Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

DHA và EPA cho bé có lợi gì? - Bổ sung thế nào cho đúng

Mục lục

DHA và EPA đều là những chất rất quan trọng cho quá trình phát triển ở trẻ nhỏ. Nhiều mẹ chưa phân biệt đc hai loại này, băn khoăn bổ sung DHA và EPA cho bé, nên lựa chọn như thế nào, cung cấp thế nào cho hợp lý. Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ngay tại bài viết này.

DHA và EPA cho bé dùng thế nào

1. DHA và EPA là gì? Có giống nhau không?

Phân tử DHA và EPA tương đối giống nhau với cấu trúc mạch dài, một đầu là nhóm -COOH (n – 3 PUFA). Trong đó, DHA hay Acid docosahexaenoic có công thức C22H32O2 và 6 liên kết đôi. EPA- Acid eicosapentaenoic có công thức C20H30O2, và ít hơn DHA một liên kết đôi. Hầu hết sản phẩm bổ sung DHA và EPA không bổ sung riêng lẻ mà dưới dạng Este hoặc Triglyceride.

Cả hai đều là các acid béo không no Omega-3. Tức là liên kết đôi cuối cùng ở vị trí cacbon thứ 3 từ cuối lên. Do cùng là các acid béo, chúng dễ dàng hòa tan trong dầu, có thể tan lẫn trong nhau để bổ sung đồng thời. DHA và EPA thường ẩn trong các mô, trong thịt hải sản, các loài cá béo.

Cả DHA và EPA đều không thể tự tổng hợp trong cơ thể. Nhưng trẻ có thể được cung cấp hai dưỡng chất quan trọng này qua bổ sung từ bên ngoài. Ngoài ra, một phần nhỏ DHA và EPA có thể có được do quá trình chuyển hóa từ các Omega-3 chuỗi ngắn như ALA.

cấu trúc DHA, EPA và các Omega-3 phổ biến

Cấu trúc ALA, DHA và EPA – 3 hợp chất Omega-3 quan trọng nhất

Tất nhiên, nhóm các chất béo Omega-3 còn nhiều hợp chất khác. Song, DHA và EPA là 2 hợp chất được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất, cũng có lợi ích lớn nhất trong quá trình phát triển của trẻ. Sự khác biệt nho nhỏ trong cấu trúc tạo nên một số điểm khác nhau trong vai trò của DHA và EPA cho bé.

2. DHA và EPA có tác dụng gì?

Được khuyến cáo bổ sung từ thời kỳ bào thai, DHA và EPA có những đóng góp không thể thay thế cho sự hình thành và phát triển chức năng các cơ quan. Đặc biệt là các cơ quan chứa lượng chất béo lớn như não, mắt, màng tế bào…

2.1. DHA và EPA cần thiết cho sự phát triển của trẻ

DHA và EPA được kết hợp ở nhiều bộ phận của cơ thể. Trong đó có màng tế bào và là tiền chất của nhiều hormon. Trẻ em cần có các acid béo này để hoàn thành các quá trình chuyển hóa, biệt hóa các cơ quan.

Trong thời kỳ bào thai, bổ sung đủ DHA, EPA và các Omega-3 giúp duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, làm tăng chu vi vòng đầu và cân nặng của trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em từ 5 tuổi, hàm lượng DHA và EPA cao giúp hạn chế bệnh chàm da, giảm nguy cơ mắc dị ứng và chậm phát triển.

Một nghiên cứu năm 2007 đã chỉ ra trẻ bổ sung đủ DHA và EPA phát triển tốt hơn. Cụ thể, các tiêu chí về phát triển tâm thần (thang điểm Griffiths), khả năng tiếp thu ngôn ngữ (bài kiểm tra Peabody IIIA) và hành vi đều vượt trội hơn nhóm kém bổ sung.

Nghiên cứu khác tại Úc cũng nhận định lợi ích của việc bổ sung dầu cá chứa DHA và EPA cho trẻ em dưới 2 tuổi. Bằng chứng là khả năng phối hợp tay và mắt tốt hơn, điểm trên thang điểm Griffiths cũng cao hơn.

DHA và EPA cho bé khỏe mạnh hơn nhờ kích thích quá trình đồng hóa và tăng khối lượng cơ. Sử dụng DHA và EPA và chất béo Omega làm giảm mức độ chất béo trung tính. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì, tiểu đường…

Bên cạnh các lợi ích chung, DHA và EPA có các vai trò chuyên trách riêng, sẽ được đề cập ngay sau đây.

2.2. DHA là thành phần quan trọng cấu tạo bộ não

Hơn một nửa trọng lượng khô của não là lipid và đặc biệt giàu các Omega-3 chuỗi dài (n – 3 PUFA). Trong đó DHA chiếm hơn 90% n – 3 PUFA và 10%–20% tổng lượng lipid. Do đó, chúng được mệnh danh là acid béo cấu tạo nên bộ não.

DHA đặc biệt tập trung ở chất xám. Nơi này chứa hầu hết các tế bào thần kinh của não và kiểm soát hầu hết các chức năng như: vận động cơ bắp, nhận biết cảm giác, thính giác, vị giác, trí nhớ, cảm xúc và hành vi. Duy trì DHA nồng độ cao tại đây giúp kết nối các neutron, bảo toàn tính lưu động màng tế bào thần kinh và dẫn truyền tín hiệu.

tác dụng của DHA giúp bổ não

DHA giúp phát triển não bộ ở trẻ

Một nghiên cứu với trẻ trên 12 tháng tuổi đã chỉ ra rằng việc bổ sung DHA sẽ giúp trẻ học tốt hơn, nhìn và ghi nhớ tốt hơn, xử lý thông tin nhanh hơn.

Ngoài ra, DHA cũng cấu tạo lên võng mạc mắt. Chúng được dùng để điều trị một số bệnh lý về mắt và nhiều tình trạng bệnh khác. Trẻ sơ sinh thiếu DHA có thể gây ra mù bẩm sinh.

2.3. EPA còn được gọi là “chất có tính lọc máu”

EPA còn được gọi là “chất có tính lọc máu” do khả năng làm giảm các chất béo trung tính. Bổ sung EPA được chứng mình là có liên quan tới việc làm tăng đáng kể chất béo tốt HDL mà không gây ra tăng LDL như tác dụng của các omega-3 khác. Từ đó, EPA giúp dòng máu di chuyển dễ dàng hơn trong cơ thể.

EPA cũng được coi là yếu tố chống viêm, giảm hình thành cục máu đông. Thông qua prostaglandin và leukotriene, EPA có thể cung cấp các tiền chất cho các phản ứng miễn dịch. Cũng như chống lại huyết khối và co mạch máu.

tác dụng của EPA giúp giảm cholesterol

EPA giúp mạch máu được lưu thông, ngăn ngừa huyết khối, xơ vữa

EPA cũng góp phần cải thiện tình trạng mất ngủ, suy giảm trí nhớ, mất tập trung. Bé được bổ sung EPA với tỷ lệ thích hợp có khả năng mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thấp hơn.

Bên cạnh đó, việc bổ sung EPA cùng với DHA giúp hấp thu DHA tốt hơn. Từ đó phát huy tốt hơn tác dụng của cả DHA và EPA với trẻ.

Mời mẹ xem thêm:

3. DHA và EPA loại nào tốt hơn cho trẻ

Không có câu trả lời rằng DHA hay EPA tốt hơn. Bởi mặc dù chúng được cơ thể yêu cầu với số lượng khác nhau nhưng các acid béo này đều quan trọng như nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng nên bổ sung đồng thời cả DHA và EPA cho bé để đem lại hiệu quả tối ưu.

Theo các hướng dẫn của FAO: Bé từ 6-24 tháng tuổi cần bổ sung 100-150mg DHA+EPA/ngày. Trẻ em từ 2-4 tuổi nên bổ sung khoảng 150-200 mg DHA+EPA mỗi ngày. Còn đối với trẻ từ 4-6 tuổi thì nên bổ sung 200-250 mg DHA+EPA mỗi ngày và 300 mg mỗi ngày với trẻ từ 6-10 tuổi.

Một số nghiên cứu và khuyến cáo từ GOED, nếu muốn tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, mẹ cần bổ sung DHA và EPA cho trẻ với lượng lớn hơn và tỷ lệ tối thiểu 4:1. Trong khi đó, các chế phẩm có tỷ lệ DHA:EPA ở mức 1:1 mang lại lợi ích trong việc chống viêm.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ

4. Nguồn bổ sung DHA và EPA hiệu quả

Cấu trúc hóa học tương tự nhau, DHA và EPA cũng được tìm thấy trong các nguồn giống nhau. Cả hai đều là các Omega-3 từ động vật. Dưới đây là 3 nguồn chính:

4.1. Nguồn bổ sung DHA và EPA từ sữa mẹ

Sữa mẹ, nhất là mẹ có bổ sung DHA, chất béo Omega đầy đủ trong cả thai kỳ, có chứa một lượng nhỏ DHA và EPA. Hàm lượng các Omega-3 trong sữa mẹ cao nhất ở 3-6 tháng đầu, sau đó ổn định và không đổi trong các tháng tiếp theo.

Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng được cung cấp đầy đủ chất béo Omega. Thói quen ăn ít hải sản, ăn nhiều đồ chiên xào cũng khiến hàm lượng DHA và EPA trong sữa mẹ thường thấp hơn nhu cầu bổ sung của trẻ.

Các chuyên gia khuyên mẹ cho con bú đủ từ 0-24 tháng tuổi. Tuy nhiên cần bổ sung thêm DHA và EPA cho bé từ những sản phẩm ngoài sữa mẹ. Nhất là khi con đã trên 6 tháng tuổi. Khi mà nhu cầu DHA và EPA ở trẻ tăng lên vượt quá ngưỡng cung cấp của sữa mẹ.

4.2. Bổ sung DHA và EPA cho bé qua thực phẩm

Một số thực phẩm chứa DHA và EPA có thể thêm vào thực đơn của con từ 6 tháng tuổi.

nguồn dha cho trẻ

Nguồn DHA từ thực phẩm hằng ngày

Các loại cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá thu dẫn đầu trong nguồn DHA và EPA từ thực phẩm. DHA và EPA cùng với những chất béo khác có trong thịt cá. Tùy loại cá, nơi săn bắn, độ tươi và cách bảo quản mà hàm lượng DHA và EPA trong thực phẩm này có thể khác nhau.

Các loại quả hạch: hạt điều, macca, óc chó… Thực chất những loại hạt này chứa nhiều dầu, Omega-3,6,9. Nhưng các Omega-3 tách từ các loại hạt, quả này chủ yếu là Omega-3 chuỗi ngắn. Điển hình nhất là ALA, cần phải chuyển hóa trong cơ thể mới trở thành DHA và EPA.

Một số loại dầu ép, dầu thực vật. Hiện mẹ có thể dễ dàng tìm thấy các loại dầu ăn cho bé chứa chất béo Omega. Đặc điểm chung của các loại dầu này là dầu được ép trực tiếp, là hỗn hợp của nhiều chất béo và chất tan trong dầu. Đây cũng là một nguồn bổ sung DHA và EPA tiện lợi, có thể uống hoặc trộn cùng thức ăn. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cho con sử dụng quá nhiều, tránh tiêu chảy, đầy chướng bụng.

4.3. Bổ sung DHA và EPA tinh khiết cho bé

Các sản phẩm bổ sung DHA và EPA tinh khiết cho bé ngày càng được nhiều mẹ lựa chọn. Chúng khắc phục được các nhược điểm của các nguồn bổ sung DHA và EPA khác như:

– Hàm lượng ổn định. Mẹ dễ dàng bổ sung cho trẻ theo liều dùng chuẩn khuyến cáo. Không còn phân vân nỗi lo thừa, thiếu DHA và EPA.

– Tỷ lệ thích hợp. Tỷ lệ thích hợp cho từng trường hợp bổ sung của trẻ. Để phát triển trí não, cảm xúc, tư duy, mẹ chọn tỷ lệ DHA:EPA tối thiểu 4:1. Để có các tác dụng chống viêm, hạn chế đông máu, bệnh tim mạch, mẹ chọn các tỷ lệ thấp hơn.

– Không chứa tạp chất. Một điều mẹ có thể an tâm khi lựa chọn DHA và EPA tinh khiết chuyên dụng là không lo con gặp dị ứng, nhiễm độc do thành phần tạp chất từ nguồn nguyên liệu và quá trình chế biến.

Bài viết đã cùng mẹ tìm hiểu những thông tin về vai trò của DHA và EPA cho bé, đồng thời chia sẻ các nguồn DHA và EPA để bổ sung hằng ngày. Liên hệ ngay 1900 636 985 để nhận được tư vấn miễn phí về lộ trình chăm sóc bé yêu từ sơ sinh. Muốn tìm hiểu thêm các bài viết chăm sóc bé yêu, mời mẹ theo dõi BioAmicus.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan