Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

“Đừng phó mặc cho sự phát triển thuần túy của con” - Buổi 2 - Livestream cùng Chuyên gia

Mục lục

Buổi livestreams thứ 2 trong chuỗi livestreams cùng Chuyên gia với chủ đề “Giải pháp cho cha mẹ khi trẻ chậm nói - nhút nhát” đã thu hút hàng trăm ngàn lượt tương tác. Ngay trên sóng livestream, Chuyên gia tâm lý Vũ Hoài Thu đã gỡ rối nguyên nhân trẻ chậm nói, nhút nhát và trực tiếp trả lời các câu hỏi của mẹ bỉm tương tác với chương trình. 

chủ đề 2 chuỗi livestream 24h bên con

“20% trẻ sinh ra mắc chậm nói, nhút nhát”

Đầu buổi livestream, khi được hỏi về con số đặc biệt, Ms. Hoài Thu không ngần ngại chia sẻ con số 20. 20% là tỷ lệ trẻ sinh ra mắc chậm nói, nhút nhát trong tổng số trẻ được sinh ra. Tức là cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ cần quan tâm đến vấn đề con đã thực hành giao tiếp bằng lời nói hay chưa. Và trong những năm gần đây, con số này đang tăng dần. Nếu ba mẹ không quan tâm đến vấn đề này nghiêm túc hơn nữa, tỷ lệ  này sẽ không dừng lại ở mức 20%.

Thực tế, con số thống kê qua quá trình trực tiếp thực hành, thăm khám cho các con và trao đổi với phụ huynh tại Trung tâm Hỗ trợ tâm lý cộng đồng có những thời điểm lên tới 30%. Đặc biệt, tập trung ở trẻ ở độ tuổi học nói, 2-5 tuổi. 

Với mức độ phổ biến như trên, cha mẹ, người nuôi dưỡng cần quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ của trẻ ngay từ khi chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

Cha mẹ ít dành thời gian cho trẻ là nguyên nhân phổ biến

Nhấn mạnh vào vai trò của cha mẹ trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ, chuyên gia cho biết trẻ bình thường cũng có thể mắc chậm nói nếu ba mẹ không quan tâm, bỏ bê. 

Theo đó, ngôn ngữ là một sản phẩm của Xã hội và cần tương tác xã hội. Mà mối quan hệ xã hội trẻ tiếp xúc nhiều nhất chính là với ba mẹ. Nếu ba mẹ không nói chuyện với con, hoặc không tạo cho con cơ hội để được nói, thì việc trẻ chậm nói là rất dễ hiểu. 

cha mẹ ít dành thời gian cho con

Cha mẹ không dành thời gian chất lượng bên con

Ngoài ra, Ms. Hoài Thu cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ chậm nói. Có thể kể đến như:

  • Chậm nói do bẩm sinh: Chậm nói liên quan đến các bất thường bẩm sinh như cấu trúc vòm họng, cơ lưỡi…
  • Chậm nói do cấu trúc não bộ: Sự tập trung tế bào não ở vùng chức năng này hay vùng chức năng khác.
  • Chậm nói do tính cách: Trẻ chưa làm quen được với môi trường hoặc đơn giản là chưa muốn nói

Các nguyên nhân trên đều có thể phát hiện sớm nếu cha mẹ dành đủ thời gian để quan sát trẻ. Như: quan sát các cử động miệng, cấu trúc vòm họng của con khi con ăn, uống, nói, hiểu được sở thích, sở trường của con để nắm bắt tốc độ phát triển bình thường của riêng trẻ.

Lời nói là sự giao tiếp giữa con người và thế giới rộng lớn. Nếu cha mẹ không để ý có thể bỏ qua các giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ, thậm chí là bỏ qua các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm khác và có thể gây hại cho con. Do đó, hãy dành thời gian chất lượng nhất bên con, đừng để chậm nói thành trở ngại trong hành trình phát triển con trẻ.

Chia sẻ giải pháp từ chuyên gia

Ngay tại buổi livestreams, Chuyên gia Hoài Thu cũng trực tiếp giải đáp thắc mắc của các mẹ trong phần bình luận. Các phương pháp được đưa ra là sự đúc kết nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và những kiến thức khoa học chuẩn xác.

Học cách giao tiếp với con ngay từ khi mang thai

cha mẹ nên nói chuyện với con từ khi mang thai

Cha mẹ nên nói chuyện với con từ khi bắt đầu mang thai

Ngay từ khi mang thai, toàn bộ cảm xúc, lời nói của mẹ đã được trẻ cảm nhận. Do đó, chuyên gia khuyến khích mẹ luôn giữ được sự tích cực và thường xuyên nói chuyện với “cái bụng của mẹ”. Đặc biệt, không chỉ mẹ mà người cha, anh, chị và cả ông bà cũng nên tích cực tham gia vào quá trình này.

Tất cả những thông tin tích cực, âm thanh ấm áp từ người thân sẽ trở thành sợi dây kết nối vô hình và những tín hiệu não đầu tiên của con.  

Cần hiểu rằng con có thể nhận được thông tin ngay cả khi chưa biết nói

Trích dẫn nghiên cứu tại Mỹ về thay đổi của não bộ trẻ khi tiếp xúc với thông tin. Chuyên gia cho biết, việc nói chuyện với trẻ ngay cả khi con chưa biết nói sẽ không vô ích. Khi sự tích lũy thông tin diễn ra đủ nhiều, con tự khắc sẽ nói ra.

Hiểu được tâm lý của cha mẹ có thể cảm thấy chán nản khi không nhận được phản hồi của con, chuyên gia chia sẻ chính câu chuyện nhà mình:

“Bé lớn nhà Hoài Thu 23 tháng chỉ nói 1 tiếng 1, 22 tháng gọi “mẹ “ lần đầu tiên nhưng 19 tháng đã nhận biết được các con số. Ông chỉ hỏi vu vơ con số 6 là con số nào và bé đã nhặt đúng số 6.” Những thông tin con nhận vào đầu còn nhiều hơn những gì cha mẹ có thể tưởng tượng được.  Chuyên gia cũng không giấu được niềm vui khi chia sẻ: “Tới 24 tháng bắt đầu đi học, khi con biết nói là có thể nói được cả 1 câu dài luôn”

Như vậy, chuyện amej hãy kiên trì giao tiếp với trẻ. Những giao tiếp hằng ngày như là nguyên liệu cho bộ não của con. Khi đã tích đủ nguyên liệu, trẻ tự khắc sẽ nói tốt.

Tạo điều kiện để kích thích trẻ bật âm

Tuy nhiên, cũng không nên chỉ nạp thông tin vào trẻ từ một phía. Đôi khi, cha mẹ cần thúc đẩy trẻ nói nhiều hơn. Cần đặt ra những yêu cầu để con nói được. 

tạo điều kiện để con bật âm

Cha mẹ tạo điều kiện để con bật âm, nhắc lại lời nói của cha mẹ hoặc nói ra nhu cầu của bản thân

Lấy ví dụ, khi trẻ muốn uống nước, mẹ không lập tức đưa nước cho con. Cần yêu cầu con nói được “nước” hoặc “uống nước”. Hay trong nhiều trường hợp khác, đừng tự hiểu ý trẻ. Những gì cha mẹ cần làm là thúc đẩy con bày tỏ nhu cầu của bản thân. Con muốn gì, hãy tự nói ra. Cần để trẻ hiểu được chỉ khi con nói ra thì mẹ mới biết để đáp ứng.

Có thể ban đầu con chưa nói được ngay. Nhưng kiên trì lặp lại nhiều lần, chắc chắc con sẽ nói tốt hơn. 

Để con có thời gian thích ứng với môi trường mới

Nói về việc trẻ nhút nhát, ở nhà nói nhiều nhưng gặp người lạ là không nói câu nào, chuyên gia cười và khẳng định đây là điều hết sức bình thường. Nếu dành nhiều thời gian hơn với con, cha mẹ có thể nhận ra con thuộc kiểu thích giao tiếp hay không. Từ đó nhận thấy trẻ cần thời gian để thích ứng.

Tương tác với khán giả tham gia livestream, chuyên gia khuyên mẹ nên để con làm quen trước khi gặp một người mới, vào một môi trường mới. Cụ thể hơn, khi đưa con đi gặp một người bạn của mẹ, mẹ hoàn toàn có thể giới thiệu với con trước: Cô ấy tên là gì? Cô ấy là bạn/ người thân/ đồng nghiệp… của mẹ. Cô ấy có tính cách thế nào… Và đặc biệt, hãy để trẻ mong chờ hơn vào cuộc nói chuyện “Mẹ có kể với cô ấy về con và cô ấy rất mong được gặp con”... 

Khi trẻ đã có sự chuẩn bị trước, con có thể thích nghi tốt hơn. Và một khi đã thích nghi được, trẻ còn có thể cải tạo môi trường. 

Cải thiện thể chất của con thông qua dinh dưỡng

Cha mẹ luôn cần cân bằng giữa 2 lĩnh vực là thể chất và tinh thần. Tinh thần mà quan tâm đến con rất nhiều thì sẽ tạo ra những hoocmon tốt. Thể chất được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ được phát triển hoàn thiện.

Trẻ em trong lứa tuổi học nói phát triển rất nhiều và nhu cầu bổ sung dinh dưỡng rất nhiều. Ngôn ngữ cũng là 1 chức năng của não bộ , não bộ chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng lại là lớn nhất. Đặc biệt giai đoạn 0-6 tuổi luôn luôn chú trọng bổ sung cho nhu cầu dinh dưỡng của não bộ.

bổ sung đủ dinh dưỡng, DHA phát triển thể chất, trí não

Bổ sung đủ dinh dưỡng, DHA để pahst triển toàn diện cả thể chất và tinh thần

DHA là 1 trong những cấu thành tạo nên bộ não và các vùng chức năng nói. Nhiều phụ huynh dành tương cho con nhưng con vẫn chậm hơn một chút. Như vậy là mẹ đã tập trung vào tinh thần và bỏ qua thể chất. Lại có những trẻ biếng ăn hoặc kém hấp thu các thành tố cần thiết cho não bộ dẫn tới con ăn nhiều nhưng vẫn thiếu chất.

Như vậy, nếu mẹ thấy con có các yếu tố chậm hơn các bạn một chút cần xem xét cả hai yếu tố:

  • Chúng ta đã dành nhiều tương cho con chưa?
  • Đã bổ sung đủ thể chất, đặc biệt là DHA cho con chưa?

Với những kinh nghiệm thực hành tư vấn tâm lý, hành vi cùng kiến thức khoa học, Chuyên gia Vũ Hoài Thu chắc hẳn đã mang tới các góc nhìn rất mới cho một chủ đề cũ - Chậm nói ở trẻ phải làm sao. Cha mẹ dành nhiều thời gian bên con, trao đổi thông tin với con có thể chưa nhận được phản hồi ngay lập tức, xong việc làm đó sẽ không bao giờ là vô nghĩa.  



Bài viết liên quan