Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Theo Hiệp hội Ngôn ngữ và Thính giác Hoa Kỳ (ASHA), khoảng 5 đến 10% trẻ em sẽ trải qua giai đoạn nói lắp trong cuộc đời. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây!
Phần lớn, trẻ nói lắp thường do nguyên nhân sinh lý, trong đó có thể bao gồm các yếu tố sau:
Theo các nghiên cứu của Viện Y Tế Quốc gia National Institutes of Health (NIH), yếu tố di truyền có liên quan đến chứng nói lắp. Các nghiên cứu hiện tại đang đi sâu vào xác định các gen gây ra rối loạn này.
Cụ thể, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, gia đình có người mắc chứng nói lắp có thể làm gia tăng nguy cơ nói lắp ở trẻ. Nếu cha, mẹ hoặc anh, chị em trong nhà mắc chứng nói lắp thì tỷ lệ trẻ bị ảnh hưởng sẽ cao hơn gấp 3 - 4 lần so với những trẻ không có tiền sử gia đình mắc phải chứng rối loạn này.
Gia đình có người nói lắp có thể làm gia tăng nguy cơ nói lắp ở trẻ
Từ 18 tháng đến 5 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nên có thể gặp phải tình trạng nói lắp do chưa hoàn thiện quá trình này. Vì còn nhỏ nên trong nhiều tình huống giao tiếp, trẻ chưa tìm được ngôn ngữ thích hợp giúp biểu thị ý kiến của mình.
Hãy hình dung đến trường hợp bạn bị mắc nghẹn khi ăn. Lúc này, bạn cần dừng lại một lúc trước khi tiếp tục ăn uống hoặc nói chuyện tiếp. Tình trạng nói lắp ở trẻ cũng tương tự như vậy. Vậy nên, đây được xem là giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ và không đáng lo ngại.
Nguyên nhân trẻ nói lắp có thể do gặp phải vấn đề về hệ thần kinh, điển hình như suy giảm chức năng vùng ngôn ngữ. Não bộ của chúng ta đều có một vùng riêng “chịu trách nhiệm” về khả năng ngôn ngữ. Vùng này sẽ có liên hệ trực tiếp đến khả năng phát âm của con người nói chung và người bị nói lắp nói riêng.
Theo đó, nếu trẻ gặp phải một số vấn đề về hệ thần kinh, điển hình như sự gián đoạn ở các tín hiệu não chịu trách nhiệm điều phối giọng nói, có thể khiến trẻ nói lắp. Ngoài ra, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lưu lượng máu đổ vào vùng ngôn ngữ bị giảm cũng sẽ là nguyên nhân gây ra tật nói lắp ở trẻ.
Trẻ gặp vấn đề về hệ thần kinh có thể dẫn đến nói lắp ở trẻ
Trong nghiên cứu khác của Viện Y Tế Quốc gia National Institutes of Health, nói lắp ở trẻ có liên quan đến tổn thương mắc phải ở não. Nếu trẻ gặp chấn thương tại phần đầu gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hoặc bị di chứng từ một số bệnh như: Viêm não, viêm màng não… đều có thể gia tăng nguy cơ khiến trẻ nói lắp.
Ngoài ra, có một số ca sinh khó, bác sĩ phải dùng tới forceps kẹp vào đầu thai nhi để lôi con ra khỏi bụng mẹ. Hay trẻ bị ngã đập đầu vào vật cứng, gây tổn thương đến vùng ngôn ngữ… đều có thể gây ảnh hưởng nhất định tới khả năng ngôn ngữ của bé.
Nghe kém cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ nói lắp. Khi không nghe rõ lời nói của người khác, bé có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý và phân biệt các âm thanh, dẫn tới việc lặp lại hay kéo dài các âm tiết khi nói. Nghe không rõ khiến trẻ gặp khó khăn khi kiểm soát lời nói, gây ra tình trạng nói lắp.
Trẻ nghe kém có thể ảnh hưởng đến xử lý và kiểm soát lời nói
Cơ quan thu và phát âm của trẻ phát triển bất thường, không hoạt động trơn tru, khiến việc cử động miệng gặp khó khăn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nói lắp. Một số vấn đề thường gặp về cử động miệng có thể khiến trẻ nói lắp như:
Khi trẻ gặp phải các khó khăn trong việc điều khiển cơ miệng, lưỡi hay hàm… khiến cho việc phát âm không được trôi chảy. Từ đó dẫn tới mắc lỗi khi nói hoặc nói lắp.
Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý, trong nhiều trường hợp, nói lắp ở trẻ còn do nguyên nhân tâm lý gây ra, điển hình như:
Khi trẻ cảm thấy áp lực, căng thẳng, thậm chí là sợ hãi khi giao tiếp, con có thể mất kiểm soát dòng suy nghĩ và cách nói chuyện, dẫn tới nói lắp. Hay khi bị cha mẹ bắt ép, quát nạt khi nói chuyện cũng có thể khiến bé bị tổn thương, sợ hãi. Lo âu khi giao tiếp vì sợ bị cha mẹ la mắng, tạo áp lực sẽ dẫn tới tình trạng nói lắp ở trẻ..
Khủng hoảng tình cảm, chấn thương tâm lý thời thơ ấu hay gặp phải sự kiện kinh khủng nào đó khiến trẻ bị ám ảnh tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện của bé. Đây chính là loại nói lắp tâm lý, thường xảy ra sau một sự kiện khiến trẻ bị ám ảnh nặng nề như có người thân mất, bị bắt nạt, cha mẹ ly hôn…
Những trẻ có tính cách nhút nhát, ngại giao tiếp hay sợ nói chuyện trước đám đông cũng dễ bị mắc tật nói lắp khi gặp phải các tình huống căng thẳng. Khi trẻ thiếu tự tin, cảm thấy mình không đủ khả năng diễn đạt hay sợ mắc lỗi, con có thể kéo dài âm tiết hoặc lặp lại từ để cố gắng tìm kiếm từ ngữ phù hợp.
Trong một số trường hợp, nguyên nhân trẻ nói lắp còn do tác động từ môi trường sống xung quanh như:
Yếu tố môi trường có thể gây nên tình trạng nói lắp ở trẻ
Trẻ bị nói lắp có thể do ảnh hưởng từ những người thân bên cạnh. Ví dụ như nếu cha mẹ hay anh chị em trong gia đình thường xuyên nói lắp khi tức giận hay căng thẳng, trẻ có thể bắt chước những hành vi đó.
Trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ, trẻ thường bắt chước các âm thanh và tiếng động xung quanh mình. Vì vậy, nếu trẻ tiếp xúc quá nhiều với việc nói lắp, con sẽ bị ám thị và bắt chước theo. Bé nói lắp do bị ảnh hưởng từ môi trường sống thường dễ cải thiện hơn so với các nguyên nhân khác.
Trẻ sống trong môi trường đa ngôn ngữ thường có nguy cơ nói lắp cao hơn so với trẻ sống trong môi trường bình thường. Việc quá tải ngôn ngữ, áp lực nói đúng hay chuyển đổi giữa các ngôn ngữ khác nhau sẽ khiến trẻ khó khăn trong việc chọn từ. Xử lý nhiều hệ thống ngôn ngữ cùng lúc khiến trẻ bị ngập ngừng hoặc bị vấp khi nói.
Bị ép học quá nhiều từ mới khiến trẻ quá tải ngôn ngữ và có thể dẫn đến tình trạng nói lắp. Khi phải tiếp thu quá nhiều từ mới cùng lúc, não bộ của trẻ sẽ gặp phải khó khăn trong việc xử lý, ghi nhớ và sử dụng từ ngữ một cách trôi chảy. Từ đó khiến con dễ bị ngập ngừng và vấp váp khi nói chuyện.
Theo chuyên gia, nếu trên 3 tuổi bị nói lắp và quá trình nói lắp này kéo dài từ 3 - 6 tháng thì mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Chìa khóa quan trọng trong việc trị nói lắp ở trẻ là giúp con cảm thấy tự tin, thoải mái hơn khi giao tiếp. Mẹ có thể tham khảo thêm một số mẹo sau đây để giúp con nhanh chóng vượt qua giai đoạn nói lắp:
Trong trường hợp chứng nói lắp cần được can thiệp, mẹ nên đưa con tới các cơ sở ý tế để được bác sĩ đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tóm lại, bài viết trên đây đã tổng hợp chi tiết các nguyên nhân trẻ nói lắp. mẹ đừng quá lo lắng, hãy thật kiên nhẫn và bình tĩnh để tìm ra cách khắc phục phù hợp.