Ọc sữa là hiện tượng phổ biến đối với trẻ sơ sinh và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn lo lắng và không biết liệu có nên cho trẻ bú lại sau khi ọc sữa hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và cung cấp những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia Bioamicus nhé!
Trẻ sơ sinh vừa bú mẹ hoặc bú bình xong thì ọc sữa ra ngoài, mẹ lo lắng con bị đói nên rất muốn cho con bú lại ngay lập tức.
Tuy nhiên việc có nên cho bé bú lại hay không nên tùy thuộc vào lượng sữa trẻ nôn trớ ra cũng như tình trạng hiện tại của bé, cụ thể như sau:
Đối với các trường hợp bé chỉ ọc một ít hoặc một lượng nhỏ, không quấy khóc, vẫn tỉnh táo và vui vẻ. Đồng thời không kèm theo các dấu hiệu như sốt, khó thở hay chất nôn lẫn máu.
Lúc này mẹ chờ khoảng 15-20 phút cho trẻ nôn trớ xong rồi cho bé bú lại. Tuy nhiên nên cho bé bú từng chút một, bú với lượng ít để tránh gây căng dạ dày, kích thích trẻ nôn trớ trở lại.
Nếu bé không muốn bú lại, mẹ không nên ép trẻ vì có thể trẻ ọc sữa là do quá no.
Khi thấy bé ọc sữa thành dòng, lượng sữa nhiều nhưng không bị sặc hay khó thở. Trẻ có thể sẽ quấy khóc một chút những một lúc sau sẽ bình thường lại.
Lúc này mẹ không nên cho trẻ bú lại ngay lập tức bởi:
Thay vào đó, mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng hoặc bế thẳng trong vòng 30-60 phút. Đợi khi bé ổn định, cho bé bú một lượng nhỏ để kiểm tra, nếu bé không có dấu hiệu muốn nôn ra thì mẹ có thể cho bé bú bình thường.
Đối với các bé ọc sữa mạnh với lượng nhiều và thường xuyên xảy ra, kèm theo tình trạng quấy khóc, khó chịu, không tăng cân. Đặc biệt sữa nôn ra có màu vàng, xanh, hoặc lẫn máu.
Lúc này mẹ không nên cho trẻ bú lại ngay mà hãy đưa trẻ đến cở sở y tế uy tín để thăm khám.
Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé
Để tránh bé bị ọc sữa khi bú lại, mẹ cần theo dõi phản ứng của con. Nếu con đòi bú thì mẹ hãy thử cho bé bú lại, còn nếu con không muốn bú, mẹ tuyệt đối không ép con.
Đồng thời mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
Đầu và thân bé trên một đường thẳng, đảm bảo đầu trẻ cao hơn thân mình khi bú. Tuyệt đối không cho trẻ bú ở tư thế nằm ngang vì rất dễ ọc sữa trở lại.
Khi cho bé bú lại, mẹ hãy bắt đầu chậm với lượng sữa ít để theo dõi phản ứng của trẻ, đặc biệt với các trẻ có xu hướng ọc sữa thường xuyên.
Đối với trẻ bú bình, mẹ có thể sử dụng núm vú có lỗ nhỏ hơn để có kiểm soát tốc độ chảy của sữa.
Sau khi trẻ bị ọc sữa, nên để dạ dày nghỉ ngơi trong khoảng từ 15-30 phút trước khi cho bú lại.
Để tránh bé bị ọc sữa trở lại, sau khi trẻ bú xong, mẹ hãy bế bé ở tư thế thẳng đúng, nhẹ nhàng khum tay vỗ lưng để trẻ ợ hơi. Điều này giúp giải phóng không khí tích tụ ở trong dạ dày.
Để khắc phục tình trạng bé hay ọc sữa mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây:
Chia nhỏ cữ bú là cách giảm áp lực cho dạ dày của bé. Mẹ cho bé bú ít hơn nhưng tăng số lần bú trong ngày.
Ví dụ: Nếu trẻ ọc sữa khi bú 120ml, có thể giảm xuống 90ml/lần và tăng số lần bú trong ngày cho bé.
Khi trẻ vận động mạnh hoặc khóc lâu, cơ thể trẻ đang tập trung vào việc điều chỉnh hô hấp, nhịp tim và lưu lượng máu. Dạ dày lúc này không ưu tiên chức năng tiêu hóa, dẫn đến co bóp không ổn định.
Nếu cho bé bú ngay lúc này, dạ dày sẽ phải chịu áp lực lớn hơn, khiến sữa dễ bị đẩy ngược lên thực quản, gây ọc sữa.
Ngoài ra, sau khi khóc và vận động mạnh, nhịp thở chưa ổn định, nếu cho trẻ bú ngay khiến trẻ khó phối hợp giữa bú và nuốt, tăng nguy cơ sặc sữa nguy hiểm.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơ vòng thực quản nối giữa thực quản và dạ dày còn yếu và chưa hoạt động hiệu quả.
Sau khi bú xong, sữa chưa kịp tiêu hóa, nếu thay đổi tư thế đột ngột, áp lực trong dạ dày tăng lên, cơ vòng thực quản không đủ chặt để giữ sữa, dẫn đến nôn trớ.
Đồng thời đặc điểm dạ dày nằm ngang ở trẻ sơ sinh cũng khiến sữa dễ trào ngược khi thay đổi tư thế.
Sử dụng men vi sinh đa chủng giúp bổ sung nhiều chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hoá của trẻ.
Lợi khuẩn khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh môi trường sống và tiết ra enzyme để tiêu diệt hại khuẩn, làm giảm lượng khí dư thừa trong dạ dày do hại khuẩn sinh ra.
Đồng thời, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn hiệu quả hơn. Nhờ đó, trẻ không bị đầy chướng khó chịu nên ọc sữa cũng giảm nhiều.
Sử dụng men vi sinh đa chủng để trẻ nhanh hết ọc sữa
Men vi sinh BioAmicus Complete là men vi sinh 10 chủng lợi khuẩn đầu tiên tại Việt Nam. Hai nhóm lợi khuẩn chính trong BioAmicus Complete là: Lactobacillus và Bifidobacterium. Trong đó:
Nhờ những tác dụng trên, BioAmicus Complete có hiệu quả trong làm giảm ọc sữa cũng như đầy bụng, đầy hơi và lăm tăng sức khoẻ đường tiêu hoá của trẻ. Do đó, được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng thường xuyên để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ọc sữa ở trẻ nhỏ.
Men 10 chủng BioAmicus Complete – Giải pháp hiệu quả cho trẻ hay bị ọc sữa
Trên đây là những giải đáp Trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại? Nếu mẹ muốn biết thêm thông tin, hãy liên hệ ngay qua Hotline 1900 63 69 85 hoặc chat trực tiếp trên website bioamicus.vn để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ giải đáp trực tiếp.
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại nhãn hàng BioAmicus
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ
Địa chỉ: Số 1 liền kề 12, khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024.9999.9669
Hotline tư vấn: 1900 636985
Email: info@hunmed.vn
Các bài viết của BioAmicus Việt Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Các sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh