Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt: Cánh bảo 6 bệnh lý thường gặp

Mục lục

Hầu hêt các trường hợp trẻ ngừng nôn trớ khi con được 2 tuổi. Vì sao trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt? Do đâu mà dù đã lớn, bé vẫn hay nôn, tiêu hóa kém? Đây là các thay đổi sinh lý hay bệnh lý bất thường? Hãy cùng BioAmicus tìm hiểu qua bài viết sau.

trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

1. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Nôn là hiện tượng xảy ra khi não bộ bị kích thích do các nguyên nhân như ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng, cảm lạnh… Nôn có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác như: mệt mỏi, tiêu chảy, sốt hoặc không sốt… Với mỗi vấn đề bệnh lý trẻ sẽ có các biểu hiện khác nhau. Một số bệnh lý có thể khiến trẻ 3 tuổi bị nôn mà không sốt như:

1.1. Trẻ 3 tuổi bị viêm dạ dày – ruột

Hầu hết viêm dạ dày ruột gây ra bởi virus Rotavirus hoặc Norovirus. Hoặc đôi khi do vi khuẩn E. coli, Salmonella . Mặc dù norovirus có thể khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều và sốt nhẹ, nhưng nhiều trường hợp trẻ nôn mà không hề sốt.

Norovirus dễ lây lan và khiến trẻ mắc bệnh trong các trường hợp như:

  • Bé tiếp xúc với người nhiễm virus
  • Ăn thức ăn chứa virus
  • Chạm tay vào bề mặt có virus sau đó đưa lên mũi hoặc miệng.

Các triệu chứng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt bắt đầu từ 12–48 giờ sau khi trẻ nhiễm virus. Cùng đó kèm theo tiêu chảy, buồn nôn và co thắt dạ dày.

Hầu hết trẻ khỏe hơn trong vòng 1 đến 3 ngày, nhưng các triệu chứng nôn không sốt có thể kéo dài hơn 7-10 ngày.

trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Nhiễm virus có thể khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

1.2. Ngộ độc thức ăn khiến bé 3 tuổi bị nôn liên tục

Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường có các biểu hiện như: Nôn liên tục, ồ ạt trong vòng 5-30 phút/lần và kéo dài khoảng 1-12 giờ đầu sau khi trẻ nhiễm vi khuẩn. Một số vi khuẩn gây nên tình trạng này như: Salmonella, Campylobacter, E coli thường có mặt trong nguồn thức ăn không đảm bảo chất lượng. Chúng thường xâm nhập vào thịt, trứng chưa được nấu chín kỹ hoặc bảo quản đúng cách, các rau chưa rửa.

Ngộ độc thức ăn có thể khiến trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn. Nhưng đa số là tình trạng không sốt như bệnh viêm dạ dày – ruột. Tuy nhiên, đối với bệnh lý viêm, các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và không liên quan đến việc ăn uống của trẻ.

1.3. Bé bị cảm lạnh

Hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ mạnh để đấu lại với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vì vậy, trẻ rất dễ bị ốm nếu thời tiết thay đổi đột ngột. Lúc này, dạ dày của trẻ ở trạng thái co thắt vì thế sẽ xuất hiện những cơn ho kèm theo nôn. 

Bên cạnh đó, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi trong suốt thời gian nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cảm lạnh thường không gây ra sốt và bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày mà không cần sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Các bệnh viêm đường hô hấp nghiêm trọng như viêm phổi, COVID-19 cũng có thể khiến bé nôn nhiều mà không sốt.

1.4. Trẻ 3 tuổi hay nôn trớ do tắc ruột

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể do ruột bị xoắn gây ra tắc nghẽn trong quá trình tiêu hóa và vận chuyển thức ăn. Đây là một tình trạng hiếm gặp tuy nhiên lại rất nguy hiểm.

Các triệu chứng tắc ruột như: Đau bụng đột ngột, dữ dội, liên tục hoặc ngắt quãng, trẻ 3 tuổi nôn ra dịch vàng hoặc xanh. Trong đó, triệu chứng đau bụng dữ dội là triệu chứng đặc trưng và then chốt nhất. Vì vậy, có thể phân biệt với các bệnh lý khác khi trẻ chỉ đau bụng vừa hoặc không đau. 

Đây là vấn đề nghiêm trọng mà mẹ cần liên hệ chuyên gia ngay để can thiệp y khoa kịp thời.

Bé bị tắc ruột

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều, quấy khóc do tắc ruột

1.5. Bệnh lý lồng ruột

Lồng ruột là hiện tượng một phần của ruột bị lồng vào đoạn ruột liền kề. Từ đó, gây ra tắc ruột và đôi khi kèm theo thiếu máu ruột. Lồng ruột thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. 

Vì vậy, khi trẻ 2-3 tuổi bị nôn liên tục, không sốt, bỗng dưng đau bụng không đi ngoài được, nằm gập chân hướng về phía bụng, mệt mỏi, chán ăn, thì có khả năng trẻ đang bị lồng ruột. 

1.6. Trẻ bị đau đầu hoặc say tàu xe

Khi trẻ bị say sóng, say tàu xe trung tâm gây nôn sẽ bị kích hoạt gây ra chóng mặt, nôn ói. Hiện tượng nôn có thể kèm theo mệt mỏi, và sẽ khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, trẻ nhỏ bị đau đầu cũng có thể gây nôn.

2. Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt thường kéo dài bao lâu?

Tình trạng bé 3 tuổi nôn nhiều, không kèm sốt hay tiêu chảy thường kéo dài từ 3 – 5 ngày, sau đó tự khỏi.

Nếu triệu chứng vẫn kéo dài không dứt sau thời gian này sẽ gây mất nước trầm trọng, vô cùng nguy hiểm. Mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám ngay bởi các chuyên gia để có biện pháp điều trị kịp thời.

3. Bé 3 tuổi nôn nhiều không sốt, ba mẹ cần làm gì?

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé

Để xử lý tình trạng này một cách tốt nhất, mẹ nên thực hiện lần lượt các bước sau:

Bước 1: Làm sạch dịch nôn

Khi trẻ 3 tuổi bị nôn, mẹ cần bình tĩnh tìm cách làm sạch dịch nôn trên miệng và trong thực quản của trẻ bằng cách lấy khăn sạch lau miệng và hướng dẫn bé súc miệng. Đặc biệt không nên hoảng hốt mà vội bế bé lên vì việc này có thể khiến dịch nôn trào ngược vào phổi.

Khi nôn, trẻ thường cảm thấy rất sợ hãi, vì vậy mẹ càng cần bình tĩnh hơn để trấn an bé. Vì khi hoảng loạn, quấy khóc, tình trạng nôn có thể trở nên tệ hơn.

Bước 2: Bù nước, điện giải

Sau khi bé nôn khoảng 30 phút, bù nước và bổ sung điện giải bằng cách cho trẻ uống khoảng 100 – 200ml nước lọc hoặc oresol.

Khi trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ sẽ gây ra mất nước. Biểu hiện như: môi khô, khát nước, mắt lờ đờ, mệt mỏi,… Việc mất nước gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy bố mẹ cần phát hiện và kịp thời bù nước cho trẻ.

Nên cho bé uống các loại nước bổ sung điện giải và vitamin như nước muối đường, nước hoa quả, oresol,… Bố mẹ có thể chia thành nhiều lần trong ngày để uống. Và duy trì bù nước đến khi trẻ dừng hẳn việc nôn.

Tránh việc bù nước cho bé thông qua các loại đồ uống có gas hoặc chứa nhiều đường.

bù nước cho trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Bù nước là điều quan trọng khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Bước 3: Cho bé ăn sau 24 giờ

Với trẻ nôn nhiều, mẹ cần đợi sau 24 giờ mới nên bổ sung thức ăn.Nên cho trẻ ăn các loại mềm, dễ tiêu như: cháo, súp, chuối. Chia thành 5 bữa ăn trong ngày bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
Những lúc nôn là những lúc hệ tiêu hóa của trẻ vất vả và nhạy cảm nhất. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Lúc trẻ mới nôn xong, bố mẹ nên để bé nghỉ ngơi, không nên bắt ép trẻ ăn lại ngay vì sẽ khiến tình trạng càng tệ hơn. Cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Bước 4: Cho trẻ đến gặp bác sĩ

Sau 3-5 ngày, trẻ 3 tuổi sau khi thực hiện các biện pháp bù nước, điện giải vẫn không đỡ, mẹ cần cho bé đi gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nhất.

Có thể mẹ quan tâm

Trẻ 4 tuổi bị nôn là bệnh gì, cần xử trí ra sao?

4. Men vi sinh BioAmicus Complete – Giải pháp phòng ngừa trẻ 3 tuổi nôn nhiều không sốt

Tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt do nhiều nguyên nhân gây nên. Với các tình trạng cấp, bố mẹ cần phát hiện sớm để kịp thời xử lý. Nếu tình trạng đó kéo dài có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.

Còn với các vấn đề bệnh lý khác, bố mẹ có thể phòng tránh bằng cách bổ sung sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt là hệ miễn dịch tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của con người được bảo vệ bởi hàng rào lợi khuẩn vững chắc, giúp loại bỏ đi các vi khuẩn có hại tấn công vào cơ thể. Tuy nhiên hệ lợi khuẩn của trẻ còn đang rất non nớt. Vì vậy, việc bổ sung men vi sinh là rất quan trọng.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Men vi sinh Bioamicus Complete là men vi sinh đầu tiên trên thế giới bổ sung 10 chủng lợi khuẩn đa dạng, cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ. Lượng vi khuẩn này có thể củng cố toàn diện và hoàn hảo nhất cho hệ miễn dịch đường ruột của trẻ. Từ đó, giúp ngăn chặn các bệnh lý đường ruột thường gặp khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều. Cũng chính vì lý do đó mà men vi sinh Bioamicus Complete được rất nhiều bà mẹ Việt và trên toàn thế giới tin tưởng sử dụng.

Trên đây là một số thông tin cần biết cho vấn đề trẻ 3 tuổi bị nôn không sốt. Để tìm được cách xử lý và phòng ngừa kịp thời, mẹ cần hiểu được bé và hiểu tình trạng mà bé đang mắc phải. Đồng thời để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện, mẹ luôn cần cố gắng củng cố hệ miễn dịch của trẻ nhiều nhất có thể. Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ bớt đi những thắc mắc và lo lắng trên trong chặng đường nuôi con khôn lớn. Nếu có bất kỳ thắc gì trong quá trình chăm con hãy liên hệ ngay đến Hotline 1900 63 69 85để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. Hoặc truy cập Website BioAmicus để cập nhật các kiến thức chăm con khoa học.



Bài viết liên quan