Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ khóc đêm ưỡn người biểu thị điều gì? Có nguy hiểm không?

Mục lục

Trẻ thường khóc đêm, vừa khóc vừa ưỡn cong người làm cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trẻ khóc đêm ưỡn người đang biểu thị cho mẹ biết điều gì? Liệu tình trạng này có nguy hiểm. Mẹ cùng tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết sau.

Trẻ nhỏ hay khóc đêm vặn mình, ưỡn người

Trẻ nhỏ hay khóc đêm ưỡn người, vặn mình biểu thị điều gì?

1. Trẻ khóc đêm ưỡn người muốn nói với mẹ điều gì?

Trẻ chưa biết nói thường có ngôn ngữ biểu đạt riêng để báo hiệu cho mẹ biết cơ thể đang gặp vấn đề. Trẻ vừa khóc đêm vừa ưỡn cong người có thể đang muốn nói với mẹ một số điều sau:

1.1. Con đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân gây khóc đêm ưỡn cong người ở trẻ em liên quan đến vấn đề tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, táo bón, dị ứng thực phẩm…Những vấn đề này gây khó chịu, đau đớn dữ dội cho trẻ vào ban đêm.

Đặc biệt, nguyên nhân phổ biến nhất là các cơn co thắt do đột ngột tăng nhu động ruột. Khiến trẻ phải ưỡn cong người để giảm đau. Bên cạnh khóc đêm ưỡn người, trẻ còn gào thét, lúc ầm ĩ, lúc rên rỉ, vã mồ hôi, đỏ mặt, tay nắm chặt và xoa bụng…

Tình trạng này hay gặp ở trẻ từ 4 – 6 tuần tuổi. Mỗi lần xuất hiện triệu chứng, trẻ sẽ khóc hàng giờ liền đến khi bụng dịu lại.

1.2. Con cố giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể

Đôi khi, trẻ không có vấn đề tiêu hóa mà chỉ đơn giản là khóc ưỡn người để giao tiếp với mẹ. Có thể là trẻ muốn được bế, tư thế nằm không thoải mái, trẻ nóng lưng hoặc muốn đi vệ sinh.

Ban đầu, tiếng khóc của trẻ trầm, nhẹ để thu hút sự chú ý. Nhưng nếu vấn đề không được giải quyết, trẻ sẽ quấy khóc, nhõng nhẽo. Cuối cùng là khóc lớn, hét lên bực tức. Trẻ sẽ nín ngay khi được đáp ứng nhu cầu như: được bế, được cho đi vệ sinh,…

1.3. Con co giật do thiếu canxi

Tình trạng hạ canxi máu ở trẻ ngày càng trở nên phổ biến do thiếu vitamin D, làm giảm hấp thu canxi trong thức ăn. Trẻ trong giai đoạn phát triển cần ít nhất 400 IU/ngày vitamin D3, nhưng trong thức ăn và sữa mẹ không đủ đáp ứng gây thiếu hụt.

Trong trường hợp nặng, hạ canxi máu đột ngột, việc dẫn truyền thần kinh bị gián đoạn. Đồng thời, khả năng co bóp và nghỉ của cơ bắp cũng không được điều hòa. Điều này dẫn tới tình trạng trẻ co giật, cơ thể ưỡn lên, co cứng toàn thân, mắt trợn ngược.

Cơn co giật chỉ diễn ra trong khoảng 2 phút rồi trở lại bình thường. Tuy nhiên, trẻ có thể khóc đêm, rên rỉ nhiều giờ sau đó. Ngoài ra, ban ngày, trẻ còn có biểu hiện biếng ăn, nôn trớ, hơi sốt nhẹ.

Khi đã co giật, tình trạng thiếu canxi và D3 của trẻ đã nghiêm trọng. Mẹ cần đưa trẻ đến cơ quan y tế và tham khảo ý kiến chuyên gia về việc bổ sung các chế phẩm bổ sung chuyên biệt.

1.4. Phản xạ Moro tự nhiên ở trẻ

Phản xạ moro ở trẻ sơ sinh khiến con ưỡn người

Phản xạ Moro khiến con khóc đêm ưỡn người, chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh

Phản xạ Moro là một trong những phản xạ tự nhiên đầu tiên của trẻ sơ sinh, như cảm giác giật mình ở người lớn. Có thể trẻ bị tác động bất ngờ bởi tiếng ồn, đột nhiên được nhấc bổng lên hoặc cảm giác bị ngã.

Phản xạ Moro của trẻ được thể hiện bao gồm các cử động tay và chân giang rộng sau đầu và đưa trở lại ngực. Đầu có thể bị giật mạnh về phía sau cùng với cơ thể ưỡn cong. Phản xạ Moro thường xuất hiện từ 2-4 tuần đầu tiên sau sinh và sẽ biến mất sau khoảng 3-5 tháng tuổi khi bé cảm thấy an toàn hơn.

1.5. Con bị khủng hoảng tuổi lên 2

Khủng hoảng tuổi lên 2 là một giai đoạn phát triển tâm lý quan trọng trong đời của trẻ, khi trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh và phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tư duy và sự tự lập. Tuy nhiên, với một số trẻ, giai đoạn này có thể gây ra sự bất an do những thay đổi đáng kể trong cuộc sống: thay đổi môi trường, tình cảm, tâm lý, sự đòi hỏi…

Biểu hiện của tình trạng này là các biến đổi tiêu cực trong tâm trạng: giận dữ, khóc nhiều hơn bình thường, thường vùng vẫy, rên rỉ vào ban ngày. Do đó trẻ thường căng thẳng ban đêm, hay quấy khóc, lúc ngủ thường vặn vẹo, ưỡn người.

Khủng hoảng tuổi lên 2 có thể diễn ra trước khi con 2 tuổi và kéo dài tới 5 tuổi.

1.6. Tổn thương dây thần kinh và não

Các nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng ưỡn người ở trẻ có thể do một số nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh và não, bao gồm: suy dinh dưỡng, thiếu máu từ trong bào thai, viêm não, độc tố thần kinh, di truyền…

Ngoài tình trạng ưỡn người, trẻ còn thường xuyên bị co giật, gồng cơ không thể kiểm soát cả ban ngày và ban đêm. Trẻ có thể khóc nhiều không dứt cả ban ngày và ban đêm, khóc khàn tiếng, phản xạ chậm, mắt lờ đờ…

Tổn thương dây thần kinh và não thường gặp ở trẻ dưới 4 tháng tuổi và có thể để lại di chứng nghiêm trọng.

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là làm sao?
Vì sao trẻ 1 tuổi hay khóc đêm?

2. Trẻ khóc đêm ưỡn người có nguy hiểm không?

Nếu trẻ khóc đêm ưỡn người nhẹ nhàng, mẹ có thể dễ dàng dỗ dành và đưa trẻ vào giấc ngủ thì không phải vấn đề nghiêm trọng. Vì đây có thể là biểu hiện vấn đề sinh lý, con có thể tự hết khi được đáp ứng nhu cầu hoặc lớn lên.

Tuy nhiên, nếu tiếng khóc biểu hiện bệnh lý như khóc thét, dỗ không nín, khó ngủ lại giữa đêm thì có thể là biểu hiện có tổn thương thần kinh, rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt chất…Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: suy nhược, thấp bé nhẹ cân, sa sút trí tuệ,…

khóc đêm ưỡn người khi nào cần đi khám

Trẻ khóc đêm nếu có di chứng về thần kinh, mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ

Nếu có di chứng về thần kinh, việc phục hồi và điều trị sẽ vô cùng khó khăn. Do đó, khi thấy các biểu hiện sau mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:

– Trẻ co giật, ưỡn cong người cứng đờ, khóc nấc, không thể thở được.

– Mắt lờ đờ, đồng tử không đều.

– Biếng ăn, khó nuốt, kèm nôn mửa.

– Ưỡn cong lưng nhưng nâng đầu khó khăn

– Phản xạ chậm với tiếng gọi.

– Sốt cao, trên 38,5 độ.

3. Mẹo dỗ trẻ khóc đêm ưỡn người

Để dỗ trẻ mau nín khóc đêm, nhanh chóng đi vào giấc ngủ, mẹ nên tuân thủ đúng nguyên tắc luôn bên cạnh trẻ và tạo môi trường yên tĩnh. Cụ thể, mẹ cần thực hiện dỗ trẻ khóc đêm cong lưng như sau:

Bước 1: Ổn định tâm lý trẻ bằng tiếng suỵt đều đều. Mẹ có thể ôm trẻ vào lòng hoặc đung đưa nôi trấn an.

Bước 2: Kiểm tra bỉm, quần áo, đảm bảo khô thoáng sạch sẽ. Mẹ nên thay bỉm cho trẻ ngay khi phát hiện bỉm đầy, có thể sử dụng bột Talc hoặc kem chống hăm để trẻ cảm thấy dễ chịu.

Bước 3: Vỗ về nhẹ nhàng, cho trẻ bú và tạo tiếng động trắng. Đây là những tiếng động nhẹ theo nhịp điệu như tiếng quạt, tiếng gió… Mẹ có thể massage nhẹ nhàng trên lưng, đầu, chân giúp bé thư giãn, giảm các cơn đau, khó chịu.

4. Bổ sung đủ vi chất – Ổn định thần kinh, giấc ngủ trọn vẹn

Trước tiên, cần đảm bảo con được cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng như: Canxi, Magie, Kẽm, Sắt, Vitamin B12…Bởi đây đều là các vi chất đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh.

Đặc biệt, trẻ cần bổ sung đầy đủ canxi, không chỉ ổn định thần kinh còn giúp phát triển xương, răng, giúp trẻ cao lớn. Nguồn canxi từ sữa mẹ tuy dồi dào nhưng lại không đủ D3 làm trẻ hấp thu khó khăn. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm vitamin D3 K2 để tăng hấp thu canxi từ thức ăn.

BioAmicus Vitamin D3K2 tinh khiết cho con ngủ ngon

BioAmicus Vitamin D3K2 là sản phẩm bổ sung D3K2 tinh khiết cho trẻ được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng. Với các ưu điểm:

– Công nghệ bao kép độc quyền hàng đầu thế giới, giúp sản phẩm ổn định ngoài môi trường và đủ liều tác động tại ruột.

– Vitamin K2 – MK7 ở dạng trans nên đảm bảo tác dụng hấp thu canxi hiệu quả, không lẫn MK4 và MK7 cis làm giảm tác dụng.

Nhờ bổ sung BioAmicus Vitamin D3K2, con có thể hấp thu tối đa canxi từ sữa mẹ. Từ đó canxi dẫn truyền thần kinh ổn định, khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm ưỡn người.

Hy vọng với bài viết cung cấp thông tin về trẻ khóc đêm ưỡn người trên đây, mẹ đã hiểu rõ ý biểu đạt của con. Nếu có thêm câu hỏi, mẹ có thể liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 để được tư vấn miễn phí.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan