Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bắt bệnh ngay tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, mẹ cần phải biết

Mục lục

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh kéo dài khiến trẻ mệt mỏi quấy khóc nhiều, cha mẹ lo lắng không hiểu con bị làm sao và phải làm thế nào. Để có lời giải đáp cho những thắc mắc đó, mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ tình trạng của con và cách xử trí nhé.

nôn trớ ở trẻ sơ sinh

1. Nôn trớ là gì?

– Nôn là hiện tượng luồng thức ăn được tống ngược ra ngoài do sự co bóp của dạ dày kết hợp với lực từ cơ thành bụng, ngực và hầu họng. Thông thường, cảm giác buồn nôn sẽ là dấu hiệu báo trước trẻ sẽ bị nôn. Trẻ khi nôn sẽ có biểu hiện nhăn nhó hoặc đau đớn.

– Trớ là hiện tượng trào ngược thức ăn với số lượng ít, chỉ do sự co bóp của dạ dày chứ không có sự tham gia của cơ thành bụng. Trớ diễn ra tự nhiên, trẻ không có cảm giác trước khi trớ. Khi bị trớ, nét mặt bé vẫn bình thường.

Nôn trớ là tình trạng thường xuyên diễn ra ở trẻ sơ sinh do sinh lý hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, điều này còn có thể do lỗi sơ ý của mẹ hoặc là cảnh báo bệnh lý mẹ cần tìm hiểu ngay.

2. Vì sao trẻ hay nôn trớ?

2.1 Trẻ sơ sinh bị trớ sữa do sinh lý

Trẻ bị trớ hay ọc sữa là do cấu trúc giải phẫu của dạ dày chưa hợp lý, các van ở cơ tâm vị (cơ thắt giữa thực quản và dạ dày) còn yếu. Trong khi cơ môn vị lại phát triển, dẫn tới khi dạ dày co bóp, sữa dễ bị tống ngược trở lại thực quản và ra ngoài. Thêm vào đó, dạ dày của trẻ đang nằm ngang, thực quản ngắn. Vì vậy khi ăn quá no, trẻ rất dễ bị trớ sữa.

nôn trớ sinh lý ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhưng vẫn sinh hoạt, vui chơi bình thường thì là tình trạng sinh lý bình thường

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, tần suất nôn trớ dưới 2 lần/ngày, 3 lần/tuần và không đi kèm theo triệu chứng bất thường nào khác. Trẻ vẫn vui vẻ, ăn uống tốt, tăng cân đều thì mẹ không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự động hết khi bé được 12 – 18 tháng.

2.2 Nguyên nhân gây nôn do cách chăm sóc chưa đúng của mẹ

– Do tâm lý của bố mẹ muốn con mau lớn nên cho con ăn, cho con bú quá nhiều. Khi trẻ vận động mạnh, lượng sữa chưa kịp tiêu hóa hết trong dạ dày sẽ trào ngược lên. Gây ra tình trạng trẻ sơ sinh trớ nhiều.

– Trẻ bú chưa đúng cách, khi bú nuốt cả hơi vào bụng. Khi đó, dạ dày trẻ sẽ chứa cả khí và sữa khiến trẻ bị nôn trớ sau khi ăn.

– Trẻ vừa ăn no đã nằm dễ khiến cho sữa bị trào ngược lên, bé bị nôn trớ.

– Ở giai đoạn ăn dặm, mẹ chế biến thức ăn mùi vị không phù hợp với trẻ.

– Mẹ quấn chăn quá chặt, chèn ép vào bụng khiến trẻ thấy khó chịu, dễ bị trớ sữa.

2.3 Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh do bệnh lý

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ… Trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, gây tăng nhu động ruột, kích thích phản xạ nôn gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ.

– Trẻ bị đầy hơi khó tiêu do mất cân bằng vi sinh đường ruột. Lượng thức ăn bị tồn đọng trong dạ dày tạo điều kiện để vi khuẩn lên men tạo ra khí. Dạ dày chứa cả khí và sữa rất dễ bị đẩy ngược qua cơ thắt giữa thực quản dạ dày, dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

– Tắc nghẽn dạ dày hoặc ruột do bệnh lý bẩm sinh đường tiêu hóa như hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành. Hoặc bệnh lý ngoại khoa như tắc ruột, lồng ruột. Trường hợp này sẽ đi kèm với những biểu hiện khác nghiêm trọng như đi ngoài phân dính máu, dịch dạ dày màu nâu, bí tiểu…

– Dị ứng protein sữa bò hoặc bất dung nạp đường lactose cũng là nguyên nhân khiến bé bị nôn. Trường hợp này sẽ kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, đi ngoài ra máu, mẩn đỏ ở da hay bị sưng môi.

– Một số bệnh lý khác:

  • Ngộ độc thức ăn.
  • Trẻ bị sốt.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Các bệnh lý viêm màng não, tăng áp lực nội sọ.
  • Hội chứng sinh dục thượng thận.

nôn trớ bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Trẻ nôn trớ do bệnh lý thường đi kèm với những triệu chứng bất thường khác

Trẻ sơ sinh hay nôn trớ bệnh lý nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần phải nhận biết được khi nào trẻ nôn trớ bất thường để có biện pháp xử trí kịp thời. Mời mẹ tham khảo phần 3 mẹ biết trẻ nôn trớ do bệnh lý khi nào? để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé.

Có thể mẹ quan tâm

Tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ, ọc sữa

10 nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt mẹ cần phải biết

3. Mẹ biết trẻ nôn trớ do bệnh lý khi nào?

– Trẻ bị nôn liên tục trong thời gian dài, kéo dài trên 24 tiếng.

– Trẻ bị nôn bất thường, có thể đi kèm với các dấu hiệu:

+ Mất nước: mắt khô, miệng khô, đi tiểu ít.

+ Trẻ sốt trên 38,5 độ C, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt.

+ Trẻ khó thở, tim đập nhanh.

+ Chất nôn có lẫn máu, mật xanh, vàng.

– Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày.

– Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ, trẻ xì hơi nhiều. Khi mẹ gõ vào bụng trẻ sẽ thấy âm thanh phát ra như tiếng trống.

– Bé ăn vào là nôn, kèm theo khó thở, đau quặn bụng hoặc đi ngoài phân lỏng, phát ban da… có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm trong trường hợp nào là nguy hiểm?

4. Làm gì để khắc phục tình trạng trẻ hay nôn trớ?

4.1 Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc của mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh hay bị trớ. Bởi vậy mẹ nên lưu ý thực hiện những mẹo sau:

– Cho bé bú đúng cách:

+ Nếu trẻ bú nhiều hơn lượng sữa dạ dày có thể chứa được thì rất dễ bị trào ngược lên, gây nôn trớ. Vì vậy mẹ hãy cho con bú từ từ, quan sát xem biểu hiện của trẻ để biết khi nào con no thì dừng lại.

+ Đối với trẻ bú bình mẹ cũng cần cho con bú đúng cách. Bằng cách nghiêng bình sữa 45 độ, để trẻ ngậm trọn vẹn núm ti vào miệng và chú ý sữa luôn ngập cổ bình. Như vậy sẽ giúp hạn chế trẻ nuốt phải khí trong khi bú.

Cho bé bú đúng cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cho bé bú đúng cách là một trong các mẹo làm giảm nôn trớ hiệu quả

– Với trẻ trên 6 tháng, đang ở giai đoạn ăn dặm, mẹ nên chú ý thức ăn của con. Bởi nếu thức ăn có vị tanh, dễ gây lợm sẽ khiến trẻ bị nôn. Do vậy, mẹ hãy chú ý tới cảm nhận của con. Mẹ có thể chế biến món ăn theo nhiều cách khác nhau, vừa giúp đảm bảo dinh dưỡng, vừa  tạo thêm hứng thú cho con khi ăn.

– Chia nhỏ bữa ăn:

Với trẻ còn nhỏ, dung tích dạ dày bé mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn cho con. Tránh ép trẻ ăn quá nhiều trong một lần, khiến trẻ cảm thấy sợ khi ăn, không muốn ăn.

– Không để bé nằm ngay sau bú:

Dạ dày của trẻ còn nằm ngang, nên nếu vừa bú xong mà nằm luôn thì sữa dễ bị trào ngược lên thực quản.

– Nới lỏng quần áo: Mẹ lưu ý không quấn quá chặt cho con, đặc biệt ở vùng bụng. Chèn ép vào bụng sẽ dễ khiến bé bị nôn trớ.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các mẹo giúp trẻ hết nôn trớ, mẹ hãy để lại thông tin liên lạc. Các chuyên gia sẽ liên hệ và giải đáp miễn phí giúp mẹ.

[form đăng ký]

4.2 Vỗ ợ hơi

Vỗ ợ hơi là cách làm đơn giản nhất mẹ có thể áp dụng để phòng trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Bởi vỗ ợ hơi sẽ giúp đẩy lùi chứng đầy hơi chướng bụng hiệu quả, từ đó giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Mẹ có thể theo dõi chi tiết cách vỗ ợ hơi cho con qua video dưới đây.

[chèn video]

4.3 Bổ sung men vi sinh

Hiện nay rất nhiều chuyên gia đã khuyên mẹ bổ sung men vi sinh từ sớm cho con. Bởi các probiotics chứa trong men vi sinh sẽ giúp giải quyết hiệu quả các rối loạn ở đường tiêu hóa, qua đó làm giảm tình trạng trẻ bị nôn trớ.

Men vi sinh BioAmicus Complete

BioAmicus Complete đẩy lùi tình trạng nôn trớ hiệu quả

Mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn men vi sinh phân lập đến chủng để tạo ra hiệu quả vượt trội nhất. Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete hiện đang nhận được rất nhiều sự tin tưởng của các bà mẹ. Bởi hàng tỷ lợi khuẩn chứa trong sản phẩm được phân lập đến chủng, đáp ứng tiêu chuẩn Probiotics thực thụ của WHO. Đồng thời, sự kết hợp vượt trội của 10 chủng vi khuẩn sẽ tạo nên đa dạng tác dụng. Qua đó, giúp giải quyết hầu hết các vấn đề ở đường tiêu hóa gây ra nôn trớ như: rối loạn tiêu hóa, đầy hơi chướng bụng, bất dung nạp lactose, ngộ độc thực phẩm,…

Cơ chế tác dụng của men vi sinh BioAmicus Complete bao gồm:

– Tạo ra hàng rào vững chắc bảo vệ niêm mạc ruột trước sự tấn công của các vi khuẩn có hại.

–  Các lợi khuẩn sẽ hấp phụ các độc tố do hại khuẩn tiết ra. Giúp quá trình hồi phục đường tiêu hóa diễn ra nhanh chóng hơn.

– Kích thích cơ thể tiết ra hàng nghìn loại enzym, trong đó có cả men lactase. Nhờ đó cơ thể có thể phân giải đường lactose, giảm nôn trớ hiệu quả.

Nhờ những tác dụng trên, men 10 chủng BioAmicus Complete sẽ giúp đẩy lùi chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh ngay tức thì.

4. Mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ khi nào?

Đối với trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ hoặc trẻ 2 tuổi nôn liên tục, kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng như:

– Trẻ bị mất nước: khô mắt, khô môi, niêm mạc nhợt.

– Trẻ nôn ra mật xanh, vàng.

– Sốt cao trên 38,5 độ quá 3 ngày hoặc trên 39 độ.

– Trẻ nôn trớ nhiều, mỗi lần phun ra mạnh.

– Biểu hiện đau đớn, quằn quại.

– Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, không muốn ăn uống.

Khi đó mẹ cần liên hệ với các chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất. Mẹ có thể gọi ngay theo số hotline 1900 63 69 85 để nhận được lời khuyên kịp thời từ các dược sĩ chuyên môn.

Trẻ sơ sinh nôn trớ bị sốt

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ kèm theo sốt trên 39 độ mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ

Hy vọng bài viết trên đây đã chia sẻ tới mẹ những thông tin hữu ích khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa, giúp con đẩy lùi tình trạng này một cách nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 hoặc truy cập Website của BioAmicus để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ trực tiếp. BioAmicus sẽ đồng hành cùng mẹ trên từng chặng đường trưởng thành của con.

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20044329

https://theydiffer.com/difference-between-baby-spit-up-and-vomit/



Bài viết liên quan