Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú có bình thường không? Cần phải làm gì?

Mục lục

Trong khi một số trẻ nôn trớ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, tại sao có một số bé chỉ nôn sau khi ăn hay khi bú mẹ? Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú có bình thường không? Mẹ cần phải làm gì để cải thiện tình trạng này? Xem ngay!

trẻ sơ sinh nôn trớ khi bú có phải bình thường?

Trẻ sơ sinh nôn trớ khi bú có phải bình thường? Mẹ nên vui mừng hay lo lắng?

Trẻ sơ sinh nôn trớ khi bú là hiện tượng sữa chảy ngược ra khoang miệng của trẻ ngay sau khi ăn. 

Trong đa số các trường hợp, bé bị trớ sữa các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Chúng thể hiện việc trẻ đã ăn no và hệ tiêu hóa của con đang dần hoàn thiện. Trẻ trớ sữa khi đang bú còn tạo dòng chảy ngược, kích thích cơ thể mẹ tiết thêm kháng thể vào sữa. 

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Pediatrics , tình trạng trớ sữa sau khi ăn sẽ biến mất ở hơn 50% trẻ sơ sinh khi được 10 tháng tuổi, 80% khi được 18 tháng tuổi và 98% khi được 2 tuổi.

Mẹ chỉ nên bắt đầu lo lắng nếu con nôn trớ kèm theo các biểu hiện bất thường như: bỏ bú, khóc thét hoặc co giật, gầy sút cân, tiêu chảy hoặc sốt…

Mẹ vẫn còn lo lắng? Liên hệ ngay 1900 636 985 hoặc để lại thông tin phía dưới đây để nhận tư vấn từ Dược sĩ chuyên môn

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú

em bé sơ sinh bị trớ sữa

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa vấn ăn, ngủ tốt thì không đáng lo ngại

Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi uống sữa công thức hoặc sữa mẹ đều có chung những nguyên nhân sau đây:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu khiến sữa dễ trào ngược ra miệng, nhất là khi mẹ đặt bé nằm ngay sau khi bú
  • Bé bú quá nhiều, vượt quá sức chứa của dạ dày nên trớ ra lượng dư thừa
  • Cho bú sai khớp ngậm, trẻ nuốt phải không khí, đẩy sữa trào ngược ra ngoài
  • Quấn tã quá chật tạo sức ép lên dạ dày
  • Sữa có mùi hoặc vị lạ khiến trẻ không quen, bỏ bú và nhè sữa

Những nguyên nhân phổ biến trên đây thường chỉ gây nôn trớ sinh lý. Khi trẻ lớn hơn, hiện tượng ọc sữa khi bú và sau khi bú sẽ giảm dần.

Ngoài ra, trẻ nôn trớ sau khi bú còn có thể đến từ các rối loạn chức năng như tình trạng táo bón, hẹp tá tràng, tắc ruột, xoắn ruột… Những nguyên nhân này ít phổ biến hơn.

Mẹ cần làm gì khi con hay nôn trớ, ọc sữa sau khi bú

Đối với trẻ bú mẹ

Trẻ bú mẹ bị nôn trớ, mẹ cần thay đổi thói quen và tư thế cho bé bú. Nguyên tắc là thân và đầu của trẻ nằm trên đường thẳng, đầu cao hơn thân, sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái.

Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé bú bắt đầu từ bên trái. Khi dạ dày của bé đầy dần, mẹ chuyển sang bên phải. Bằng cách này, sữa được chứa trong dạ dày mà không trớ ra ngoài.

Khi trẻ bú, môi dưới cần hướng ra ngoài, miệng mở rộng, cằm trẻ chạm vào vú mẹ và quầng vú phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vù phía dưới. Đây là tư thế ngậm bắt vú đúng. Tư thế này giúp hạn chế việc bé nuốt phải không khí gây trào ngược.

cho trẻ bú mẹ đúng cách

Bú mẹ đúng cách giúp bé hạn chế nôn trớ, ọc sữa

Đối với trẻ bú bình

Việc bú bình cần được mô phỏng tương tự quá trình bú mẹ. Nguyên tắc là trẻ bú được nhiều sữa nhất và ít không khí nhất. 

  • Đảm bảo núm cao su luôn đầy sữa, không chứa không khí
  • Đặt bé ở tư thế ngồi tựa lưng
  • Đặt bình nằm ngang, song song với mặt đất và cho bé bú từ từ, không dốc ngược bình ngay từ đầu, dễ khiến bé bị sặc, ho và nôn trớ

Núm vú bình nhỏ hơn vú mẹ, trẻ bú bình do đó dễ nuốt phải không khí hơn. Sau khi trẻ bú bình, mẹ cần vỗ ợ hơi để tránh trào ngược.

Ngoài ra, núm vú bình là dụng cụ khó vệ sinh, thường xuyên nhiễm khuẩn vô tình lại trở thành nguyên nhân con nôn trớ. Hãy luôn vệ sinh bình sữa, núm bình sữa và tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng.

Trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại?

Trong đa phần các trường hợp, không nên cho trẻ bú lại ngay sau khi nôn trớ. Bởi như đã nói phía trên, trẻ nôn trớ sau khi ăn là một biểu hiện trẻ đã ăn no. Tiếp tục cho bé bú sữa chỉ làm gia tăng thêm áp lực lên dạ dày và khiến bé ọc sữa, trớ nhiều sữa hơn.

Ngay sau khi trẻ nôn trớ, hãy nghiêng đầu của trẻ sang một bên. Sau đó, dùng khăn mềm lau sạch chất nôn quanh miệng trẻ và hút toàn bộ dịch nôn ra khỏi mũi để tránh lạc vào đường thở.

Khi bị ọc sữa, chính bản thân trẻ cũng cảm thấy hốt hoảng, sợ hãi, tay chân quờ quạng. Nhiều mẹ hiểu nhầm rằng trẻ đang đòi bú nhưng không phải. Lúc này, mẹ chỉ cần ôm trẻ, vỗ về nhẹ nhàng phía sau lưng để con bình tĩnh trở lại. 

Sau khi trẻ ổn định khoảng 30 phút, mẹ có thể cho bé bú trở lại.

Trẻ nôn trớ sau khi bú có cần đi gặp bác sĩ

khám tiêu hóa cho bé

Trẻ nôn trớ sau khi bú có cần đi gặp bác sĩ?

Đa phần các trường hợp mẹ có thể tự xử lý tại nhà mà không cần gặp bác sĩ.

Tuy nhiên, mỗi lần con ọc sữa, mẹ nên lưu ý trả lời những câu hỏi sau:

  • Quan sát dịch nôn của trẻ: Xác định dịch nôn có màu sắc lạ như đỏ, vàng, xanh, màu nâu bẩn hay không, có máu trong dịch nôn hay không?
  • Quan sát thể trạng trẻ sau nôn: Xác định con có biểu hiện tím tái, khóc thét, sốt, đi ngoài sau khi nôn không?
  • Để ý con có bỏ bú, bú kém sau nôn hay không?
  • Lượng sữa, thức ăn sau khi nôn có ảnh hưởng đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ hay không?

Nếu câu trả lời cho các câu hỏi trên là có, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ, chuyên gia y tế để được tư vấn trực tiếp vè dinh dưỡng và thăm khám sức khỏe.

Nôn trớ, ọc sữa và sặc sữa diễn ra đột ngột, thường xuyên ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần học sớm các kỹ năng sơ, cấp cứu, tránh trường hợp bé ngạt thở do sữa, dịch nôn bít tắc đường thở.

Thông qua bài viết trên đây, hy vọng ba mẹ đã có câu trả lời hài lòng cho câu hỏi “Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú có bình thường không?”. Đừng bỏ lỡ những bài viết khác cùng chủ đề, theo dõi ngay website BioAmicus!



Bài viết liên quan