Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Khi nào trẻ hết nôn trớ? 6 giải pháp giúp bé nhanh khỏi

Mục lục

Có rất nhiều trẻ nhỏ bị nôn trớ trong những tháng đầu tiên. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, khi nào trẻ hết nôn trớ? Để biết được khoảng thời gian trẻ hết nôn trớ mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

khi-nao-tre-het-non-tro

Khi nào trẻ hết nôn trớ? 6 giải pháp giúp bé nhanh khỏi

1. Khi nào trẻ hết nôn trớ

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là triệu chứng phổ biến. Một số trường hợp trẻ nôn trớ rất nhiều lần trong một ngày. Vậy khi nào trẻ hết nôn trớ?

1.1. Đối với trẻ nôn trớ sinh lý

Nôn trớ sinh lý nguyên nhân chính là do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Khi mới sinh ra, dạ dày của bé còn rất nhỏ, không chứa được nhiều. Cộng thêm vị trí dạ dày của bé thường nằm ngang với vị trí dạ dày của người lớn. Chính vì thế, khi bé ăn quá no sẽ xuất hiện tình trạng trào ngược sữa từ dạ dày nên thực quản, dẫn đến tình trạng nôn trớ.

Bên cạnh đó, cơ thượng vị của trẻ trẻ còn rất yếu và chưa phát triển hoàn thiện nên cửa vào của dạ dày không thể đóng chặt như người lớn. Khi cha mẹ cho bé nằm ngửa, lượng thức ăn có mặt trong dạ dày dễ bị chảy ngược lên thực quản và sinh ra triệu chứng nôn trớ.

Vậy khi nào trẻ hết nôn trớ sinh lý? Câu trả lời dành cho mẹ là khi bé được 12 đến 18 tháng tuổi. Bởi theo thời gian, hệ thống tiêu hóa của bé ngày càng phát triển hoàn chỉnh. Khi trẻ được 1 tuổi dạ dày của bé bắt đầu chuyển từ nằm ngang sang đứng dọc, có hình thuôn dài.

Lúc bé gần 2 tuổi cấu trúc dạ này sẽ hoàn thiện hơn và gần giống với dạ dày của người trưởng thành. Chính vì thế, tình trạng nôn trớ sẽ giảm dần qua các giai đoạn phát triển của trẻ.

Tình trạng nôn trớ có thể do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.

Tình trạng nôn trớ có thể do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.

1.2. Đối với trẻ nôn trớ do bệnh lý

Ngoại việc nôn trớ do hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ có thể gặp phải tình trạng này do mắc phải một số bệnh lý như:

– Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: Khi trẻ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm họng, sổ mũi, viêm phế quản, viêm phổi… mẹ sẽ thấy bé có một số triệu chứng là sốt, người mệt mỏi, nôn trớ, bỏ bú.

– Ngộ độc: Những trẻ từ 2 – 3 tuổi có thể bị nôn trớ do ngộ độc thức ăn hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm.

– Bệnh lý ngoại khoa: Khi trẻ gặp phải một số bệnh lý ở đường ruột như: tắc ruột, hẹp ruột bẩm sinh, lồng ruột, viêm ruột thừa sẽ có triệu chứng nôn trớ.Tùy từng trường hợp trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau như: trong hẹp ruột bẩm sinh triệu chứng nôn trớ sẽ xuất hiện ngay sau bữa ăn. Đối với bệnh lồng ruột trẻ sẽ bỏ bú và có hiện tượng nôn vọt ra ngoài. Bên cạnh đó trẻ còn đại tiện ra máu, da tái tay lạnh và tự dưng ưỡn người khóc thét.

Đối với tình trạng bệnh lý, khi nào trẻ hết nôn trớ? Nếu trẻ có biểu hiện nôn trớ kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và xác định tình trạng bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Sau khi điều trị khỏi bệnh tình trạng nôn trớ ở trên sẽ được giải quyết triệt để.

2. Trẻ bị nôn trớ khi nào là bất thường, nguy hiểm

Hiện nay, có rất nhiều ba mẹ suy nghĩ rằng nôn trớ sẽ tự mất đi nên thường có tâm lý chủ quan. Chính sự chủ quan này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ như:

– Viêm thực quản: Khi thức ăn trào ngược lên thực quản sẽ dẫn theo một lượng lớn acid dịch vị gây tổn thương niêm mạc thực quản và dẫn đến bệnh viêm họng và tình trạng quấy khóc, khó ngủ ở trẻ.

– Suy dinh dưỡng: Sau khi nôn trớ, trẻ có cảm giác mệt mỏi và sợ ăn. Điều này có thể gây ra tình trạng biếng ăn kéo dài dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng gây ra tình trạng chậm tăng cân và thấp còi.

– Khó thở: Khi thức ăn bị trào ngược lên thực quản có thể gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến biểu hiện khó thở và tím tái ở trẻ nhỏ.

– Tổn thương dạ dày: Trường hợp trẻ bị nôn trớ kéo dài sẽ khiến dạ dày tổn thương, nghiêm trọng hơn còn bị xuất huyết dạ dày.

– Rối loạn tiêu hóa: Do trẻ bị nôn trớ quá nhiều và liên tục khiến cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn dưỡng chất kiến cơ thể mệt mỏi, đau bụng, chứng bụng, tiêu chảy, táo bón…

Tình trạng nôn trớ kéo dài có thể gây nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ.

Tình trạng nôn trớ kéo dài có thể gây nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ.

3. Các giải pháp giúp cho trẻ bị nôn trớ nhanh khỏi

Trẻ nôn trớ nhiều và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để cải thiện tình trạng này mẹ hãy áp dụng 5 phương pháp dưới đây nhé.

3.1. Đối với trẻ đang bú, cần cho bé đúng tư thế

Đối với trẻ bị nôn trớ do sinh lý việc cho bé bú đúng cách là biện pháp cải thiện hữu hiệu nhất. Theo các chuyên gia y tế, mẹ nên cho trẻ bú bên trái trước sau đó chuyển sang bên phải. Bởi giai đoạn đầu dạ dày của bé còn rất nhỏ nếu nằm nghiêng về bên trái sẽ chứa được nhiều hơn đồng thời hạn chế được tình trạng trào ngược ra ngoài.

Trong quá trình cho con bú, cha mẹ không được chọc cho bé cười nhiều vì nó có thể khiến lượng sữa vừa ăn bị nôn ra ngoài. Trong trường hợp bé khóc khi đang bú cùng cần dừng ngay lại. Bởi khi bé khóc sẽ khiến bé nuốt nhiều không khí vào dạ này hơn, gây căng dạ dày và dễ trào ngược ra bên ngoài.

Cho trẻ bú đúng tư thế để trẻ nhanh hết nôn trớ

Cho trẻ bú đúng tư thế để trẻ nhanh hết nôn trớ

3.2. Chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ

Khi trẻ ăn quá no cũng là nguyên nhân làm tăng biểu hiện nôn trớ. Để hạn chế tình trạng này mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ để phù hợp với cơ địa và khả năng chứa của dạ dày.

 

Độ tuổi Lượng sữa 1 lần bú Số lần uống
0 – 3 tuần 30 -90ml 8 – 12 lần
3 tuần – 3 tháng tuổi 90 -120 ml 6 – 8 lần
3 – 6 tháng 120 – 230ml 4 – 8 lần
6 – 9 tháng 170 – 240ml. 6 lần
9 – 12 tháng 200 – 500ml 3 – 5 lần

Lượng sữa theo độ tuổi của trẻ.

3.3. Không để trẻ nằm ngay sau khi ăn

Sau khi ăn xong, lượng axit dịch vị trong dạ dày sẽ tăng lên để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu mẹ cho bé nằm xuống ngay sau khi ăn sẽ khiến lượng axit này trào ngược lên thực quản gây ra triệu chứng nôn trớ. Do đó, sau khi ăn xong mẹ nên cho bé ngồi nghỉ một lúc để thức ăn trong dạ dày có thời gian tiêu hóa.

3.4. Massage quanh rốn cho trẻ

Để hạn chế tình trạng nôn trớ mẹ có thể áp dụng biện pháp massage vùng rốn của trẻ để giảm cảm giác đầy hơi và giúp dạ dày của trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Để thực hiện phương pháp này, mẹ sẽ thực hiện các bước sau đây.

– Bước 1: Mẹ đặt 2 ngón tay nên vùng bụng của bé.

– Bước 2: Dùng 2 ngón tay xoay tròn quanh bụng theo chiều kim đồng hồ.

– Bước 3: Massage liên tục như vậy trong vòng 2 – 3 phút rồi dừng lại.

Có thể mẹ quan tâm:

Kiến thức tổng quan về tình trạng trẻ ho nôn trớ về đêm

Trẻ ho nôn trớ phải làm sao? Cách xử lý ngay cho mẹ

3.5. Tránh mặc quần áo bó sát cho trẻ

Việc mẹ mặc quần áo hay bỉm quá chật cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng nôn trớ ở trẻ diễn ra nhiều hơn. Bởi mặc đồ quá chật khiến thành bụng và dạ dày của bé bị chèn ép và gây ra áp lực lớp khiến bé nôn trớ.

Chính vì thế, để cải thiện tình trạng này mẹ cần lựa chọn những bộ quần áo rộng để mặc cho bé. Hoặc lúc cho trẻ ăn nên nới lỏng quần áo ở vùng bụng để trẻ cảm thấy thoải mái và hạn chế tình trạng dạ dày bị chèn ép.

Massage liên tục quanh rốn giúp trẻ nhanh hết nôn trớ

Massage liên tục quanh rốn giúp trẻ nhanh hết nôn trớ

3.6: Sử dụng men đa chủng

Để cải thiện tình trạng nôn trớ, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh mẹ nên bổ sung men vi sinh đa chủng cho trẻ. Bởi khi bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng chuyển hóa và hấp thu thức ăn. Từ đó giúp trẻ nhanh đói và hạn chế được tình trạng nôn trớ do dạ dày còn quá nhỏ.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm men vi sinh 10 chủng Bioamicus Complete được nhiều chuyên gia đánh giá cao và được nhiều mẹ tin dùng bởi:

– Đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa cùng lúc 10 chủng lợi khuẩn cần thiết và có mặt ngay trong được ruột của trẻ.

– 10 chủng lợi khuẩn có trong sản phẩm giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Từ đó, giúp hạn chế tình trạng ốm vặt, ngăn ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ.

– Sản phẩm được sản xuất trên công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP, không chứa chất bảo quản, chất tạo mùi vị. Đồng thời đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của hiệp hội men vi sinh quốc tế (IPA).

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có câu trả lời cho chủ đề “khi nào trẻ hết nôn trớ” và những kiến thức bổ ích giúp hạn triệu chứng này. Nếu mẹ còn câu hỏi cần được trả lời gấp hãy liên hệ tới số điện thoại: 1900 636 985 để nhận được sự hỗ trợ từ Dược sĩ chuyên môn của nhãn hàng Bioamicus.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan