Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bé uống DHA bị đi ngoài - Nhận biết nhanh và cách xử trí

Mục lục

DHA đã được nhiều cha mẹ quan tâm và tin dùng cho con trong nhiều năm qua vì những lợi ích sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, một số bé uống DHA bị đi ngoài. Vậy nguyên nhân khiến con bị tiêu chảy là do DHA hay là nguyên nhân khác? Mẹ nên làm gì khi con bị tiêu chảy do uống DHA? Xem ngay câu trả lời ở dưới bài viết này.

bé uống dha bị đi ngoài

1. Bé uống DHA có bị đi ngoài hay không?

Bé uống DHA bị đi ngoài là tác dụng phụ gặp ở 5-15% trẻ bất dung nạp dầu cá. Đặc biệt, trẻ uống DHA dễ bị tiêu chảy hơn trong một số trường hợp sau:

– Trẻ uống quá nhiều DHA. DHA có trong dầu cá, dầu hạt lanh, các sản phẩm bổ sung khác… Nếu mẹ không để ý, sử dụng đồng thời quá nhiều lại vô tình khiến con bị thừa DHA.

– Sản phẩm DHA không tinh khiết. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất mẫn cảm với các thành phần lạ. Các sản phẩm có chứa chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, protein từ cá có thể an toàn với người lớn, nhưng lại là nguyên nhân gây kích ứng, dị ứng, tiêu chảy với trẻ nhỏ.

– Chọn nhầm sản phẩm DHA khó hấp thu. Trong 2 dạng DHA phổ biến, dạng Ethyl Este là dạng DHA khó hấp thu hơn Triglyceride. Nhất là ở những trẻ rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, DHA dạng Ethyl Este có thể khiến trẻ tiêu chảy.

– DHA có nguồn gốc sản xuất, vệ sinh không đạt chuẩn. Dầu cá, dầu ép thực vật dễ sản xuất. Nhiều cơ sở chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn bán sản phẩm kém chất lượng, chứa vi sinh vật gây tiêu chảy, vẫn còn tạp chất có sẵn trong cá (dư lượng kim loại nặng, protein…).

Có thể nói, trẻ uống DHA bị đi ngoài không chỉ do thành phần DHA, mà còn phải lưu tâm đến các thành phần khác trong sản phẩm và cách dùng của mẹ. Do vậy việc sử dụng, lựa chọn đúng sản phẩm DHA phù hợp với trẻ nhỏ là điều rất cần thiết để tránh tình trạng tiêu chảy.

2. Nhận biết tiêu chảy do dùng DHA ở trẻ

Trẻ nhỏ dễ bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ bị đi ngoài do DHA sẽ có những biểu hiện đặc trưng sau:

nhận biết trẻ đi ngoài do uống DHA

Nhận biết tiêu chảy do dùng DHA ở trẻ

2.1. Tiêu chảy xảy ra liên quan đến thời điểm dùng DHA

Con bị đi ngoài sau khi uống DHA 30-60 phút và ngừng khi ngừng dùng DHA. Nếu tiêu chảy do nguyên nhân khác, trẻ có thể bị đi ngoài vào bất kỳ thời điểm nào, không liên quan tới việc sử dụng DHA.

Đi ngoài do sử dụng DHA chỉ kéo dài 2-3 ngày hoặc kết thúc trong ngày. Nếu tiêu chảy không phải do DHA, thì thời gian sẽ kéo dài hơn. Tiêu chảy cấp tính từ 5-7 ngày, mạn tính trên 2 tuần.

2.2. Đi ngoài do dùng DHA chủ yếu ở mức độ nhẹ

Trẻ bị tiêu chảy do dùng DHA thường gặp ở mức độ nhẹ, ít gây tổn thương nghiêm trọng cho con. Trong phân của trẻ thường có bọt, có các dọt dầu chưa được tiêu hóa hết. Ngoài ra thường không có máu, ít khi có nhầy.

Trong khi đó, tiêu chảy cấp có tình trạng phân nhiều nước, có thể lẫn nhầy máu, có mùi chua tanh hoặc thối khẳn.

2.3. Các triệu chứng khác đi kèm tiêu chảy

DHA gây tiêu chảy ở trẻ với các biểu hiện mắc kèm tương tự như rối loạn tiêu hóa: Đau bụng nhẹ, buồn nôn, nôn, chướng bụng… Trong đó, bụng đầy chướng là biểu hiện hay gặp, nhất là ở trẻ sử dụng DHA dạng ethyl este. Ngoài ra, trẻ vẫn tươi tỉnh, ăn uống bình thường.

Mời mẹ xem thêm: 

3. Xử trí khi trẻ uống DHA bị đi ngoài

Bé uống DHA bị đi ngoài có thể khỏi sau 2-3 ngày. Mẹ áp dụng ngay các biện pháp xử trí sau đây để nhanh chóng chấm dứt tình trạng tiêu chảy, đồng thời hạn chế các nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy xảy ra.

3.1. Xác định nguyên nhân thực sự khiến trẻ bị tiêu chảy

Trẻ em là đối tượng còn yếu ớt và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là tiêu chảy. Thống kê cho thấy trẻ dưới 3 tuổi có thể bị tiêu chảy 1-2 lần/năm, việc sử dụng DHA không hẳn là nguyên do khiến con bị tiêu chảy. Xác định chính xác nguyên nhân tiêu chảy giúp mẹ có hướng xử trí đúng đắn.

Ngoài các nguyên nhân tiêu chảy khi uống DHA kể trên, con bị tiêu chảy có thể do:

– Dị ứng sữa hoặc pha sữa không đúng tỷ lệ trên bao bì

– Dùng thực phẩm chưa vệ sinh, chưa nấu chín

– Trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút đường tiêu hóa

– Tiêu chảy do mọc răng

– Dùng thuốc kháng sinh…

nguyên nhân tiêu chảy cấp

Tiêu chảy ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau

3.2. Ngừng cho trẻ uống DHA

Nếu con bị đi ngoài do dùng DHA mẹ nên ngừng sử dụng loại DHA này ngay sau lần thử đầu tiên. Nhất là khi con tiêu chảy kèm theo: phát ban, ngứa, nổi mề đay; nặng hơn có thể bị khó thở, tím tái,…. Những dấu hiệu trên cảnh báo một đợt dị ứng với diễn biến khó lường, nguy hiểm. Hãy nhanh chóng ngưng sử dụng và đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị.

3.3. Bù nước, bù dịch để trẻ tránh mất nước

Dù chỉ tiêu chảy nhẹ nhưng con vẫn có nguy cơ mất nước. Ngay khi biết con bị tiêu chảy, mẹ nên có một số biện pháp hỗ trợ như bổ sung lượng nước, điện giải bị mất.

Một số lựa chọn như oresol, nước, nước dừa là cần thiết khi con bị mất nước. Ngoài ra mẹ nên cho con ăn đồ mềm, nấu kỹ để dễ tiêu hóa. Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước hoa quả để bù nước vì sẽ khiến con bị tiêu chảy nặng hơn.

Mẹ có thể tham khảo thêm ở bài viết Điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại nhà để biết thêm cách chăm sóc con khi bị tiêu chảy.

3.4. Đổi loại DHA đang sử dụng

Mẹ cần biết rằng bổ sung DHA rất quan trọng, cần thiết cho con và không phải mọi loại DHA đều gây tiêu chảy. Lựa chọn sản phẩm đúng, phù hợp với trẻ vừa giúp bổ sung đủ DHA, vừa không gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Mẹ lựa chọn sản phẩm dựa trên những tiêu chí sau:

– Độ tinh khiết: Nếu có điều kiện, nên chọn loại DHA, EPA tinh khiết, có hàm lượng rõ ràng. Hạn chế dùng các sản phẩm dầu cá, dầu ép tổng hợp, phối trộn nhiều thành phần, không rõ hàm lượng.

– Dạng dùng: Nên chọn các sản phẩm DHA, Omega-3 dạng Triglycerid. Đây là dạng dùng dễ hấp thu, chuyển hóa, tránh gây tiêu chảy khi dùng.

– Thành phần an toàn: Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm không chứa chất phụ gia tạo màu, tạo mùi, vị tổng hợp. Những sản phẩm loại được nhiều tạp chất, protein cá, không chứa gluten cũng được khuyến cáo sử dụng cho trẻ.

– Nhãn hiệu, nhà sản xuất: Tất nhiên, những nhãn hiệu uy tín, quy trình sản xuất công nghệ sẽ cho ra đời các sản phẩm DHA chất lượng. Mẹ nên chọn sản phẩm DHA được phân phối chính hãng, có mặt tại các địa chỉ bán hàng uy tín.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ

4. Lưu ý khi cho bé uống DHA tránh bị đi ngoài

Bất kỳ sản phẩm nào bổ sung sai cách cũng khiến trẻ gặp vấn đề tiêu hóa. Vậy nên để con uống DHA không bị đi ngoài mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Lưu ý khi bổ sung DHANhững chú ý khi bổ sung tránh để bé uống DHA bị đi ngoài

Cho trẻ uống kèm với bữa ăn

Theo nhiều nghiên cứu, dùng chung DHA với bữa ăn sẽ giúp con hấp thụ acid béo Omega-3, DHA tốt nhất, bên cạnh đó một số trẻ sẽ không chịu uống DHA vì bé sợ uống thuốc và không chịu nuốt nên việc bổ sung DHA vào bữa ăn là một giải pháp tối ưu.

Bổ sung vào cùng một thời điểm trong ngày

Bổ sung vào cùng một thời điểm sẽ tạo thói quen cho bé, giúp cơ thể con quen với việc tiêu hóa, hấp thụ DHA. Mẹ có thể cho con dùng vào buổi sáng để hấp thu tốt hoặc buổi tối giúp con ngủ sâu, ngon giấc.

Lựa chọn loại DHA chất lượng cao

Sản phẩm DHA chất lượng tốt hơn có thể có giá thành cao hơn, tuy nhiên điều này là hoàn toàn xứng đáng. Bé con nên được chuẩn bị những hành trang tốt nhất để có thể phát triển toàn diện cả cảm xúc và tư duy.

Nhìn chung, trẻ uống DHA có thể bị tiêu chảy nhưng không nặng và mẹ có thể khắc phục ngay tại nhà. Mẹ hãy liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc qua website BioAmicus để nhận được sự hỗ trợ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ và để tìm hiểu  thêm nhiều kiến thức bổ ích từ đội ngũ dược sĩ uy tín.



Bài viết liên quan