Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng? [LƯU Ý CHO MẸ]
Các mẹ truyền tai nhau “Trứng gà tốt, sạch lại giàu dinh dưỡng. Cho con ăn nhiều trứng gà để con cao lớn”. Liệu điều này có đúng? Đặc biệt, khi trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng? Mẹ hãy xem ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Trứng gà là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn
Trứng gà chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng cần thiết. Mỗi 100g trứng gà chứa tới:
– 166kcal năng lượng
– 14.8g protein
– 11.6g chất béo
– 0.5g Glucid
– Giàu vitamin A (700mcg), D (0.88mcg), B12 (1.29mcg), acid folic (47mcg)…
– Giàu khoáng chất: Canxi (55mcg), sắt (2.7mg), kẽm (0.9mg)…
Trứng gà giúp bổ sung nhiều protein cho trẻ. Tạo cảm giác no lâu, đảm bảo năng lượng cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày. Đồng thời lại giàu canxi – một trong những nguyên liệu đặc biệt quá trình tạo xương, duy trì xương chắc khỏe.
Nhiều chất dinh dưỡng là tốt cho trẻ phát triển. Nhưng cũng có thể gây hại cho hệ thống tiêu hóa còn non nớt của bé. Khi mà thức ăn không được tiêu hóa và chất dinh dưỡng không đưuọc hấp thu hết.
2. Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng hay không?
Trứng là loại thực phẩm dễ chế biến, chỉ cần luộc hoặc rán. Lại là món ăn khoái khẩu của không ít trẻ nhỏ. Vì thế không có lý do gì mà mẹ không cho trứng vào thực đơn dinh dưỡng của trẻ.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều. Vì hàm lượng protein quá cao, trẻ có thể không tiêu hóa hết. Thêm vào đó, thành phần của trứng không chứa chất xơ. Có nguy cơ thành nguyên nhân khiến ì trệ tiêu hóa. Trẻ đầy bụng khó tiêu, kéo dài thêm rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Trẻ rối loạn tiêu hóa có thể ăn trứng nhưng không được ăn quá nhiều
Ngoài ra, cần tránh cho trẻ ăn trứng trong những trường hợp sau:
– Trẻ đang tiêu chảy: Lúc này khả năng tiêu hóa của trẻ suy giảm: ít men tiêu hóa, hoạt đột của men tiêu hóa giảm, rối loạn chuyển hóa lipid và protein. Nên sẽ không có khả năng tiêu hóa thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo và acid amin như trứng. Dẫn đến bệnh lý nặng hơn.
– Trẻ dưới 1 tuổi: do nguy cơ xuất hiện dị ứng với trứng gà ở trẻ dưới 1 tuổi cao. Đặc biệt là khi trẻ ăn nhiều lòng trắng trứng. Vì thế, nên thử cho bé ăn với lượng nhỏ xem có dị ứng không. Nếu không mới tiếp tục cho bé ăn.
3. Sai lầm khi chế biến và sử dụng trứng gà khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng luộc, trứng hấp, trứng rán không? Dưới đây là một số sai lầm phổ biến khi chế biến trứng cho trẻ:
3.1. Cho con ăn trứng trần
Trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn trong khi bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế mẹ cần chế biến chín thức ăn rồi mới cho trẻ ăn. Đặc biệt với trứng, mẹ không nên cho bé ăn trứng sống hòa tan vào cháo nóng, canh nóng. Các loại vi khuẩn trong trứng chưa được tiêu diệt sẽ là nguồn cơn nguy hại cho trẻ.
3.2. Ăn trứng nấu quá lâu
Nhiều mẹ cho rằng, cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn trứng thì cần nấu thật kỹ . Tuy nhiên, điều này là không đúng. Vì Protein trong trứng chứa nhiều methionin. Khi đun lâu sẽ phân hủy thành lưu huỳnh, tác dụng với sắt trong lòng đỏ trứng. Tạo thành chất kết tủa (sunfua sắt) dẫn đến trẻ khó tiêu nặng hơn.
Vì thế, mẹ chỉ nên luộc trứng trong khoảng 10 phút – 15 phút rồi cho bé ăn.
Mẹ nên luộc trứng từ 10-15 phút rồi cho bé ăn
3.3. Ăn quá nhiều
Trứng có hàm lượng cao canxi nên bậc cha mẹ thường truyền tai nhau: cho con ăn nhiều trứng để cao lớn. Mà không biết rằng, trẻ nhỏ chỉ nên ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày. Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa có khả năng phân giải hết lượng chất béo trong trứng.
Lượng trứng phù hợp với lứa tuổi của trẻ là:
– Trẻ 7 -7 tháng tuổi: mỗi bữa chỉ ½ lòng đỏ trứng x 2 – 3 lần/ tuần
– Trẻ 8 – 12 tháng: tối đa một lòng đỏ trứng mỗi lần x 3 – 4 lần/tuần
– Trẻ 1-2 tuổi: tối đa 3 – 4 quả trong 1 tuần.
– Trẻ trên 2 tuổi, mỗi ngày có thể ăn 1 quả.
Có một lưu ý nhỏ cho mẹ là: để con hấp thu được canxi từ trứng thì mẹ cần bổ sung vitamin D3K2 cho con. Vì việc con hấp thu được canxi hay không là phụ thuộc vào con có đủ D3K2 không. Chứ KHÔNG phải càng ăn nhiều trứng con càng có nhiều canxi.
3.4. Trứng để lâu ngày hoặc đã chế biến qua đêm
Trứng cũng có hạn sử dụng như các loại thực phẩm khác. Nếu sử dụng quá hạn, trẻ có thể rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm cấp.
– Với trứng sống, hạn sử dụng là 10 ngày ở nhiệt độ 16 – 25 độ c kể từ khi gà đẻ. Hoặc 35 ngày ở nhiệt độ 4 – 9 độ C trong tủ lạnh.
– Với trứng đã luộc hoặc chế biến trong các món ăn, nên cho bé ăn ngay trong vòng 2 tiếng. Đặc biệt không cho trẻ ăn trứng đã chín để qua đêm.
Không cho trẻ ăn trứng để lâu hoặc trứng để qua đêm
4. Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, bổ sung gì?
Ngoài trứng, một số loại thực phẩm tốt cho trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn của con:
4.1. Các loại cây lương thực
Các loại cây lương thực như gạo, khoai, mì… là những thực phẩm chứa carbohydrate giàu tinh bột. Cung cấp nhiều năng lượng, vitamin B, sắt, canxi và folate cho trẻ.
Đặc biệt, nên chọn những loại lương thực giàu chất xơ cho trẻ như mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt… để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
4.2. Thịt lợn, gà
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường đi kèm thiếu dinh dưỡng và mệt mỏi. Vì thế, cần thiết phải bổ sung đạm – nguồn năng lượng chính cho trẻ trong thời kỳ này. Tuy nhiên, không được gây khó tiêu, đầy bụng cho trẻ. Một số gợi ý cho mẹ là thịt lợn, thịt gà, thịt bò…
4.3. Cho con bú mẹ
Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng an toàn nhất với con. Đặc biệt quan trọng khi hệ tiêu hóa của trẻ đang tổn thương, quá nhạy cảm với thức ăn. Do sữa mẹ giàu dinh dưỡng, tương thích với cơ thể con nên tuyệt đối an toàn. Thêm vào đó, còn chứa lợi khuẩn và kháng thể IgG giúp tăng đề kháng cho con.
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi có rối loạn tiêu hóa nên được bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày. Và mỗi lần bú lượng sữa ít hơn bình thường. Ví dụ bình thường trẻ bú 90ml/ lần x 4 lần/ ngày. Thì mẹ nên giảm khoảng 60ml/lần x 6 lần/ngày.
– Trẻ trên 6 tháng – 12 tháng, nên kết hợp thêm thức ăn dặm giàu chất xơ bên cạnh việc bú sữa mẹ.
Sữa mẹ có chứa lợi khuẩn và kháng thể cho hệ tiêu hóa con khỏe mạnh
4.4. Rau củ nhiều chất xơ
Chất xơ là carbohydrate, chỉ có trong thực vật. Tuy không bổ sung nhiều dinh dưỡng, nhưng lại quan trọng trọng trong điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa. Giúp tăng nhu động ruột già, giảm nhu động ruột non, là thức ăn của lợi khuẩn… Nhờ đó, giảm táo bón ở trẻ. Bao gồm:
– Chất xơ không hòa tan: chứa trong các loại ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh. Có tác dụng làm tăng khối lượng phân. Trẻ đại tiện dễ dàng.
– Chất xơ hòa tan: có mặt trong các loại đậu, hoa quả, yến mạch… Có tác dụng làm mềm phân. Và tạo môi trường cho lợi khuẩn phát triển. Không chỉ cải thiện táo bón mà còn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
4.5. Men 10 chủng BioAmicus Complete – Bí quyết giúp con hấp thu tối đa dinh dưỡng từ trứng gà
Trứng là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho con. Nhưng khi bị rối loạn tiêu hóa, thật khó để con hấp thu được lượng dinh dưỡng này. Con cần sự hỗ trợ từ các lợi khuẩn có mặt sẵn trong đường tiêu hóa là: Lactobacillus và Bifidobacterium.
Những lợi khuẩn này có thể tiết ra enzyme tiêu hóa. Giúp phân giải chất dinh dưỡng trong trứng, nhờ đó trẻ hấp thu được. Đặc biệt, chúng còn tiết ra Vitamin B và vitamin K. Cần thiết cho quá trình tiêu hóa protein. Thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong trưng. Và là nguyên nhân chính gây khó tiêu khi ăn trứng gà.
Tuy nhiên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, có hệ vi sinh đường ruột chưa đầy đủ. Cần được bổ sung lợi khuẩn cho con bằng men vi sinh BioAmicus Complete. Chứa tới 10 chủng lợi khuẩn thiết yếu trong đường ruột. Tăng cường khả năng tiêu hóa sẵn có và hấp thu dinh dưỡng cho con. Đặc biệt cần thiết khi con thích ăn thực phẩm quá giàu dinh dưỡng như trứng.
Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng không? Câu trả lời là “có” nhưng cần ăn lượng vừa phải. Và cần kết hợp thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho con. Nếu mẹ còn câu hỏi nào cần giải đáp, hãy gọi ngay đến hotline 1900 636 985 để được các chuyên gia của BioAmicus tư vấn tận tình.
Các bài khác
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm [LƯU Ý CHO MẸ]
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều đạm và canxi giúp trẻ cao lớn. Tuy nhiên, có nhiều tin đồn trẻ ăn tôm dễ lạnh bụng, dị ứng, dễ tiêu chảy khi đang rối loạn tiêu hóa. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm không? Mẹ tìm hiểu ngay nhé. […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ phải làm sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa yếu đi, thức ăn khó được hấp thu. Từ đó, trẻ ăn không tiêu, sụt cân, gầy ốm. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ phải làm sao? Sau đây là tất cả các thông tin mẹ cần biết để đưa […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục do đâu? [KHẮC PHỤC NGAY]
Mục lụcTrẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục do đâu? [KHẮC PHỤC NGAY]1. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục1.1. Nhiễm khuẩn đường ruột1.2. Trẻ bị nôn trớ liên tục do thức ăn1.3. Tắc nghẽn đường tiêu hóa1.4. Một số bệnh lý khác2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa […]
Rối loạn tiêu hóa ở độ tuổi ăn dặm, cha mẹ cần làm gì ?
Ăn dặm là một thử thách đối với hệ tiêu hóa của bé. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm có thể kéo dài hàng tuần và diễn biến nghiêm trọng hơn, khiến cả con lẫn mẹ đều rất vất vả. Để tránh trường hợp này, mẹ cần hiểu kỹ nguyên nhân cũng như […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Có phải đổi sữa?
Nhiều tin đồn cho rằng, khi trẻ đang mắc rối loạn tiêu hóa thì không nên uống sữa. Liệu thực hư chuyện này ra sao? Cùng tìm hiểu cơ sở khoa học trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không ngay sau đây nhé. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có […]
Chăm sóc y khoa chuẩn cho trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa
Thống kê cho thấy 20% trẻ sau khi uống thuốc kháng sinh đều gặp tình trạng tiêu chảy. Với trẻ dưới 2 tuổi, tỉ lệ này còn tăng cao hơn. Vậy vì sao trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa? Biện pháp chăm sóc trẻ như thế nào để cải thiện rối loạn […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn làm sao nhanh khỏi?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây nhiều hậu quả cho trẻ trong đó có biếng ăn, ăn không ngon. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn phải làm sao? Mẹ cùng tìm hiểu ngay 4 nguyên nhân và 4 giải pháp ngay trong bài viết dưới đây. Mục lục1. Rối loạn tiêu […]
Bé bị rối loạn tiêu hóa ăn yến được không? Chế biến thế nào?
Yến sào từ xưa đến nay được coi là “thần dược” cực kỳ bổ dưỡng. Tuy nhiên bé bị rối loạn tiêu hóa ăn yến được không? Chế biến yến sào như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay. Mục lục1. Bé bị rối loạn tiêu hóa ăn […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để khỏi nhanh
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa hết sức nhạy cảm với thức ăn. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể làm tình trạng của trẻ nặng hơn và kéo dài. Chính vì vậy, câu hỏi “Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì” là nỗi trăn trở của không ít bà […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì nhẹ bụng dễ tiêu?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên được ăn những loại thực phẩm lỏng, mềm, giàu chất xơ. Và lựa chọn không thể tốt hơn chính là “cháo”. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì để nhanh khỏi là câu hỏi của không ít bậc cha mẹ. Hãy xem ngay bài […]