Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bổ sung DHA cho bé đến khi nào? Uống bao lâu thì ngưng?

Mục lục

DHA có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là não bộ và mắt, do đó nhiều bố mẹ thắc mắc bổ sung DHA cho bé đến khi nào? Uống DHA bao lâu thì ngưng. Bài viết dưới đây, chuyên gia Bioamicus sẽ giúp bố mẹ giải đáp chi tiết vấn đề này nhé!

cho trẻ uống DHA đến khi nào thì ngưng

1. Vai trò của DHA đối với sự phát triển của trẻ

DHA - Docosa Hexaenoic Acid là một loại acid béo không no thuộc nhóm Omega-3, dưỡng chất này rất cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được nên phải bổ sung từ bên ngoài.

Bổ sung DHA mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ như:

  • Hỗ trợ phát triển trí tuệ và khả năng ghi nhớ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra DHA chiếm 20% khối lượng não bộ. Khi bổ sung đủ DHA cho trẻ sẽ giúp con thông minh và suy nghĩ logic, nhanh nhạy hơn so với những trẻ không uống DHA.
  • Hỗ trợ phát triển thần kinh thị giác: DHA cũng là thành phần có tỉ lệ rất cao trong võng mạc. Trẻ được bổ sung DHA không chỉ có thể tăng cường và hoàn thiện thị lực, mà còn giảm được nguy cơ mắc các bệnh về mắt như cận thị.
  • Giảm nguy cơ hình thành bệnh lý tim mạch: Dưỡng chất này có khả năng kiểm soát Cholesterol xấu và Triglycerides trong máu, do đó tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở trẻ.
  • Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch: Bổ sung đầy đủ DHA giúp phát triển nhanh chóng hệ miễn dịch, hạn chế suy nhược và mắc bệnh ở trẻ.

Vì vậy, trẻ cần được bổ sung ngay dưỡng chất quan trọng này từ trong bụng mẹ thông qua các nguồn khác nhau, như thực phẩm ăn uống hay chế phẩm bổ sung hàng ngày.

2. Bổ sung DHA cho bé đến khi nào?

bổ sung dha cho trẻ đến khi nào

Bổ sung DHA cho bé đến mấy tuổi để có hiệu quả tốt nhất

Để biết được bổ sung DHA cho trẻ đến khi nào, mẹ cần biết được nhu cầu DHA theo từng độ tuổi như sau:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (0-2 tuổi):

  • Trong 2 năm đầu đời, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh. DHA chiếm tỷ lệ cao trong cấu trúc của não và võng mạc, do đó việc cung cấp đủ DHA cho trẻ giai đoạn này là vô cùng quan trọng.
  • Trong giai đoạn này, đặc biệt là giai đoan sơ sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp DHA chính. Nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn hoặc chế độ ăn của mẹ nghèo DHA, cần bổ sung thêm các sản phẩm bổ sung DHA chuyên biệt. Với trường hợp trẻ đã ăn dặm, mẹ cần cung cấp DHA qua chế độ ăn cho bé.

Trẻ em từ 2-12 tuổi:

  • Giai đoạn này trẻ em tiếp tục phát triển về mặt nhận thức và thị lực, DHA tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển trí não và mắt.
  • Nguồn cung cấp DHA chủ yếu là từ thực phẩm như cá béo (cá hồi, cá ngừ), trứng và một số loại hạt, dầu hạt (dầu hạt lanh, dầu hạt chia).
  • Nếu trẻ không được cung cấp đủ từ thực phẩm, mẹ hãy bổ sung qua thực phẩm chức năng DHA.

Thiếu niên và người lớn:

  • Mặc dù giai đoạn này, nhu cầu DHA giảm so với trẻ nhỏ, nhưng nó vẫn cần thiết cho sức khỏe não bộ, tim mạch và mắt.
  • Nguồn cung cấp DHA trong giai đoạn này chủ yếu qua chế độ ăn uống các thực phẩm giàu DHA hoặc bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa DHA nếu chế độ ăn thiếu hụt.
  • Lưu ý: Việc tiếp tục bổ sung DHA có thể hữu ích, đặc biệt với những người có chế độ ăn ít cá hoặc các nguồn DHA khác.

Vậy bổ sung DHA cho bé đến khi nào? Có thể thấy, không có một "tuổi" nào cần phải ngừng bổ sung DHA nhưng nhu cầu có thể giảm dần khi trẻ lớn lên. Các chuyên gia khuyên mẹ bổ sung DHA liên tục. Nếu có điều kiện, gia đình nên có thói quen bổ sung DHA cho trẻ hằng ngày. Nếu không có các phản ứng dị ứng, hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ không cần ngưng sử dụng DHA.

Việc bổ sung DHA nên dựa trên khuyến nghị của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt nếu có lo ngại về việc trẻ không được bổ sung đủ DHA từ chế độ ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, giá thành của các loại DHA trên thị trường khá cao, nhất là các dòng sản phẩm cao cấp dành cho trẻ từ sơ sinh. Do đó, mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều đợt bổ sung DHA trong năm. Liệu trình trung bình mỗi lần 2-3 tháng, một năm bổ sung từ 2 đến 3 lần.

3. Trường hợp nào cần ngưng sử dụng DHA?

Như đã phân tích ở trên có thể thấy, nếu có điều kiện, có thể bổ sung DHA trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, trẻ nên ngừng sử dụng DHA:

Trẻ có dấu hiệu dị ứng, kích ứng

Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng, kích ứng do nhiều tác nhân khác nhau gây ra. Để nhận biết trẻ bị dị ứng, kích ứng do DHA, mẹ có thể dựa vào một số biểu hiện xuất hiện ngay sau khi uống DHA 30-60 phút và hết khi ngưng dùng:

  • Da kích ứng, nổi mẩn đỏ. 
  • Nôn mửa, buồn nôn.
  • Tiêu chảy mức độ nhẹ, phân thường có bọt. 
  • Đau bụng nhẹ, bụng đầy chướng.

Các biểu hiện trên thường xảy ra khi trẻ sử dụng các sản phẩm DHA không tinh khiết, có chứa protein cá, kitin, gluten... Các thành phần như tạp chất vitamin A, D (có nhiều trong dầu ép gan cá) cũng có thể gây quá liều, ngộ độc. 

Không phải DHA nào cũng gây dị ứng. Trước khi cho trẻ uống DHA mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ sản phẩm bổ sung. Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng nên ngưng cho con sử dụng và đưa con đi khám, tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ đổi sang loại phù hợp.

Nếu mẹ cần tìm DHA tính khiết, đặc biệt là không tanh, mẹ có thể tham khảo Bioamicus DHA mẹ nhé - Sản phẩm được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngừng bổ sung DHA trước khi phẫu thuật

Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng DHA có khả năng làm giảm các cục máu đông. Đặc điểm này rất có lợi trong các vấn đề huyết áp và bệnh tim mạch. Song, nếu con sắp trải qua một cuộc phẫu thuật, máu khó đông có thể gây ra chảy máu, mất nhiều máu hơn.

Vì lý do này, các chuyên gia khuyến cáo ngừng bổ sung DHA trong vòng 14-21 ngày trước khi phẫu thuật. 

Mời mẹ xem thêm:

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “bổ sung DHA cho bé đến khi nào". Từ đó, lựa chọn bổ sung DHA cho trẻ đúng cách và phù hợp với từng độ tuổi để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não.



Bài viết liên quan