Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ khóc đêm không dỗ được [KHẮC PHỤC NGAY]

Mục lục

Trẻ nhỏ khóc là chuyện rất bình thường. Nhưng cũng có thể trở nên bất thường khi dỗ mãi không nín. Vậy trẻ khóc đêm không dỗ được có thể do nguyên nhân nào và cách khắc phục ra sao?  Mẹ hãy xem ngay bài viết nhé.

tre-khoc-dem-khong-do-duoc (1)

1. Vì sao trẻ khóc đêm không dỗ được?

Tiếng khóc là lời chào đầu tiên và là phương thức giao tiếp của trẻ với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Thông thường, trẻ sẽ khóc liên tục tới khi đạt được mong muốn. Vì thế, cần thiết phải phải đoán được ý trẻ qua tiếng khóc để đáp ứng nhu cầu của trẻ để dỗ trẻ nín.

Ngoài ra, con cũng có thể khóc do tình trạng bệnh lý. Mẹ phân biệt dễ dàng nhất qua tuổi của con. Với trẻ dưới 8 tuần tuổi, quấy khóc ban đêm được xem là tình trạng bình thường. Do đang tập làm quen với mọi thứ. Đến khoảng 4 tháng tuổi thì trẻ khóc đêm sẽ bớt dần đi và dễ dỗ hơn. Nếu đến 3 tuổi mà con vẫn không hết khóc đêm, rất có thể bé đang thiếu canxi.

2. Đoán ý trẻ qua tiếng khóc đêm

Dưới đây là những gợi ý về mong muốn của con khi con khóc. Mẹ hãy xem và áp dụng để đáp ứng được nhu cầu của con, để con nhanh nín khóc.

2.1. Trẻ đói

Dạ dày của trẻ rất nhỏ, lượng thức ăn chứa được ít. Nên thường cảm thấy đói khi thức dậy vào đêm. Khi cơn đói đêm ập đến, trẻ sẽ đánh thức mẹ bằng tiếng khóc và gửi thông điệp “con đang đói mẹ ạ”.

Tiếng khóc khi trẻ đói thường có âm thanh “nèh”. Kèm theo đó là các động tác mút tay, ngọ nguậy tìm sữa.

Điều này phổ biến nhất ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Thường tỉnh giấc 2 lần mỗi đêm. Và giảm dần khi lớn lên. Đến khi 5 tháng tuổi thì trẻ đã có thể ngủ liền mạch cả đêm mà không cần nạp thêm năng lượng.

2.2. Đầy tã

Tiếng khóc đêm “Héh” kèm theo biểu hiện đạp chân, quơ tay báo hiệu đã đến lúc phải thay tã. Khi tã quá đầy, không còn khả năng thấm hút sẽ làm con khó chịu, tỉnh giấc. Và khóc òa để gọi mẹ thay tã.

Để con ít khóc đêm do đầy tã, để cả mẹ và trẻ có một giấc ngủ ngon hơn, mẹ không nên cho con bú quá no trước khi ngủ.

2.3. Khóc do rối loạn tiêu hóa

Bé khóc đêm với những âm thanh như “Éh”, “Eérh” thường đến từ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa. Trẻ sẽ cảm thấy bứt rứt, đau, mệt mỏi do các tình trạng khó tiêu, bức bách trong bụng. Tiếng khóc lúc này trở thành công cụ thể hiện cảm xúc và sự khó chịu của trẻ.

Đặc biệt, mẹ cần lưu ý khi trẻ khóc đêm liên tục ≥ 3 giờ mỗi ngày, ≥ 3 ngày mỗi tuần và ≥ 3 tuần liên tục thì được gọi là khóc dạ đề hay colic. Nguyên nhân gây khóc dạ đề là do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Có triệu chứng trào ngược dạ dày, hoặc khó tiêu do không dung nạp lactose… Phổ biến ở trẻ dưới 4 tháng tuổi.

Khóc do rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ khóc đêm khó dỗ

2.4. Khóc do thiếu canxi

Canxi có vai trò quan trọng trong điều tiết hoạt động của hệ thần kinh. Khi thiếu canxi, trạng thái kích thích và ức chế thần kinh bị gián đoạn. Khiến trẻ luôn ở trạng thái hưng phấn dẫn đến khó ngủ và dễ tỉnh giấc về đêm.

Ngoài ra, Canxi là nguyên liệu quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ. Khi thiếu canxi, trẻ sẽ gặp phải tình trạng mỏi nhức cơ xương, bủn rủn chân tay. Rất khó vào giấc, khi ngủ thì hay giật mình quấy khóc.

Bên cạnh quấy khóc, một số biểu hiện khác giúp mẹ xác định xem con có đang thiếu canxi là:

– Trẻ chậm mọc tóc, răng, chậm lớn.

– Hay bị chuột rút

– Ngủ không sâu giấc

Nguyên nhân gây thiếu canxi có thể do chế độ ăn thiếu thực phẩm giàu canxi như: rau xanh, đậu nành, sữa giàu canxi… Hoặc do không bổ sung vitamin tăng hấp thu canxi như: Vitamin D3 và K2. Đây là hai loại vitamin giúp vận chuyển canxi từ ruột vào máu và từ máu vào xương.

tre-khoc-dem-khong-do-duoc (3)

Thiếu canxi có thể do chế độ ăn nghèo canxi hoặc thiếu vitamin D3

2.5. Cảm thấy bất an

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ luôn cảm thấy lạ lẫm với môi trường. Mỗi khi trẻ giật mình tỉnh giấc vào đêm dễ cảm thấy hoảng sợ và bất an trước không gian tối và xa lạ. Vì thế con khóc để báo hiệu cho mẹ. Lúc này, bé rất cần cái ôm và vỗ về từ mẹ.

Khóc đêm do bất an thường bắt đầu với ánh mắt ngơ ngác, lạ lẫm. Trẻ quay đầu xung quanh để tìm kiếm tự quen thuộc và cảm giác an toàn.

2.6. Trẻ mơ thấy ác mộng

Khi trẻ đang ngủ mà giật mình thức dậy, bật khóc và bám lấy bố mẹ không buông thì nhiều khả năng trẻ đang gặp ác mộng. Ác mộng thường phổ biến ở trẻ nhỏ đã biết đi hoặc bắt đầu học mầm non.

Do gặp phải chuyện sợ hãi trước khi đi ngủ. Hoặc đang phải chịu trạng thái căng thẳng khi ngủ do ốm đau, mới bắt đầu ngủ một mình…

Thời điểm hay gặp ác mộng là giai đoạn sau của giấc ngủ, khi trẻ sắp tỉnh giấc vào sáng sớm.

Tham khảo thêm:

Trẻ hay khóc đêm sau cai sữa có sao không?
Trẻ khóc đêm ra mồ hôi trộm có bất thường?

3. Sai lầm trong cách dỗ khiến trẻ khóc đêm không ngớt

Đôi khi trẻ khóc đêm không ngớt dù mẹ đã dỗ dành đủ cách. Có khả năng mẹ đã gặp một số sai lầm khi dỗ trẻ:

3.1. Bực bội, cáu gắt với con

Tiếng khóc của con là nỗi ám ảnh với không ít bố mẹ mỗi khi về đêm. Nhiều mẹ còn bị trầm cảm đến nỗi chỉ cần nghe con khóc thì sẽ tức giận và cáu gắt. Sự mất bình tĩnh này khiến mẹ không thể thấu hiểu ý muốn của con. Không giải quyết được vấn đề con đang gặp phải nên con sẽ khóc dai dẳng không nín.

Ngoài ra, con trẻ rất nhạy cảm. Có thể cảm nhận được thái độ của mẹ. Khiến con có cảm giác không an toàn, sợ hãi nên khóc càng dữ dội hơn.

Bực bội, cáu gắt với con

Mẹ tránh cáu giận khi dỗ con khóc

3.2. Ngay lập tức bế con lên

Khi mới tỉnh dậy và quấy khóc trẻ luôn cảm thấy hoang mang, lạ lẫm và chưa ổn định tinh thần. Nếu mẹ bế trẻ lên ngay, nói lớn tiếng sẽ càng khiến con sợ hãi hơn. Đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Thay vào đó, mẹ nên đứng cạnh, xoa lưng và thủ thỉ với con. Con sẽ biết mẹ đang ở bên cạnh nên vẫn có cảm giác an toàn. Sau khi kiểm tra tã bình thường, mẹ nên đợi khoảng chừng 10 – 15 phút đến khi con đã bình tĩnh, mới bế con lên.

3.3. Lập tức bật đèn ngủ, hất chăn

Khi nghe tiếng khóc của con, mẹ để 1 – 2 phút để con tự trấn tĩnh. Tránh việc lập tức bật đèn hay tháo chăn con ra để vỗ về. Vì làm như vậy có thể làm con tỉnh giấc, khóc to và không ngủ lại được.

Hơn nữa, chỉ cần vài lần mẹ lật chăn hay bật đèn, có thể hình thành trong tiềm thức của con rằng: khi khóc cần được mẹ dỗ. Thấy ánh sáng mới nín. Sẽ rất khó cho mẹ để dỗ con trong những lần sau.

4. Cách dỗ trẻ hết quấy khóc đêm, nhanh chóng ngủ trở lại?

Muốn trẻ nín khóc thì quan trọng nhất là tìm ra và giải quyết được vấn đề của trẻ. Dưới đây là những giải pháp giúp mẹ dỗ con khóc hiệu quả:

4.1. Điều chỉnh lại tâm trạng của mẹ

Nếu mẹ đang cảm thấy bực bội và cáu gắt vì tiếng khóc của con. Hãy lùi một vài bước ra xa con một chút, hít thở thật sâu. Trấn tĩnh bản thân trước, sau đó mới bắt đầu dỗ dành con.

Nếu tiếng khóc quá áp lực, mẹ có thể đặt trẻ ở nơi an toàn như giường, cũi, không có vật dụng xung quanh. Và rời phòng trong 10 – 15 phút. Và đừng bế con cho đến khi mẹ thực sự chấn tĩnh. Điều này sẽ tốt cho tâm lý của cả mẹ và bé.

tre-khoc-dem-khong-do-duoc (5)

Nếu mẹ cáu giận hãy dành 10 – 15 phút để bình tĩnh trước khi dỗ con

4.2. Tìm ra và đáp ứng những nhu cầu của trẻ

Khi con khóc, việc đầu tiên mẹ cần làm là kiểm tra nhu cầu cấp bách của con:

– Kiểm tra tã: Kiểm tra tã xem có phải tã đã đầy không? Nếu có hãy thay ngay cho con.

– Cho trẻ bú: Nếu đã xác định con khóc do đang cảm thấy đói. Mẹ hãy cho con bú no, con sẽ hết khóc và ngủ lại.

– Sử dụng núm vú giả: Núm vú giả được thiết kế rất giống ti mẹ nên trẻ khá khó phân biệt. Với những trẻ có thói quen ngậm ti khi ngủ, nếu tỉnh dậy không có ti sẽ khóc. Mẹ có thể cho bé ngậm ti giả để bé dễ ngủ lại và hết quấy khóc.

– Vỗ về nhẹ nhàng: Tiếng quát mắng chỉ khiến con cảm thấy sợ hãi và khóc nhiều hơn. Thay vào đó, mẹ hãy nhẹ nhàng dỗ dành để con cảm nhận được sự yêu thương, an toàn từ mẹ. Có vậy con mới nhanh nín.

4.3. Áp dụng quy tắc 5-S cho con ngủ sâu hơn

Nếu mẹ đã dỗ dành, đã kiểm tra tã, đã cho bú nhưng con vẫn khóc không ngừng. Mẹ hãy thứ áp dụng quy tắc 5-S sau. Đây là quy tắc hướng đến việc giải quyết vấn đề quấy khóc do tiêu hóa và khó ngủ ở trẻ.

Bước 1: Swaddle (Quấn kén)

Quấn kén là sử dụng khăn quấn quanh mình trẻ, giống như một chiếc kén. Việc này sẽ giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm và tránh việc trẻ tự khua tay chân rồi giật mình. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ được quấn khăn sẽ ngủ ngon và lâu hơn những trẻ không được quấn khăn.[1]

Đặc biệt, quấn kén giúp giảm nguy cơ quấy khóc vì phản xạ Moro. Phản xạ Moro là tình trạng trẻ giật mình do âm thanh hoặc chuyển động đột ngột khi ngủ.

Bước 2: Side-stomach position (Tư thế nằm sấp)

Trẻ nằm sấp sẽ ngủ lâu và ít nhạy cảm với tiếng ồn hơn. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh sẽ bị tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử (SIDS).

Để con dễ dàng rơi vào giấc ngủ sau khi khóc đêm, mẹ hãy bế con nằm sấp ngang cẳng tay hoặc đặt con trên vai. Khi con đã bình tĩnh và ngủ ngon thì đặt con nằm ngửa trên giường để ngủ.

Side-stomach position (Tư thế nằm sấp)
Tư thế nằm sấp trên vai mẹ giúp trẻ dễ ngủ trở lại hơn

Bước 3: Shush (Suỵt)

Khi trong bụng mẹ, trẻ đã quen với nhiều âm thanh như:

– Tiếng bơm tuần hoàn máu

– Nhịp điệu hơi thở của mẹ

– Tiếng tuần hoàn hoạt động

Vì thế khi nghe thấy tiếng “suỵt” lớn, con sẽ cảm thấy quen thuộc. Hơn nữa, âm thành này còn có thể kiểm soát nhịp tim và cải thiện giấc ngủ của con. Từ đó kéo con trở lại trạng thái bình tĩnh.

Bước 4: Swing (Đung đưa)

Khi con khóc, mẹ hãy thử bế con lên và đung đưa nhẹ nhàng. Nhịp đưa giúp xoa dịu tâm lý và giảm nhịp tim của con, để con dễ thiu thiu buồn ngủ.

Đồng thời, mẹ nên quay mặt con về phía mẹ và giao tiếp với con. Nhằm phân tán sự tập trung giúp con quên đi việc “khóc” hay sợ hãi.

Bước 5: Suck (Bú)

Ngậm là phản xạ tự nhiên của trẻ. Hình ảnh trẻ ngậm tay được quan sát trên siêu âm từ tuần thứ 14.

Một nghiên cứu năm 2020 [2] cho thấy, khi mút tay hoặc ngậm ti trẻ sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái. Vì thế, khi con khóc mẹ có thể cho trẻ bú hoặc ngậm ti giả để dỗ dành.

Các biện pháp trên có thể giúp con bình tĩnh và hết khóc khi nguyên nhân xuất phát từ sinh lý. Còn khi nguyên nhân là do thiếu canxi thì con vẫn sẽ tiếp tục khóc đêm trong một thời gian dài. Phải đến khi đạt đủ nồng độ canxi cần thiết thì con mới hết quấy khóc. Nếu mẹ đã cho con ăn thực phẩm giàu canxi mà con vẫn hay khóc thì khả năng cao do kém hấp thu. Lúc này bổ D3 và K2 là cần thiết.

Vitamin bao kép D3K2 – Bổ sung vi chất cho giấc ngủ liền mạch

Nhằm tối ưu hóa hấp thu canxi ở trẻ, Kappa Bioscience đã sản xuất ra sản phẩm BioAmicus Vitamin D3 K2-MK7. Với thành phần kết hợp 2,5µg Vitamin D3 và 4µg Vitamin K2 ở dạng MK7. Trong đó, K2-MK7 tinh khiết 100% và chuẩn hàm lượng nhờ công nghệ bao kép K2VITAL® DELTA.

Vitamin bao kép D3K2 – Bổ sung vi chất cho giấc ngủ liền mạch
Năm 2013, Kappa Bioscience đã thực hiện hiện thử nghiệm đánh giá hàm lượng vitamin K2-MK7 của 101 sản phẩm có mặt trong thị trường. Thì kết quả cho thấy có đến 81% không đủ nồng độ tạo ra hiệu quả. Vì thế, bài toán về duy trì nồng độ đạt chuẩn của vitamin K2-MK7 trở thành mục tiêu chính của Kappa Bioscience.

Sau quá trình dày công nghiên cứu, công nghệ bao kép K2VITAL® DELTA đã ra đời và được cấp bằng sáng chế năm 2015. Tạo ra Vitamin K2 duy nhất trên thị trường có màng bao kép bảo vệ. Ngăn cản sự phá hủy của ánh sáng, pH kiềm và ion kim loại như magie, canxi…

Bổ sung vitamin K2-MK7 cùng với vitamin D3 làm tăng hiệu quả hấp thu và dự trữ canxi ở xương và răng.

Sử dụng BioAmicus Vitamin D3 K2-MK7 để con hấp thu đủ canxi. Giảm quấy khóc dai dẳng, không đỗ được khi về đêm. Và để con phát triển hệ xương khỏe mạnh, cao lớn mỗi ngày.

5. Trẻ khóc đêm không dỗ được có cần đưa đi khám?

Khóc sẽ là phản xạ bình thường của trẻ nếu chỉ chỉ khóc trong 15 – 60 phút. Ban ngày trẻ vẫn ăn ngon ngủ được và phát triển cân nặng đều đều. Khi giải quyết được các mong muốn, trẻ sẽ hết khóc ngay.

Nhưng khi con đã khóc liên tục trong 3 giờ, kéo dài 1 tháng liên tục. Có kèm theo một trong các biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm như: sốt, khóc thở, khò khè, tiêu lỏng, ói ọc nhiều, sút cân hoặc không tăng cân… Thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp giúp mẹ giải quyết vấn đề trẻ khóc đêm không dỗ được. Việc tìm ra nguyên nhân bệnh lý như thiếu vi chất, rối loạn tiêu hóa… là cực kỳ quan trọng để giải quyết cơn khóc của trẻ. Nếu mẹ cần thêm lời khuyên khi con khóc, hãy liên hệ ngay với hotline 1900 636 985. Để được các chuyên gia của BioAmicus giải đáp tận tình.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan