lớn hay các kích thích đột ngột khác.

Với trẻ giật mình khóc đêm do kích thích thần kinh hoặc chu kỳ giấc ngủCho trẻ ngủ trong môi trường yên tĩnh, tránh âm thanh lớn

2.3. Nếu nguyên nhân là thiếu vi chất

Trẻ hay giật mình tỉnh giấc, quấy khóc là dấu hiệu quan trọng để nhận biết trẻ có đang thiếu vi chất (canxi và vitamin D3). Tình trạng giật mình sẽ kéo dài trong thời gian dài và không hết nếu không được bổ sung kịp thời.

Trẻ có thể nín khóc và quay lại giấc ngủ trong đêm đó. Nhưng tình trạng giật mình có thể tiếp tục vào đêm hôm sau. Phải đến khi được bổ sung đủ lượng vi chất cần thiết thì trẻ mới giảm dần việc giật mình quấy khóc về đêm.

Không chỉ vậy, nếu thiếu canxi và vitamin D3 lâu ngày có thể khiến trẻ chậm phát triển hệ xương, thần kinh, răng…

3. Các biện pháp chữa giật mình khóc đêm cho trẻ ngủ ngon

Dưới đây là những giải pháp giúp trẻ hết giật mình khóc đêm:

3.1. Ổn định môi trường, tinh thần, nhanh chóng đưa con vào giấc ngủ trở lại

Khi thấy trẻ giật mình và òa khóc gọi mẹ. Mẹ hãy thực hiện các bước sau để con đưa con ngủ trở lại:

– Bước 1: Quan sát trẻ trong vài phút

Khi giật mình nhẹ con sẽ tự ngủ trở lại được. Nếu mẹ dỗ dành có thể còn làm con thức giấc và quấy khóc dữ hơn. Vì thế, mẹ nhớ không nên bật điện hay vỗ lưng con ngay mà hãy quan sát con. Chỉ dỗ dành khi con khóc to và không tự nín.

– Bước 2: Xoa lưng nhẹ để trẻ an tâm

– Bước 3: Nếu con vẫn khóc dữ dội mẹ có thể bế con lên. Bế con sao cho mặt áp vào vai mẹ và đung đưa, trò chuyện để con an tâm.

– Bước 4: Khi con đã say giấc, mẹ hãy đặt con xuống nôi. Lưu ý đặt con nhẹ nhàng rồi từ từ thả tay ra để con không gặp phản xạ Moro.

tre-hay-giat-minh-khoc-dem (5)

Khi con khóc, mẹ hãy quan sát vài phút xem con có tự nín không rồi mới bế con lên

3.2. Hạn chế các kích thích thần kinh

Một số lưu ý sau giúp con ngủ ngon hơn suốt đêm. Hạn chế giật mình do các phản ứng kích thích thần kinh mẹ nên áp dung:

– Lựa chọn chỗ ngủ yên tĩnh và không bật đèn khi trẻ ngủ.

– Di chuyển nhẹ nhàng trong phòng khi con đang ngủ.

– Nên quấn khăn kiểu kén cho con. Để con cảm thấy an toàn và tránh việc con vùng vẫy chân tay rồi tự giật mình.

3.3. Bổ sung vi chất

Đối với canxi

Mẹ bổ sung canxi cho trẻ qua thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ. Tăng cường các loại hải sản như: tôm, sò, cá… các loại rau xanh như rau diếp, cải xoăn, cần tây… Đặc biệt, canxi chiếm hàm lượng cao 125mg trong 100mg sữa mẹ. Vì thế, biện pháp bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ là sữa mẹ.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tăng lượng canxi cho trẻ thông qua các loại thực phẩm chức năng chứa canxi. Lưu ý cho trẻ uống khi no, không uống cùng với sữa. Và tránh uống sau 14h. Liều lượng canxi phù hợp cho trẻ:

Dưới 6 tháng tuổi 7-12 tháng tuổi 1 – 3 tuổi 4 – 6 tuổi
300 mg/ngày 400 mg/ngày 500 mg/ngày 600 mg/ngày

Đối với vitamin D3

Vitamin D3 có nguồn gốc từ động vật hoặc được cơ thể tổng hợp từ ánh nắng mặt trời. Các loại thực phẩm giàu D3 gồm thịt bò, trứng, cá hồi, cá trích… Nhưng D3 lại dễ bị phân hủy khi chế biến nên không khi vào cơ thể thì không đủ hàm lượng cần thiết.

