Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ: Nguyên nhân và giải pháp cho mẹ

Mục lục

Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ là triệu chứng đặc trưng của nhiều bệnh lý. Nhưng đôi khi chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường. Dựa vào nguyên nhân gây ho, nôn trớ ở trẻ có thể xác định được mức độ nghiêm trọng và cách khắc phục. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về ho và nôn trớ ở trẻ sơ sinh cho mẹ.

Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

5 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ho và nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

1.1 Chăm sóc trẻ không đúng cách

  • Thay đổi tư thế của trẻ một cách đột ngột: Trẻ dưới 1 tuổi có dạ dày nằm ngang và cơ thắt thực quản dưới chưa phát triển. Dẫn đến các chất trong dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản. Đặc biệt là khi trẻ vừa ăn xong mà cha mẹ bế xốc trẻ lên thì khả năng nôn trớ và ho do sặc sữa là rất cao.
  • Trẻ bú quá no, không kịp tiêu hóa. Thức ăn hòa lẫn với dịch vị trong dạ dày trào ngược lên. Vừa gây ra nôn trớ, vừa gây khó chịu cho thực quản, kích thích phản xạ ho của trẻ.
  • Trẻ rướn người vặn mình lúc ngủ dễ bị nôn trớ. Đặc biệt là khi mẹ cho bé bú quá muộn và ngủ khi bụng còn no.

Những phản xạ ho và nôn trớ này ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm. Và sẽ hết khi trẻ lên 1 tuổi hoặc khi mẹ thay đổi cách chăm sóc trẻ.

1.2 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày thực quản (GER) xảy ra nhiều ở các trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là do cơ thắt thực quản dưới không thể đóng chặt. Đây là phản xạ sinh lý bình thường nên ít gây nguy hiểm và hết khi trẻ được 1 tuổi.

Nhưng nếu trẻ đã qua 1 tuổi mà vẫn còn triệu chứng ho, nôn trớ. Kèm theo ợ nóng, ợ chua với tần suất lớn hơn 2 lần/tuần… thì khả năng cao GER đã chuyển sang GERD. GERD là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Có thể kéo dài và gây tổn thương niêm mạc họng của trẻ nên cần điều trị.

trẻ nhỏ dễ mắc trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ nhỏ dễ bị mắc trào ngược dạ dày thực quản

Dù GER và GERD thì đều do các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Kèm theo acid dịch vị nên tạo cảm giác chua, khó chịu ở trong miệng. Khiến trẻ muốn ho và nôn để tống hết chúng ra ngoài.

1.3 Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm chướng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… Là hậu quả của thiếu hụt lợi khuẩn ở đường ruột. Tạo điều kiện cho hại khuẩn tăng sinh mạnh, gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Kích thích đường ruột gây nôn và kích ứng thực quản gây phản xạ ho.

Rối loạn tiêu hóa cần được điều trị càng sớm càng tốt. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến phân cắt thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và sức khỏe của toàn bộ cơ thể trẻ. Chỉ cần loại bỏ rối loạn tiêu hóa, tình trạng ho và nôn trớ của trẻ cũng biến mất.

1.4 Nhiễm khuẩn hô hấp

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn xâm nhập. Gây ra các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp như: covid, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn…

Ban đầu, trẻ có thể chỉ ho khan nhưng sau vài hôm sẽ trở thành ho có đờm. Do tế bào niêm mạc đường hô hấp tăng tiết chất nhầy. Khi lượng chất nhầy quá lớn, có thể rơi xuống dạ dày gây ra nôn trớ.

Sức khỏe hệ hô hấp liên quan trực tiếp đến tình mạng của trẻ. Chỉ cần một chút chủ quan có thể gây hậu quả khó lường. Vậy nên, điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp ngay và luôn là rất cần thiết. Chỉ cần điều trị dứt điểm thì tình trạng nôn trớ và ho ở trẻ sơ sinh cũng khỏi.

Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

Nhiễm khuẩn hô hấp có thể là nguyên nhiên khiến trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

1.5 Cảm lạnh

Mùa thu và mùa đông là khoảng thời gian trẻ hay bị cảm lạnh nhất. Thường thì trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi bị cảm lạnh 8 đến 10 lần mỗi năm. Gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, hay gặp nhất là Rhinovirus.

Triệu chứng thường gồm ho khan, đau họng và chảy nước mũi. Nhưng khi khoang mũi đã đầy, nước mũi có thể tràn xuống cổ họng gây buồn nôn và nôn.

Cảm lạnh thường tự khỏi sau 4 đến 10 ngày nếu trẻ có sức đề kháng tốt. Nhưng cũng có thể kéo dài, ảnh hưởng xấu đến xoang, cổ họng và tai của trẻ.

2. Vòng luẩn quẩn của trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

Khi trẻ bị nôn trớ, các chất nôn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Khi đến cổ họng có thể gây ngứa, khó chịu dẫn đến trẻ tăng cường phản xạ ho. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ có thể ho để tống hết các chất nôn còn lại ra ngoài.

Khi trẻ bị ho đờm kéo dài, chất nhầy có thể rơi từ mũi, họng xuống đường tiêu hóa. Nên trẻ cần nôn để tống hết chất nhầy này ra ngoài.

Dù là trẻ sơ sinh bị ho hay nôn trớ trước, thì kết quả vẫn tạo ra vòng luẩn quẩn bệnh lý ho – nôn trớ. Tình trạng này kéo dài, không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, bỏ ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Mà còn làm suy giảm sức đề kháng của trẻ, gây nhiều bệnh lý khác.

3. Ho và nôn trớ ở trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều vào thời điểm nào trong ngày?

Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ xảy ra nhiều hơn về đêm. Nguyên nhân là do:

  • Ban đêm nhiệt độ xuống thấp, không khí khô gây kích ứng cổ họng khiến trẻ ho về đêm nhiều hơn.
  • Hệ thần kinh phó giao cảm tăng cường hoạt động, kích thích phản xạ ho của cơ thể.
  • Cortisol là hormon tuyến thượng thận có tác dụng chống viêm, giảm kích ứng và giảm ho gián tiếp. Vì Cortisol được tiết ra nhiều vào buổi sáng và giảm xuống đáng kể khi về đêm. Điều này lý giải vì sao cứ đếm đến là trẻ lại ho dữ dội hơn ban ngày.
  • Khi ngủ, dạ dày trẻ ở tư thế nằm ngang nên dễ bị trào ngược hơn, đặc biệt là trẻ đang bị GER hoặc GERD. Còn nếu trẻ đang nhiễm khuẩn hô hấp, mà nằm đầu thấp hơn người thì nước mũi chảy nhiều xuống hệ tiêu hóa. Đây cũng là lý do phổ biến khiến trẻ ho và nôn trớ nhiều về đêm.

Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

Ho và nôn trớ trở thành vòng lặp luẩn quẩn

4. Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ kéo dài trong bao lâu? Khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu

Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ thường là tình trạng cấp tính. Chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Khi nguyên nhân bệnh lý được giải quyết thì ho và nôn ở trẻ sẽ biến mất.

Tuy nhiên có một số trường hợp có thể kéo dài và cần sự chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, nếu trẻ có các dấu hiệu sau mẹ cần gọi cấp cứu ngay:

  • Trẻ ho ra máu
  • Khó thở hoặc thở nhanh bất thường
  • Mặt hoặc lưỡi chuyển sang màu xanh lam hoặc sẫm màu
  • Trẻ có các triệu chứng mất nước: mệt mỏi, khô miệng, đi tiểu ít, táo bón…

5. Cách xử trí ngay trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

Dưới đây là 4 bước chăm sóc cho trẻ đang bị ho và nôn trớ mà mẹ nên biết.

  • Bước 1: Sau khi nôn, mẹ đặt trẻ nằm nghiêng sao cho đầu cao hơn người. Và tuyệt đối không bế xốc trẻ lên nhằm tránh chất nôn và dịch nhầy tràn vào phổi của trẻ.
  • Bước 2: Dùng khăn mềm lau sạch mũi miệng và thay quần áo sạch nếu trẻ đã hết cơn nôn trớ. Quấn khăn quanh cổ bé để phòng việc bé nôn tiếp.
  • Bước 3: Vuốt ngực trẻ theo chiều từ trên xuống dưới để hạn chế dịch vị tiếp tục trào ngược. Đồng thời, xoa dịu sự sợ hãi của trẻ.
  • Bước 4: Khi thấy trẻ đã ổn định thì cho trẻ uống nước hoặc oresol bù điện giải. Và không nên cho trẻ uống sữa lúc này.

Cho Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ đi khám

Mẹ nên cho trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ khi đã chăm sóc bé đúng cách nhưng vẫn không đỡ

6. Biện pháp hạn chế trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

Mẹ có thẻ hạn chế ho và nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng cách tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

6.1. Giữ ấm cho trẻ

Mùa đông đến cần cho bé mặc đồ đủ ấm, đeo khăn quàng cổ để bảo vệ cổ họng của bé. Và khi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh không khí lạnh đi qua mũi và miệng vào đường thở. Khi hè đến, cần tuyệt đối không để điều hòa dưới 26 độ C cả đêm cho trẻ.

6.2. Tăng cường sức đề kháng

Tăng cường sức đề kháng là cách hiệu quả nhất để tạo ra hàng rào bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của virus và vi khuẩn. Bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.

4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ là: tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả. Và vẫn duy trì cho trẻ uống sữa đều đặn mỗi ngày.

Tăng cường sức đề kháng cho Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

Đề kháng khỏe mạnh, con ít ốm vặt, ho và nôn

6.3. Giữ vệ sinh cho trẻ

3 vị trí mẹ phải vệ sinh cho bé thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho trẻ.

– “Vùng kín”: Đây là nơi vi khuẩn trú ngụ nhiều nhất, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Nên cần rửa sạch va lau khô mỗi ngày. Chú ý làm sạch các nếp gấp và không miết da bé khi rửa.

– Mắt: Dùng 1 miếng gạc bông đã thấm nước muối sinh lý chuyên dụng. Sau đó lau sạch mắt cho bé. Đặc biệt là vào buổi sáng do ghèn mắt nhiều. Mỗi bên mắt của trẻ cần một miếng gạc chuyên dụng.

– Mũi: Mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho bé khi bé có dấu hiệu tắc mũi nhiều như: đang bú phải ngưng lại để thở hoặc thấy bé khó thở. Các bước rửa mũi gồm:

  • Đặt bé nằm nghiêng với bé dưới 1 tuổi và cho bé ngồi cúi mặt nếu bé lớn hơn 1 tuổi.
  • Nhẹ nhàng bơm nước muối sinh lý chuyên dụng cho trẻ sơ sinh vào lỗ mũi phía trên của trẻ. Để dung dịch chảy từ từ qua lỗ mũi bên kia và qua miệng trẻ.
  • Lặp lại đến khi thấy dịch chảy ra trong và sạch.
  • Lau sạch mũi và miệng trẻ.

Ngoài ra, mẹ cần thay quần áo sạch cho bé từ 6 – 10 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ho và nôn trớ. Đồng thời, cũng cần vệ sinh tai, móng tay cho bé hàng ngày.

6.4. Chia nhỏ khẩu phần của bé

Lượng sữa bú cần tương ứng với kích thước dạ dày. Vì thế, giảm số lượng sữa mỗi lần bú và chia thành nhiều cữ bú là rất cần thiết. Mẹ hãy áp dụng bảng chia lượng sữa chuẩn dưới đây để hạn chế ho và nôn trớ cho con.

lượng sữa chuẩn cho Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

Lượng sữa trẻ sơ sinh nên ăn mỗi ngày

6.5. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Men vi sinh đa chủng ngăn ngừa ho và nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng cách bổ sung nhiều chủng lợi khuẩn cho đường ruột. Số lượng lợi khuẩn tăng, ức chế hại khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh.

Không chỉ vậy, men vi sinh còn nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Giúp tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch ở đường ruột. Tạo ra hàng rào miễn dịch vững chắc, bảo vệ trẻ trước sự tấn công của vi khuẩn và virus. Ngăn ngừa các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường hô hấp và cảm lạnh….

Có thể mẹ quan tâm:

Bé hay ọc sữa về đêm cần chăm sóc và điều trị như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt: Nguyên nhân và cách xử trí

7. Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete – Giải pháp hàng đầu cho trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

Men vi sinh Bioamicus là men 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam. Là sản phẩm tiên phong bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là giảm ho và nôn trớ.

men bioamicus cho Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ

Men 10 chủng BioAmicus - Cải thiện đề kháng và sức khỏe đường tiêu hóa

Mỗi liều BioAmicus Complete chứa tới 1 tỷ lợi khuẩn. Giúp số lượng lợi khuẩn đường ruột tăng lên nhanh chóng, ức chế tối đa vi khuẩn có hại. Nhờ đó, không chỉ ngăn ngừa mà còn cải thiện nhanh chóng tình trạng ho và nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Thêm vào đó, một số chủng lợi khuẩn trong Men 10 chủng BioAmicus Complete đã được chứng minh tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh của trẻ. Thông qua quy định biểu hiện gen và các con đường truyền tín hiệu miễn dịch trong tế bào chủ. [1]

Các chuyên gia nhi khoa hàng đầu khuyên dùng BioAmicus Complete cho trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ vì sản phẩm an lành như nước và hiệu quả cao.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete
Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete
480.000đ

Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ có thể là dấu hiệu sinh lý ở trẻ dưới 1 tuổi. Nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng mà mẹ cần cảnh giác. Nếu mẹ còn băn khoăn điều gì, hãy liên hệ ngay hotline 1900 63 69 85 hoặc website BioAmicus để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ giải đáp trực tiếp.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan