Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Lần đầu làm mẹ, nhiều mẹ có thể bỡ ngỡ khi chăm sóc con, đặc biệt khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy. Do chưa có nhiều kinh nghiệm, mẹ có thể nhầm lẫn giữa tiêu chảy và tình trạng đi ngoài bình thường ở trẻ sơ sinh, dẫn đến xử lý không đúng cách. Hãy cùng chuyên gia BioAmicus giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Ấn tượng của mẹ về tiêu chảy thường là bé đi ngoài nhiều lần, phân lỏng,... Tuy nhiên điều này chưa hoàn toàn đúng với các bé dưới 1 tháng tuổi.
Với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng, phân của bé có những điểm đặc biệt riêng và khác nhau theo thời gian. Những ngày đầu mới sinh, con sẽ đi ra phân su, có màu đen hoặc xanh lá đậm, rất dính và đặc. Sau vài ngày “pu pu” của trẻ sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, hơi loãng, có thể có hạt nhỏ, mùi chua như mùi sữa nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn. Các bé được cho ăn sữa công thức, phân của trẻ sẽ có màu hơi nâu hoặc hơi vàng và thường đặc hơn các bé bú mẹ.
Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cũng khác so với các trẻ lớn. Thông thường trẻ dưới 6 tuần tuổi có thể đi 3-12 lần trong một ngày và thường sau mỗi bữa ăn. Bắt đầu từ 6 tuần đến 3 tháng, trẻ sẽ giảm số lần đi vệ sinh. Nhiều trẻ thậm chí chỉ đi 1 lần/ngày và không đi vệ sinh trong 1 tuần.
Các biểu hiện trên khiến mẹ rất dễ nhầm lẫn con bị tiêu chảy. Do đó, để nhận biết trẻ dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy sẽ có biểu hiện như thế nào, mời mẹ theo dõi tiếp bài viết.
Để phân biệt rõ khi nào trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị tiêu chảy mẹ hãy quan sát những dấu hiệu sau ở con:
Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ có những dấu hiệu như phân lỏng, nhiều nước và có thể sủi bọt.Màu sắc của phân cũng thay đổi đáng kể khi chuyển sang màu vàng, xanh nhạt hơn và có thể kèm theo máu hoặc chất nhầy.
“Pu pu” của bé lúc này cũng có mùi khó chịu như mùi tanh hay thối khẳm.
Trẻ dưới 1 tháng bị tiêu chảy sẽ có số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân loãng. Điều này có thể diễn ra liên tục trong nhiều ngày kèm theo các biểu hiện về phân kể trên.
Tiêu chảy kéo dài khiến con bị mất nước dẫn đến tình trạng mệt mỏi, môi khô, mắt lờ đờ, ngủ li bì hay co giật. Mất nước cũng khiến con tiểu ít hơn, nước tiểu màu sẫm. Trũng mắt, thóp sau và ấn da thấy lõm lâu hồi phục là những biểu hiện mất nước nặng hơn khi trẻ bị tiêu chảy.
Hệ tiêu hoá ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên dễ gặp các vấn đề tiêu hoá như tiêu chảy. Lý do chính là do hệ vi sinh đường ruột chưa ổn định, các enzym tiêu hóa còn hạn chế có thể dẫn đến đầy bụng hoặc tiêu chảy. Hệ miễn dịch đường ruột nôn yếu cũng giúp vi khuẩn, virus tấn công dễ dàng hơn.
Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý là:
Khi nhận thấy những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà như sau:
Trẻ tiêu chảy sẽ bị mất nước và nếu không được bù nước kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bé. Với trường hợp con bị tiêu chảy không phải do sữa mẹ hay sữa công thức mẹ nên tăng số lần bú trong ngày để bù nước. Đồng thời sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường miễn dịch, giúp bé nhanh khỏe hơn.
Có một lưu ý cho mẹ: Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi, không tự ý bổ sung Oresol cho trẻ nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ.
Bổ sung men vi sinh là giải pháp hàng đầu trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh. Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn bị thiếu hụt, khôi phục sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó giảm tần suất đi ngoài và cải thiện sức khỏe tiêu hóa cho bé.
Các chuyên gia khuyến khích mẹ chọn men vi sinh đa chủng, cung cấp đa dạng lợi khuẩn để mang lại hiệu quả tối ưu. Trong đó, BioAmicus Complete 10 chủng là sản phẩm được nhiều bác sĩ khuyên dùng và các mẹ tin tưởng nhờ công thức vượt trội và tính an toàn cao.
Với 1 tỷ đơn vị lợi khuẩn mỗi liều, mỗi liều chỉ giọt cùng độ an toàn đã được kiểm định, sản phẩm an toàn cho trẻ từ sơ sinh. Sản phẩm men BioAmicus đã được rất nhiều mẹ tin dùng cho con ngay khi bé không bị tiêu chảy.
Để tìm hiểu thêm liều dùng cho bé, mẹ hãy tham khảo ngay tại: Cách dùng men vi sinh BioAmicus.
Nếu nghi ngờ con tiêu chảy do sữa công thức, nếu mẹ đã mua thương hiệu uy tín, mẹ nên nghĩ đến trường hợp con dị ứng đạm sữa bò hoặc không tiêu hóa được đường sữa.
Lúc này tốt nhất mẹ nên cho con thăm khám, nếu bị do cơ địa con dị ứng đạm bò hay không tiêu hóa được đường sữa, hãy đổi sang sữa chuyên dụng như các dòng sữa thủy phân...
Mẹ hãy giữ gìn cơ thể bé luôn sạch sẽ, khô thoáng. Đồng thời, mẹ cũng cần vệ sinh không gian sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát. Tẩy rửa đồ chơi, vật dùng hàng ngày định kỳ cũng là biện pháp cần thiết để điều trị và phòng tiêu chảy cho con.
Khi tiêu chảy vùng mông của trẻ thường xuyên bị ướt dễ dẫn đến hăm tã. Cho nên mẹ hãy thường xuyên kiểm tra và thay bỉm tã cho bé để con cảm thấy thoải mái hơn.
Khi nhận thấy trẻ đi ngoài nhiều và nghi ngờ tiêu chảy, mẹ nên ghi lại số lần con đi ngoài, khoảng thời gian giữa các lần, tính chất phân, mùi để có thể báo cáo với bác sĩ khi cần.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có thể gây nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Nếu như mẹ đã áp dụng các biện pháp chăm sóc nêu trên nhưng tình trạng tiêu chảy ở trẻ vẫn không cải thiện mà con xuất hiện thêm những biểu hiện sau cần đưa con đi khám ngay lập tức:
Mong rằng bài viết trên đã đưa đến cho mẹ những thông tin bổ ích về cách nhận biết và phân biệt tình trạng trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị tiêu chảy. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận sự hỗ trợ từ đội ngũ dược sĩ uy tín nhé!