Mặt khác, các chuyên gia cũng không khuyến cáo cho trẻ phơi nắng để tổng hợp vitamin D3. Vì khung giờ tổng hợp D3 tốt nhất là 9 – 14 giờ, có nguy cơ ung thư da là rất cao và cao hơn cả lợi ích nhận được.

Vì thế, các tổ chức y tế khuyến khích mẹ bổ sung D3 cho trẻ qua các loại thực phẩm chức năng. Với liều lượng là:

Dưới 6 tháng tuổi 7-12 tháng tuổi 1 – 3 tuổi 4 – 8 tuổi
25 mcg (1.000 IU) 38 mcg (1.500 IU) 38 mcg (1.500 IU) 75 mcg (3.000 IU)

Vitamin tinh khiết D3K2 BioAmicus – Vitamin cho con trọn giấc ngon

Hai vitamin cần thiết nhất cho sự hấp thu canxi của cơ thể là vitamin D3 và K2.

– Vitamin D3 giúp trẻ hấp thu được nhiều lượng canxi từ dạ dày vào hệ tuần hoàn. Đảm bảo nồng độ canxi trong máu, giữ cho hệ thần kinh khỏe mạnh. Giúp trẻ có một giấc ngủ ngon suốt đêm, hạn chế giật mình và quấy khóc.

– Vitamin K2 tăng cường canxi từ máu vào xương. Kích thích hoạt động của tế bào tạo xương. Tăng cường hệ cơ xương khớp của trẻ khỏe mạnh.

Vitamin kép D3K2 BioAmicus mang lại lợi ích kép vượt trội: Hỗ trợ con có giấc ngủ ngon và cao lớn khỏe mạnh.

tre-hay-giat-minh-khoc-dem (6)

D3K2 BioAmicus được sản xuất theo tiêu chuẩn khắt khe của Canada. Đảm bảo duy trì chuẩn hàm lượng trong mỗi liều là: 2,5µg vitamin D3 và 4µg vitamin K2. Nhờ đó, con chỉ cần uống với thể tích nhỏ mỗi ngày đã đủ hàm lượng theo khuyến cáo của WHO. Mẹ dễ cho uống, con đủ liều lượng.

4. Trường hợp trẻ hay giật mình khóc đêm bất thường

Giật mình khóc đêm là một phản xạ tự nhiên ngay từ khi trẻ mới sinh ra nên không được coi là một bệnh lý. Tuy nhiên, đây có thể là biểu hiện đáng báo động của nhiều bệnh lý. Trẻ cần nhận được sự thăm khám của bác sĩ. Đặc biệt là khi kèm theo các biểu hiện sau:

– Giật mình do phản xạ Moro nhưng chỉ xảy ra ở một phía có thể do các bất thường về thần kinh – cung phản xạ.

– Trẻ co giật, mất ý thức xảy ra cả ban ngày về đêm có thể do bệnh lý tâm thần

– Trẻ chậm lớn nhẹ cân là dấu hiệu của thiếu chất trầm tọng.

– Trẻ giật mình do sốt cao có thể đang bị viêm

– Khóc liên tục > 3 giờ trong 3 – 4 tuần liên tục

Trẻ hay giật mình khóc đêm hầu như gặp ở mọi đứa trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Có thể do phản xạ sinh lý hoặc do thiếu canxi và vitamin D3. Nếu mẹ muốn biết thêm các nguyên nhân khác gây khóc đêm ở trẻ, hãy truy cập website BioAmicus. Hoặc gọi điện đến hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

 


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan