Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ nôn trớ nhiều: 8 nguyên nhân và cách xử trí mẹ cần biết

Mục lục

Trẻ nôn trớ nhiều không chỉ do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện mà còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa, toàn thân nguy hiểm. Mẹ hãy tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ nhiều lần để có biện pháp xử trí kịp thời trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân trẻ nôn trớ nhiều lần

Trẻ nôn trớ nhiều lần có thể do nguyên nhân ở hệ tiêu hóa và các bệnh lý khác:

1.1 Trào ngược dạ dày, thực quản

Dạ dày ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng có nhiều khác biệt so với người trưởng thành như: kích thước dạ dày nhỏ, kém co giãn, nằm ngang và cơ thắt tâm vị kém nên thức ăn dễ bị trào ngược lên trên. Ngoài ra, trẻ chủ yếu ăn các món ăn lỏng, mềm (sữa, cháo, bột) nên chúng dễ lọt qua khe cơ thắt tâm vị. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày do trào ngược dạ dày, thực quản: nằm hoặc vận động ngay sau khi ăn, bú sai tư thế hoặc ăn quá no, thức ăn khó tiêu.

Dấu hiệu nhận biết

– Trẻ nôn, ói ra sữa theo đường miệng, mũi.

– Ăn kém, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.

– Thường xuyên quấy khóc vào ban đêm, khó ngủ.

– Bé trên 2 tuổi hay kêu đau tức, nóng rát sau xương ức.

Xử trí

Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ, mẹ lưu ý cho bé bú đúng tư thế và vỗ ợ hơi sau khi bú. Với trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ chia nhỏ bữa ăn và tăng dần lượng để dạ dày con thích nghi. Ngoài ra, bổ sung men vi sinh cũng là cách giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng nôn trớ không cải thiện, mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ để được điều trị cụ thể.

trẻ nôn trớ nhiều do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ nôn trớ nhiều lần

1.2 Bé nôn trớ nhiều lần trong ngày do viêm dạ dày – ruột

Bệnh viêm dạ dày – ruột gặp nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi do sức đề kháng của bé còn kém, dễ bị nhiễm virus. Nguyên nhân gây bệnh hay gặp nhất là Rotavirus và Adenovirus

Dấu hiệu nhận biết

– Đau quặn bụng, cơn đau bụng giảm sau khi đi vệ sinh hoặc sau nôn.

– Trẻ nôn trớ liên tục trong 12 – 72 giờ đầu.

– Tiêu chảy, phân lỏng nước tiếp tục vài ngày sau khi hết nôn. Sau đó, trẻ đi ngoài phân nát và dần thành khuôn sau 1 tuần.

– Sốt cao.

Xử trí

Thông thường, các triệu chứng của viêm dạ dày – ruột cấp do virus sẽ cải thiện trong 1 – 2 ngày nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Mẹ bổ sung đủ nước, điện giải, cho trẻ nghỉ ngơi và cách ly trẻ tại nhà để tránh lây lan.

1.3 Trẻ nôn trớ liên tục do tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng các chất (bã thức ăn, giun sán, sỏi, khối u) ứ đọng trong lòng tá tràng hoặc đại tràng. Khi bị tắc ruột, nhu động ruột tăng khiến cho trẻ bị nôn trớ và đau bụng từng cơn. Nếu nôn sớm, nôn nhiều lần ra thức ăn hoặc dịch tiêu hóa là dấu hiệu của tắc ruột cao. Tuy nhiên, nếu tắc ruột để quá lâu không được xử trí hoặc tắc ở vị trí thấp, trẻ có thể nôn ra phân.

Dấu hiệu nhận biết

– Đau quặn bụng từng cơn 2- 3 phút, mức độ đau tăng dần.

– Nôn trớ ra thức ăn, dịch tiêu hóa hoặc phân.

– Chướng bụng, quan sát có thể thấy quai ruột nổi lên, di động (dấu hiệu rắn bò), đầy hơi, bí trung tiện.

– Táo bón.

Xử trí

Tắc ruột ở trẻ diễn biến nhanh và có xu hướng tiến triển nặng lên. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nó gây ra các biến chứng nguy hiểm như giảm hấp thu dinh dưỡng, viêm ruột, phù nề, xung huyết, tổn thương niêm mạc ruột, thậm chí là thủng ruột. Vì thế, khi con xuất hiện các triệu chứng trên, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

1.4. Bé bị nhiễm trùng đường niệu

Nhiễm trùng đường niệu gặp nhiều ở trẻ em từ 2 – 5 tuổi là độ tuổi thay đổi thói quen đi vệ sinh. Trẻ nữ có nguy cơ mắc cao hơn trẻ nam do đường niệu đạo ngắn.

Dấu hiệu nhận biết

– Đau tức vùng bụng dưới.

– Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

– Buồn đi tiểu nhưng chỉ ra được vài giọt.

– Nước tiểu màu đục, có mùi hôi.

– Sốt

– Buồn nôn, nôn trớ gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm trùng tiết niệu.

Xử trí

Khi trẻ có những dấu hiệu trên, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường, bé sẽ được điều trị bằng kháng sinh đường uống tại nhà. Đồng thời, mẹ nên bổ sung đủ nước, giữ vệ sinh sạch sẽ để con nhanh khỏi bệnh hơn.

1.5 Trẻ em nôn trớ nhiều lần do lồng ruột

Lồng ruột là bệnh lý nguy hiểm của hệ tiêu hóa thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi, xảy ra khi đoạn ruột phía trên chui vào đoạn phía dưới hoặc ngược lại, gây ra tắc hoặc bán tắc ruột. Khi bị lồng ruột, nhu động ruột tăng và mạnh hơn khiến trẻ bị nôn trớ nhiều lần.

Dấu hiệu nhận biết

– Trẻ đột ngột khóc thét từng cơn, bỏ ăn, bỏ bú, đau bụng từng cơn. Trẻ nhỏ, mẹ có thể quan sát thấy con ưỡn người hoặc co chân tay về phía bụng do đau.

– Nôn trớ nhiều lần ra thức ăn hoặc dịch tiêu hóa (dịch xanh, dịch vàng).

– Sau 6 – 12 giờ, tiêu chảy phân lẫn máu, người xanh xao, mệt lả.

– Giai đoạn muộn (sau 24 giờ), trẻ nôn trớ nhiều, bụng chướng, sờ bụng thấy có khối lồi lên, da lạnh, mạch nhỏ, li bì, khó đánh thức, các dấu hiệu nhiễm trùng, mất nước rõ ràng.

Xử trí

Lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa, vì vậy, mẹ cần đưa bé đi tới bệnh viện càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu kịp thời, khối lồng ruột có nguy cơ hoại tử (sau 72 giờ nguy cơ hoại tử lên tới 80%) dẫn tới nhiễm khuẩn, nhiễm độc, viêm phúc mạc thậm chí là tử vong.

trẻ nôn trớ do lồng ruột thường có những cơn khóc thét

Trẻ nôn trớ nhiều do lồng ruột thường kèm theo khóc thét từng cơn

1.6 Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần do hẹp phì đại môn vị

Hẹp phì đại môn vị là bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh 2 – 5 tuần tuổi, khi lớp cơ bên trong phần môn vị (vị trí nối giữa dạ dày – tá tràng) bị dày lên gây hẹp. Lúc này, dạ dày cần co bóp mạnh hơn để đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non thông qua khe hẹp gây trào ngược lên trên.

Dấu hiệu nhận biết

– Trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày, số lần nôn tăng dần, bé nôn trớ sau mỗi cữ bú.

– Sau khi nôn, dạ dày trống khiến bé cảm thấy đói và đòi ăn.

– Chậm tăng cân thậm chí là sụt cân so với thời điểm sau sinh.

– Táo bón.

Xử trí

Hẹp phì đại môn vị ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển. Vì thế, mẹ nên cân nhắc đưa bé đi khám khi con có các dấu hiệu đặc trưng (nôn trớ – đói – nôn trớ). Thông thường, các bé bị hẹp phì đại môn vị sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.

1.7 Do bé bị ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bé ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc các thức ăn có chất phụ gia. Các triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trong 2 – 48 giờ sau ăn.

Dấu hiệu nhận biết

– Buồn nôn, nôn liên tục ra thức ăn, nước và dịch tiêu hóa. Sau đó, trẻ vẫn tiếp tục nôn khan liên tiếp khiến con rất khó chịu.

– Đau quặn bụng liên tục.

– Tiêu chảy, phân lỏng nước có thể kèm theo nhầy máu.

– Sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C) hoặc không sốt.

Xử trí

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm sẽ cải thiện trong 1 – 2 ngày nếu bé được chăm sóc và theo dõi đúng cách. Mẹ chú ý bổ sung nước, điện giải cho con bằng cách pha oresol và cho bé uống từng ngụm nhỏ. Với trẻ dưới 6 tháng, mẹ tăng số lần bú và lượng sữa mỗi cữ bú. Ngoài ra, bổ sung men vi sinh cũng giúp giảm thời gian bị bệnh, giảm số lần đi ngoài. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy vì có thể khiến tình trạng ngộ độc trầm trọng hơn.

1.8 Bé nôn trớ nhiều lần do viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa hay xảy ra ở trẻ 6 – 12 tuổi, tuy nhiên, vẫn có thể gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với tỷ lệ 4.5%. Đặc biệt, trẻ dưới 4 tuổi bị viêm ruột thừa thường khó phát hiện nhưng tiến triển rất nhanh gây nguy hiểm.

Dấu hiệu đặc trưng

– Đau bụng âm ỉ, liên tục, vị trí đau thường ở hố chậu phải hoặc quanh rốn. Tuy nhiên, khó xác định chính xác điểm đau ở trẻ nhỏ mà thông qua các biểu hiện như sờ tay vào điểm đau.

– Khám bụng thấy co cứng cơ thành bụng.

– Buồn nôn, nôn, biếng ăn.

– Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, môi khô, lưỡi bẩn, thở hôi.

Xử trí

Viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ rất khó chẩn đoán vì có những triệu chứng giống với rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu thấy bé có những triệu chứng đặc trưng trên, mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời. Thông thường, trẻ sẽ được phẫu thuật cắt ruột thừa bằng phương pháp mổ nội soi và phục hồi sau 3 – 4 ngày.

Mẹ tham khảo nhanh các nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày trong bảng dưới đây.

Nguyên nhân Dấu hiệu đặc trưng Mức độ nguy hiểm
Trào ngược dạ dày – thực quản –  Nôn, trớ sữa theo đường miệng, mũi.

– Ăn kém, chậm tăng cân.

– Quấy khóc nhiều về đêm.

– Các triệu chứng sẽ cải thiện nếu mẹ xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cho bé.
Viêm dạ dày – ruột – Nôn trớ liên tục trong những giờ đầu.

– Tiêu chảy phân lỏng, nước.

– Đau quặn bụng, giảm sau khi đi vệ sinh.

– Sốt cao.

Các triệu chứng cải thiện sau 1 – 2 ngày nếu mẹ chăm sóc đúng cách.
Tắc ruột – Đau quặn bụng từng cơn, mức độ đau tăng dần.

– Nôn trớ nhiều lần.

– Bụng chướng, có thể quan sát thấy quai ruột nổi lên.

– Đầy hơi, bí trung tiện, táo bón.

Nguy hiểm, nên được khám và xử trí sớm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu – Đau tức vùng bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu.

– Tiểu rắt, nước tiểu đục, hôi.

– Buồn nôn, nôn.

– Sốt

Hầu hết trẻ mắc sẽ tốt lên khi sau khi được điều trị bằng kháng sinh.
Lồng ruột – Khóc thét từng cơn, bỏ ăn, bỏ bú, bụng chướng.

– Nôn trớ nhiều lần, liên tục.

– Tiêu chảy phân lẫn máu.

– Li bì,  khó đánh thức.

Có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Hẹp phì đại môn vị – Nôn trớ nhiều lần trong ngày, số lần nôn tăng dần.

– Trẻ đói và đòi ăn ti sau khi nôn trớ.

– Chậm tăng cân, sụt cân.

– Táo bón.

– Gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm – Buồn nôn, nôn sau khi ăn.

– Đau quặn bụng.

– Tiêu chảy.

– Không sốt hoặc sốt nhẹ.

– Các triệu chứng cải thiện sau 1 – 2 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
Viêm ruột thừa – Đau bụng âm ỉ, mức độ đau tăng dần.

– Bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ.

– Sốt cao.

– Gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bé bị nôn trớ nhiều lần chưa rõ nguyên nhân khiến mẹ lo lắng? Mẹ hãy để lại thông tin để được tư vấn bởi các chuyên gia Nhi khoa của BioAmicus.

2. Mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?

Để xử trí và phòng ngừa tình trạng nôn trớ nhiều lần, mẹ tham khảo những biện pháp sau:

2.1 Chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ

Khi trẻ đang nôn trớ hoặc sau vừa mới nôn trớ xong, mẹ nên chú ý những điều sau để chăm sóc con đúng cách:

Đặt trẻ nằm đúng tư thế: Khi trẻ đang nôn trớ, mẹ tuyệt đối không bế thốc con lên vì dễ khiến con bị sặc chất nôn vào khí quản, phổi gây nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ hãy đặt bé nằm yên, đầu kê cao hơn thân và nghiêng sang 1 bên để không hít phải chất nôn. Trẻ lớn hơn, mẹ có thể trấn an, nói chuyện và vuốt nhẹ lưng con để bé tạm quên việc nôn ói.

tư thế đúng khi trẻ bị nôn trớ

Khi trẻ bị nôn trớ, mẹ hãy đặt trẻ nằm đúng tư thế và trấn an con

Bổ sung nước, điện giải: Trẻ nôn trớ nhiều làm mất 1 lượng lớn nước, điện giải. Vì thế, mẹ nên bổ sung lại cho con bằng dung dịch Oresol, pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Mẹ lưu ý pha Oresol với nước lọc, cho bé dùng hết trong 24 giờ sau khi pha. Trẻ dưới 6 tháng, mẹ tăng số lần bú và tăng lượng sữa mỗi lần bú để bù lại lượng nước, bổ sung dinh dưỡng cho con.

Chế độ dinh dưỡng: Mẹ không nên ép bé ăn ngay sau khi con nôn mà hãy để dạ dày con trống trong 30 – 45 phút. Sau đó, mẹ cho con ăn với 1 lượng nhỏ, tăng dần theo từng bữa với các thức ăn lỏng như sữa, cháo, bột. Sau 24 giờ nếu trẻ đã dừng nôn trớ, mẹ có thể điều chỉnh về chế độ ăn thường ngày. Sữa chứa nhiều chất béo và các món ăn dầu mỡ nên hạn chế trong vài ngày vì dạ dày của trẻ khó tiêu hóa, hấp thu các thực phẩm này. Tuy nhiên, mẹ không nên kiêng khem quá mức mà nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng để cơ thể của con nhanh phục hồi.

Theo dõi sức khỏe của trẻ: Mẹ chú ý theo dõi sức khỏe của con tại nhà. Nếu bé xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được thăm khám và xử trí sớm.

2.2 Phòng ngừa tình trạng trẻ nôn trớ nhiều lần

Các biện pháp sau đây giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh, cải thiện tình trạng nôn trớ nhiều lần:

Cho con ăn/ti đúng: Với trẻ bú mẹ, mẹ nên cho con bú đúng tư thế 3 điểm thẳng hàng (đầu – lưng – mông), trẻ nằm nghiêng hướng về phía mẹ. Với bé bú bình, sữa cần ngập đầu bình để tránh nuốt phải không khí gây đầy hơi, nôn trớ. Mẹ không nên ép con ăn quá no vì dễ khiến con bị trào ngược dạ dày – thực quản do dạ dày bị quá tải. Sau ăn, mẹ thực hiện vỗ ợ hơi để giúp con loại bỏ tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

cho trẻ bú đúng tư thế

Cho bú đúng tư thế là biện pháp phòng ngừa trẻ nôn trớ nhiều lần

Giữ vệ sinh cá nhân và an toàn thực phẩm: Đây là biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ nôn trớ do nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hóa.

Bổ sung men vi sinh: Bổ sung men vi sinh là biện pháp hữu ích phòng ngừa nôn trớ ở trẻ. Men vi sinh lập lại cân bằng vi sinh vật đường ruột, giữ cho hệ tiêu hóa của con luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng thức ăn bị ứ đọng và tăng cường hấp thu dưỡng chất.

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm dưới đây:

–  Máu trong chất nôn

– Có máu trong nước tiểu

–  Lú lẫn và hôn mê

– Nhức đầu và / hoặc cứng cổ

– Đau bụng dữ dội

– Đau khi đi tiểu

– Nôn vọt hoặc nôn mửa mạnh

– Nhịp thở hoặc nhịp thở nhanh

– Nôn mửa kèm theo sốt

4. Men vi sinh Bioamicus Complete – Giải pháp cho trẻ nôn trớ nhiều

Bổ sung men vi sinh là giải pháp “vàng”’ bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều sản phẩm men vi sinh nhưng không phải loại nào cũng hiệu quả trong việc phòng và cải thiện tình trạng nôn trớ.

Men vi sinh BioAmicus Complete là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam bổ sung 10 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa thuộc 2 nhóm: Lactobacillus và Bifidobacterium. Nhờ thế, BioAmicus Complete mang đến tác dụng toàn diện trên hệ tiêu hóa, ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại, kích thích cơ thể sản sinh ra các men tiêu hóa cần thiết. Ngoài ra, men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn, hạn chế trào ngược dạ dày, thực quản do ứ đọng thức ăn, bảo vệ niêm mạc dạ dày – ruột trước các tác nhân gây bệnh.

men vi sinh cho trẻ bị nôn trớ nhiều

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete – Tiêu hóa khỏe, cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ nôn trớ

5. Giải đáp thắc mắc của mẹ khi có con nôn trớ nhiều lần

Dưới đây, chuyên gia Nhi khoa của BioAmicus sẽ giúp mẹ giải đáp 1 số thắc mắc về tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ.

5.1. Trẻ nôn trớ nhiều lần nhưng không kèm triệu chứng khác là do đâu?

Nhiều bé bị nôn trớ nhiều lần nhưng vẫn ăn, ngủ ngon, không sốt, không rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau:

– Bé ăn quá no, hoạt động ngay sau khi ăn.

– Con bị kích ứng họng do đau họng, ho đờm nhiều.

– Bé đang gặp các vấn đề tâm lý như: lo lắng, sợ hãi, khóc.

– Say tàu xe.

say xe cũng có thể là nguyên nhân

Say xe có thể là lý do khiến trẻ nôn trớ mà không kèm theo triệu chứng khác

5.2. Làm thế nào để ổn định dạ dày cho bé sau khi nôn trớ?

Sau khi trẻ nôn trớ, mẹ không nên cho bé ăn, uống ngay theo chế độ ăn hàng ngày. Thay vào đó, mẹ nên cho con uống từng ngụm nhỏ nước hoặc sữa, cháo loãng để dạ dày của con ổn định hơn. Sau khi bé ngừng nôn 24 giờ mới cho bé ăn uống trở lại như hàng ngày, ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu như sữa chua, ngũ cốc.

Trên đây là 8 nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ nhiều lần và phương pháp chăm sóc đúng cách. Mẹ hãy lưu lại và liên hệ hotline 1900 63 69 85 để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ giải đáp trực tiếp.



Bài viết liên quan