Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Theo các số liệu thống kê, có đến 20% trẻ em Việt Nam đang đối mặt với chứng rối loạn giấc ngủ. Con số đáng báo động này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ mà còn là nỗi ám ảnh của hàng ngàn gia đình. Để giải mã những dấu hiệu, tìm hiểu nguyên nhân và trang bị "bí kíp" giúp con ngủ ngon giấc, hãy cùng khám phá bài viết dưới đây cùng chuyên gia BioAmicus!
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ không chỉ là ngủ ít mà còn bao gồm khó ngủ, ngủ chập chờn, hay thức giấc, ác mộng hoặc ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi với các biểu hiện đa dạng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ từ độ tuổi sơ sinh đến 5 tuổi.
Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn giấc ngủ:
Đây là triệu chứng phổ biến nhất và ảnh hưởng đến 30% trẻ em. Dấu hiệu chính là khó ngủ, con cần nhiều thời gian để ngủ được hoặc khó duy trì được giấc ngủ ngon. Con có thể thường xuyên tỉnh giấc kèm theo quấy khóc giữa đêm.
Đây là một rối loạn giấc ngủ thần kinh tạo ra cảm giác bò, trườn ở chân (đôi khi là tay) khiến con cảm thấy ngứa ngáy và muốn di chuyển chân để tìm sự thoải mái. Trẻ có thể mô tả cảm giác này như có kiến bò ở chân, ngứa râm ran và buồn cười ở chân.
Trẻ mắc phải hội chứng này thường bị run khi ngủ hoặc khó vào giấc. Do thể con sẽ thấy mệt mỏi, thậm chí cáu kỉnh vào ban ngày.
Vào ban ngày, con luôn cảm thấy rất buồn ngủ và ngủ rất ít vào buổi tối. Vòng lặp này kéo dài sẽ làm mất chu kỳ sinh lý của giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Đây là tình trạng trẻ thức giấc và đi lại trong khi vẫn ngủ. Trẻ bị mộng du có thể sẽ làm một số hành động thường ngày như đi lại, mặc quần áo,... con thường có biểu hiện nhìn chằm chằm và không thể nghe được tiếng gọi của cha mẹ. Trẻ sẽ không nhớ được việc mình bị mộng du vào sáng hôm sau.
Với chứng này, trẻ sẽ đột ngột thức giấc chỉ sau vài giờ ngủ kèm với kích động, la hét hoặc khóc lớn và mở to mắt. Điều này có thể kéo dài 10-15 phút và lặp lại nhiều lần trong cùng một đêm.
Cũng như mộng du, con cũng không có ký ức về việc xảy ra vào đêm qua. Dấu hiệu này thường xuất hiện sau 18 tháng tuổi và có thể biến mất khi trẻ được 6 tuổi.
Theo các chuyên gia, nhiều trẻ có thể ngủ ngáy do rối loạn giấc ngủ. Hiện tượng này thường xuất phát từ các nguyên nhân như nghẹt mũi, amidan quá to gây cản trở đường thở.
Ngủ ngáy có thể vô hại nếu nó không kéo theo ngừng thở, thở hổn hển hay thay đổi chu kỳ giấc ngủ của bé.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân như sinh lý, bệnh lý hay yếu tố môi trường.
Giấc ngủ sinh lý được chia thành hai loại là REM và Non - REM. Ở trẻ sơ sinh giấc ngủ REM chiếm đến 50% tổng thời gian giấc ngủ. Giấc ngủ ở giai đoạn REM thường có hơi thở và nhịp tim nhanh hơn nên con thường khó đi vào giấc ngủ sâu cũng như dễ bị giật mình khi có tác động từ bên ngoài.
Đôi khi trẻ khó ngủ cũng do con bú quá nhiều hoặc bú chưa đủ no. Trẻ lớn hơn thì việc vận động nhiều vào ban ngày cũng khiến con khó ngủ hơn.
Trẻ khó ngủ, giấc ngủ bồn chồn hay khóc đêm cũng là biểu hiện con đang lo lắng, không thoải mái. Nếu ban ngày con bị kích thích hoặc sợ hãi quá mức thì ban đêm con có thể nhớ lại và thấy sợ hãi.
Trẻ ở độ tuổi lớn hơn cũng có thể bị ảnh hưởng tâm lý từ học hành, bạn bè hay những thay đổi trong cuộc sống.
Một số bệnh lý như hen suyễn, dị ứng gây nên khó thở cũng khiến con dễ bị rối loạn giấc ngủ hơn. Trẻ mắc các chứng rối loạn như ADHD hay tự kỷ cũng dễ gặp vấn đề này.
Bên cạnh đó, thiếu canxi, vitamin D3 có thể khiến con không thể ngủ ngon giấc. Dấu hiệu giúp mẹ nhận ra là rụng tóc vành khăn, còi xương,..
Đặc biệt, thiếu sắt sẽ gây nên hội chứng chân không yên - một trong những nguyên nhân khiến giấc ngủ của con bị rối loạn.
Thay đổi sang một môi trường mới có thể khiến con thấy thiếu an toàn và đề phòng khó tạo giấc ngủ ngon.
Tiếng ồn lớn hay ánh sáng cũng là nguyên do khiến con khó ngủ và dễ giật mình tỉnh giấc.
Trong một vài trường hợp các chuyên gia chưa thể xác định chính xác nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở bé. Đây là rối loạn giấc ngủ vô căn, thường thấy ở trẻ em trong một số giai đoạn phát triển như giai đoạn sơ sinh, giai đoạn 2-3 tuổi khi con rất tò mò về thế giới xung quanh và muốn tìm hiểu chúng nhiều hơn.
Những yếu tố tiềm tàng khiến con dễ bị rối loạn giấc ngủ hơn mẹ cần biết đến như:
Rối loạn giấc ngủ không phải vấn đề xuất hiện trên một cá nhân. Triệu chứng này hoàn toàn có thể di truyền và nếu gia đình có người bị mất ngủ hay mắc chứng chân không yên thì tỷ lệ trẻ bị rối loạn giấc ngủ sẽ cao hơn.
Việc thay đổi các thói quen hoặc chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng là lý do khiến giấc ngủ dễ bị rối loạn. Nếu con quen được mẹ bồng, ngủ võng hay nôi cũng sẽ khó ngủ hơn nếu thiếu các yếu tố trên.
Chế độ giấc ngủ không hợp lý, ngủ nhiều vào ban ngày cũng làm cho bé khó ngủ hơn về đêm.
Vận động giúp sản xuất melatonin, một hormon cần thiết cho giấc ngủ. Khi trẻ thiếu vận động sẽ tác động lên quá trình này và có thể dẫn đến khó ngủ, giấc ngủ không sâu.
Việc dành nhiều thời gian để giải trí trên các thiết bị điện tử có thể rối loạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của bé. Vì các chương trình này rất hấp dẫn, thu hút trẻ nên con luôn muốn dành thêm thời gian để xem thay vì ngủ nghỉ.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất và trí tuệ của con. Thiếu ngủ, giấc ngủ kém chất lượng có thể khiến trẻ mệt mỏi, mất tập trung và giảm trí nhớ.
Rối loạn giấc ngủ có thể vì nhiều lý do nhưng có thể khỏi được nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Đối với các bé sơ sinh, cha mẹ hãy tạo môi trường ngủ thoải mái với con như điều chỉnh nhiệt độ, ít tiếng ồn hoặc dùng tiếng ồn trắng. Đảm bảo con được ăn đủ và thay tã, quần áo thoải mái khi ngủ cũng rất quan trọng.
Trẻ ngủ ít do các vấn đề bệnh lý liên quan cần được điều trị sớm để tránh những di chứng của bệnh và ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Nếu cha mẹ vẫn lo lắng về vấn đề con bị rối loạn giấc ngủ thì hãy để lại thông tin ở form dưới đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí với các chuyên gia nhé!
Do vậy, tìm hiểu về cách khắc phục tình trạng hợp lý và kịp thời là rất cần thiết. Dưới đây là một vài cách cải thiện giấc ngủ cho trẻ được chuyên gia đề cử:
Trẻ em cần có thời gian ngủ và thức dậy hợp lý để điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể. Việc duy trì thói quen ngủ cố định sẽ giúp con có giấc ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo hơn vào hôm sau.
Mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm, tốt nhất là trước 9 giờ với các bé lớn. Những bé nhỏ từ dưới 5 tuổi có thể ngủ sớm hơn, từ 8 giờ tối.
Thời gian ngủ cũng khác nhau giữa các lứa tuổi. Các bé dưới 2 tuổi nên ngủ 11-15 tiếng/ngày, trong đó cữ đêm cần kéo dài 10-12 giờ và các giấc ban ngày ngắn hơn chỉ 1-2 giờ.
Môi trường ngủ rất quan trọng với trẻ em. Để con có giấc ngủ ngon, phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng mát và tối. Mẹ cần tránh sử dụng ánh sáng mạnh hay cho bé xem thiết bị điện tử trong vòng ít nhất 30 phút trước đi ngủ. Khi ngủ, mẹ cũng nên thay cho trẻ bộ đồ thoáng mát, thoải mái và không nên đắp chăn nhiều lớp hay quá kín cho bé.
Biện pháp này không chỉ cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn hỗ trợ phát triển trí tuệ của con. Một số vi chất cần thiết cho giấc ngủ của con là vitamin D, K, canxi, sắt và kẽm.
Trong đó bộ đội vitamin D3K2 là chìa khóa vàng cho giấc ngủ của bé, giúp con ngủ ngoan, giảm khóc đêm.
Rối loạn giấc ngủ có thể do các vấn đề bệnh lý nên cha mẹ cần đưa con đi thăm khám và nhận sự chăm sóc của bác sĩ. Đặc biệt là khi con có các biểu hiện bất thường như mất ngủ về đêm.
Nếu cha mẹ vẫn lo lắng về vấn đề con bị rối loạn giấc ngủ thì hãy để lại thông tin ở form dưới đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí với các chuyên gia nhé!
Mong rằng bài viết dưới đây đã đưa đến cho mẹ những thông tin bổ ích về “Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em” cũng như hướng giải quyết thích hợp. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc qua website BioAmicus để nhận tư vấn từ đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm nhé!