Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

10 nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt mẹ cần phải biết

Mục lục

Trẻ bị nôn không sốt do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mẹ cần hiểu rõ con bị nôn do đâu để có cách giải quyết cho phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới mẹ 10 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới tình trạng này, mẹ đừng bỏ qua nhé.

trẻ bị nôn không sốt

1. Trẻ bị nôn không sốt biểu hiện bệnh gì?

1.1 Nuốt phải dị vật

Trẻ nôn không sốt nguyên nhân có thể do trẻ nuốt phải dị vật. Đó có thể là 1 mảnh lego, khuy áo, đồng xu, 1 miếng bánh lớn hay bất cứ một món đồ nào đó mà trẻ có thể đưa vào miệng.

1.2 Viêm dạ dày

Viêm dạ dày do Rotavirus, Norwalk hoặc Enterovirus có thể khiến trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài. Trẻ nôn ói nhiều nên khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm, lâu dần trẻ sẽ phát triển kém, chậm tăng cân.

1.3 Ngộ độc thực phẩm

Các vi khuẩn E. Coli, Salmonella, Shigella hay tụ cầu khuẩn có thể tiết ra chất độc ở thực phẩm bị ôi thiu hoặc chưa được nấu chín. Điều này sẽ dẫn tới ngộ độc thực phẩm, và trẻ bị đau bụng nôn không sốt. Triệu chứng đi kèm là tiêu chảy ra máu.

1.4 Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm cũng là một trong các nguyên do khiến trẻ bị nôn trớ nhưng không sốt. 10 loại thực phẩm trẻ nhỏ dễ bị dị ứng nhất bao gồm:

– Đậu phộng.

– Các loại hạt (hạt hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hạt điều, hạt thông).

– Các loại cá.

– Động vật có vỏ (tôm, cua…).

– Trứng.

– Sữa.

– Lúa mì.

– Đậu nành.

Các biểu hiện dị ứng khác đi kèm như phát ban, sưng quanh miệng, nổi mày đay, thở dốc, khó nuốt…

trẻ bị nôn không sốt do dị ứng

Trẻ bị dị ứng đậu phộng, cá, tôm… có thể dẫn đến tình trạng nôn không sốt

Bên cạnh đó, những trẻ nhỏ lần đầu sử dụng sữa, đậu nành, ngũ cốc có nguy cơ mắc phải hội chứng viêm ruột do thực phẩm (FPIES). Triệu chứng bất thường sẽ xuất hiện sau ăn từ 2 đến 6 giờ, trẻ nôn nhiều lần, tiêu chảy, đi ngoài ra máu cần liên hệ chuyên gia để được xử trí kịp thời.

1.5 Chấn thương đầu

Trẻ nhỏ trong giai đoạn tập đi, hay thích rờ rẫm, lần mò xung quanh. Những lúc này, trẻ sẽ dễ bị té ngã hoặc va chạm với bàn ghế hay tủ kệ. Sau khi ngã, trẻ sẽ bị nôn do khóc, ho nhiều hoặc do va đập hộp sọ.

– Nếu trẻ chỉ bị chấn thương nhẹ, thâm tím ngoài da, không có biểu hiện nào khác thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng.

– Còn nếu con sợ hãi quá độ, bị nôn nhiều, mệt mỏi, mất ý thức, nhìn mờ thì mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

1.6 Trào ngược dạ dày thực quản

Cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh có thể bị trào ngược acid, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) sinh lý hoặc bệnh lý. Nguyên nhân bởi cơ thắt thực quản dạ dày (tâm vị) ở trẻ  còn yếu, trong khi cơ môn vị rất phát triển. Vì vậy thức ăn dễ bị đẩy ngược trào lên. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị nôn nhiều lần trong vài tuần, vài tháng đầu đời.

Nếu trẻ bị trào ngược sinh lý, thì khi cơ van ở tâm vị hoạt động hiệu quả hơn thì trẻ sẽ hết nôn trớ.

Trẻ bị trào ngược bệnh lý kèm theo các triệu chứng bất thường khác, mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia để hiểu rõ hơn về tình trạng của con.

1.7 Tắc ruột, lồng ruột, hẹp môn vị

Tắc ruột, lồng ruột, hẹp môn vị là những bệnh lý ngoại khoa khiến trẻ bị nôn không sốt. Dấu hiệu điển hình là trẻ đau bụng dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác như:

– Trẻ nôn vọt, tốc độ mạnh.

– Chất nôn chứa cả mật xanh, vàng.

– Trẻ đau bụng đột ngột, liên tục từng cơn khiến trẻ phải co cả 2 chân về phía bụng.

– Không đi đại tiện được.

– Trẻ vã mồ hôi nhiều, nhợt nhạt.

– Tình hình chuyển biến xấu dần.

Với những bệnh lý này, nhất thiết cần tới sự can thiệp của phẫu thuật. Vì vậy, nếu con có những biểu hiện bất thường kể trên, mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được xử trí nhanh chóng.

trẻ bị nôn không sốt

Trẻ nôn mạnh, mệt mỏi, lờ đờ thiếu sức sống… là biểu hiện của bệnh lý ngoại khoa nguy hiểm

1.8 Tác dụng phụ của thuốc

Trẻ uống thuốc khi đói bụng có thể sẽ gây nôn trớ. Một số loại thuốc dẫn tới tình trạng này bao gồm:

– Thuốc giảm đau (Ibuprofen).

– Thuốc kháng sinh.

– Thực phẩm bổ sung sắt.

– Thuốc điều trị ung thư.

– Thuốc hen suyễn (Theophylin).

Khi trẻ nhỏ tuổi hoặc trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt mẹ có thể kiểm tra xem con có đang dùng các loại thuốc này hay không.

1.9 Say tàu xe

Khi trẻ đi tàu xe, các cơ quan cảm giác của cơ thể sẽ gửi tín hiệu hỗn hợp tới não. Điều này khiến trẻ dễ chóng mặt, buồn nôn và nôn. Nếu say tàu xe trẻ bị đau bụng nôn không sốt, vã mồ hôi nhiều, buồn nôn.

Một số trẻ có xu hướng dễ bị say xe hơn những trẻ khác vì não nhạy cảm hơn, phản ứng mạnh mẽ hơn với các chuyển động.

trẻ bị nôn không sốt

Trẻ nhỏ khi đi tàu dễ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và nôn

1.10 Viêm tai giữa

Trẻ nôn không sốt có thể là một trong các triệu chứng toàn thân của viêm tai giữa. Bệnh lý này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi cấu trúc ống tai của trẻ nằm ngang, thay vì thẳng đứng như người lớn. Điều này sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào tai của trẻ. Các biểu hiện khi trẻ bị nhiễm trùng tai bao gồm:

– Nôn nhiều, chóng mặt, mất thăng bằng.

– Đau ở 1 tai hoặc cả 2 tai.

– Khả năng nghe của trẻ kém.

– Tiêu chảy.

2. Mẹ cần làm gì khi trẻ nôn không sốt?

 

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé

 

2.1 Mẹ cần giữ bình tĩnh

Khi con bị nôn không sốt mẹ cần giữ bình tĩnh để xử lý tình huống. Tuyệt đối không bế xốc con lên bởi như thế trẻ sẽ dễ bị sặc. Thay vào đó, mẹ hãy cho con nghiêng đầu sang một bên để hạn chế chất nôn trào ngược vào phổi. Đồng thời cũng giúp con ổn định tinh thần, dỗ dành để tránh trẻ bị hoảng loạn, khóc nhiều. Khi con sợ hãi, quấy khóc, ho nhiều sẽ làm cho tình trạng nôn trớ trầm trọng hơn.

2.2 Trẻ bị nôn không sốt cần được nghỉ ngơi

Sau khi nôn trớ con sẽ cảm thấy mệt mỏi, lúc này mẹ nên để con có thời gian nghỉ ngơi hoặc vui chơi nhẹ nhàng. Nếu có thể, mẹ hãy giúp con ngủ. Bởi trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ phục hồi nhanh hơn, dạ dày trống cũng giúp bé thấy dễ chịu hơn.

2.3 Theo dõi tình trạng mất nước của trẻ

Trẻ sau khi nôn thường sẽ bị mất nước. Vì vậy mẹ cần nhanh chóng bổ sung nước cho con bằng cách cho con uống sữa mẹ, sữa công thức (trẻ dưới 1 tuổi) hoặc nước trắng, nước trái cây thay thế (trẻ trên 1 tuổi).

Nếu trẻ có các biểu hiện mất nước như:

– Môi lưỡi khô.

– Mắt trũng.

– Trẻ đi tiểu ít.

– Trẻ khóc không có nước mắt.

– Quấy khóc nhiều.

– Trẻ buồn ngủ hoặc chóng mặt.

– Da khô và lạnh, niêm mạc nhợt.

Mẹ hãy cho con sử dụng ngay các dung dịch bù nước và điện giải. Nếu tình trạng không được cải thiện, hãy liên hệ với các chuyên gia theo số hotline 1900 63 69 85 để nhận được tư vấn kịp thời.

trẻ bị nôn không sốt

Cho trẻ uống nước từng chút và thường xuyên sẽ hiệu quả hơn thay vì bắt ép con uống 1 cốc nước lớn

2.4 Bổ sung thực phẩm hợp lý cho trẻ nôn không sốt

Nếu con đói, mẹ có thể cho con ăn từng chút một, lưu ý chọn loại thực phẩm nhạt như bánh quy, ngũ cốc, bánh mì. Tránh cho con ăn thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.

Trẻ sau khi nôn 24 giờ có thể bổ sung các thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, sữa chua, chuối…

2.5 Tạo môi trường thoải mái cho trẻ

Nếu có thể, mẹ hãy loại bỏ các yếu tố khiến con bị nôn như: phòng kín, môi trường chứa khói thuốc lá, mùi nước hoa… hay trong ô tô có mùi điều hòa, mùi xăng xe… Hãy để con được hít thở trong bầu không khí trong lành, con sẽ không bị nôn nữa.

2.6 Sử dụng thuốc chống nôn

Một số loại thuốc chống nôn có thể hỗ trợ giảm nôn trớ:

– Domperidone (Motilium M).

– Metoclopramide.

– Ondansetron.

Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chống nôn cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thay vào đó, mẹ có thể cải thiện tình trạng của con bằng cách bổ sung men vi sinh. Các lợi khuẩn từ men vi sinh giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, dự phòng các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Đồng thời, các vi khuẩn cũng giúp quá trình hồi phục đường ruột diễn ra nhanh chóng hơn, tiêu hóa của con diễn ra ổn định. Từ đó giải quyết hoàn toàn tình trạng bé nôn nhưng không sốt do các vấn đề về tiêu hóa.

Có thể mẹ quan tâm:

Trẻ ăn hay bị nôn có cách nào cải thiện?

Tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ, ọc sữa

BioAmicus Complete – Giải pháp cứu cánh khi trẻ bị nôn không sốt

Men vi sinh BioAmicus Complete của hãng dược phẩm BioAmicus Canada bổ sung tới 10 chủng lợi khuẩn trong 1 liều dùng. Việc kết hợp 10 chủng vi khuẩn trong cùng 1 sản phẩm sẽ tạo nên tác dụng tương hỗ lẫn nhau, giúp cho quá trình tiêu hóa của bé diễn ra trơn tru và ổn định, giải quyết nhanh chóng tình trạng trẻ nôn không sốt. Thêm vào đó, 10 chủng này thuộc 2 nhóm thiết yếu nhất của đường tiêu hóa: Bifidobacterium và Lactobacillus, đều đã được lịch sử chứng minh về tác dụng và đã đăng ký tại ngân hàng men vi sinh thế giới. Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể yên tâm và tác dụng và tính an toàn của sản phẩm.

Hơn nữa, men đa chủng BioAmicus cung cấp đến 10^9 lợi khuẩn/liều dùng, đảm bảo về tiêu chuẩn probiotics thực thụ của WHO. Trước khi đến được ruột già và tạo ra tác dụng, các vi khuẩn phải vượt qua điều kiện khắc nghiệt ở dạ dày với acid dịch vị, dịch tiêu hóa… Vì vậy, cần thiết phải bổ sung tới hàng tỷ lợi khuẩn trong mỗi liều.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Men 10 chủng BioAmicus Complete giúp ổn định tiêu hóa, giảm nôn trớ hiệu quả

Câu hỏi thường gặp

Trẻ nôn không sốt không đi ngoài có bị sao không?

Trẻ bị nôn nhưng không sốt và không xuất hiện thêm các biểu hiện nào khác, bé vẫn vui vẻ và hoạt động bình thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng.

Khi nào mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ bị nôn kèm thêm các triệu chứng khác thường như đau bụng dữ dội, nôn vọt, nôn ra cả mật xanh, tiêu chảy… Thì mẹ cần hỏi ý kiến chuyên gia ngay lập tức. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày, ngộ độc thực phẩm, tắc ruột, hẹp môn vị…

Trẻ bị nôn không sốt thường gặp ở thời điểm từ 0 đến 3 tuổi, vì vậy mẹ vẫn cần có những hiểu biết cụ thể từng trường hợp để xử trí cho phù hợp. Hy vọng bài viết trên đây đã chia sẻ tới mẹ những thông tin hữu ích khi trẻ bị nôn không sốt để có cách xử trí phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 hoặc truy cập Website của BioAmicus để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ trực tiếp. BioAmicus luôn đồng hành cùng mẹ trên từng chặng đường trưởng thành của con.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan