Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ 4 tuổi bị nôn liệu có đáng lo?

Mục lục

Nôn là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân kích thích. Khi trẻ 4 tuổi bị nôn rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề. Trẻ 4 tuổi bị nôn có nguy hiểm không? Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

trẻ 4 tuổi bị nôn

1. Nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi bị nôn

1.1 Ngộ độc thực phẩm

Trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh viêm dạ dày – ruột. Mẹ cần phân biệt rõ 2 nguyên nhân này để có biện pháp xử lý hợp lý.

Đối với ngộ độc thức ăn, trẻ thường bắt đầu nôn trớ sau khi ăn vài giờ. Đặc trưng của triệu chứng này chính là nôn từ 5 – 30 phút một lần và đi ngoài phân lỏng. Đi kèm nó chính là bé 4 tuổi bị nôn khan và không sốt. Khi bé đào thải hết chất độc trong cơ thể (thường sau 12h), bé sẽ hết nôn.

Đối với bệnh viêm dạ dày – ruột, các triệu chứng không chỉ dừng lại ở việc bị nôn, đi ngoài. Nếu nhiễm virus, bé sẽ thường sốt cao và bị nôn trong khoảng từ 12h – 3 ngày. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chảy có thể xuất hiện trong 2 ngày đầu tiên.

Từ những triệu chứng này, mẹ có thể phân biệt trẻ đang bị ngộ độc hay viêm dạ dày – ruột bằng cách nhận biết trẻ có bị sốt nôn và đi ngoài hay không.

trẻ 4 tuổi bị nôn do ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm khiến bé bị nôn nhiều để đẩy độc tố ra ngoài

1.2 Viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ 4 tuổi bị ho và nôn trớ.

Khi nhiễm trùng đường hô hấp dễ khiến cho trẻ 4 tuổi bị ho và nôn. Những cơn ho dữ dội, bộc phát xảy ra nhiều về đêm. Biểu hiện của bệnh lý này sẽ kèm theo sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau họng, ngủ không sâu giấc…

1.3 Viêm ruột thừa cấp tính

Viêm ruột thừa cấp tính là căn bệnh nguy hiểm gặp ở cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện rõ ràng ở trẻ là tình trạng nôn trớ. Vì ở độ tuổi này, các bé không thể chỉ ra các triệu chứng chính xác.

Một dấu hiệu đặc trưng của viêm ruột thừa cấp tính đó là đau bụng ở bên phải. Khi cảm giác chưa rõ ràng, trẻ sẽ không có biểu hiện hoặc chỉ vùng đau ở rốn.

Phản ứng ở trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục kèm theo đau đầu, sốt nóng có thể lên 38 độ. Trẻ lớn hơn, có thể chỉ sốt nhẹ nhưng tình trạng nôn và đau bụng vẫn xảy ra.

1.4. Lồng ruột khiến trẻ 4 tuổi bị nôn

Lồng ruột là một trong các bệnh ngoại khoa điển hình thường gặp ở trẻ 6 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé 4 tuổi ăn hay bị nôn thì cũng không loại trừ trường hợp trẻ bị lồng ruột. Triệu chứng lâm sàng của lồng ruột đó là những cơn đau quặn thắt ở bụng, nôn mửa, da xanh xao và suy nhược cơ thể.

Do lồng ruột, bé 4 tuổi bị nôn liên tục có thể kèm theo dịch mật trong chất nôn. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, khi mẹ thấy biểu hiện nôn dịch bất thường như nôn ra máu thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để can thiệp y khoa.

1.5 Các bệnh về đường tiêu hóa

Trẻ 4 tuổi hay bị nôn sau khi ăn rất có thể là có vấn đề bệnh lý về đường tiêu hóa. Các trường hợp thường gặp đó là:

  • Viêm màng nhầy thực quản, dạ dày, ruột: Mẹ cần phân biệt với ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị đau bụng và nôn.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Nếu gặp phải tình trạng này, biểu hiện rõ ràng nhất là trẻ nôn khan, bé muốn nôn nhưng không nôn được.
  • Hẹp phì đại môn vị: Bệnh lý này không chỉ khiến bé khó chịu, mệt mỏi mà còn gây khó khăn cho việc tiêu hóa của trẻ, dễ gây hậu quả suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
  • Ngoài ra, bé 4 tuổi ăn hay bị nôn có thể do sử dụng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác gây kích thích dạ dày – ruột.

trẻ 4 tuổi bị nôn do bệnh đường tiêu hóa

Trẻ 4 tuổi bị nôn do bệnh lý đường tiêu hóa

1.6 Ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nôn trớ ở trẻ 4 tuổi. Khi trẻ sợ hãi, ức chế hay phấn khích, hoặc đôi khi muốn thu hút sự chú ý của người khác khiến kích thích phản xạ nôn ói ở trẻ.

Trẻ 4 tuổi ăn xong là nôn do ảnh hưởng tâm lý sẽ không đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên để tình trạng này diễn ra thường xuyên.

2. Trẻ 4 tuổi bị nôn nhiều phải làm sao?

Sau khi đã nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi tự nhiên bị nôn, mẹ nên có những biện pháp xử lý phù hợp:

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé

  • Cho trẻ nằm nghiêng, kê cao đầu: Không cho trẻ nằm ngửa mà nên để trẻ nằm nghiêng, quay đầu sang một bên, kê gối cao khoảng 30 độ. Đặc biệt là không để bé ngửa đầu, đảm bảo trẻ không bị sặc chất nôn.
  • Làm sạch miệng trẻ: Mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước ấm ngay sau khi trẻ nôn xong. Sau đó, mẹ hãy nhanh chóng thay quần áo và dọn dẹp chất nôn.
  • Thay đổi chế độ ăn cho bé: Cho bé ăn những thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu và chia nhỏ các bữa ăn. Ba mẹ cũng không nên thúc ép bé ăn để tránh tình trạng sợ hãi, ăn vào lại nôn ra.
  • Theo dõi mất nước và bù nước cho trẻ: Khi bé 4 tuổi bị nôn liên tục, cơ thể con sẽ bị mất nước, mất khoáng. Mẹ nên bù nước cho trẻ một cách từ từ bằng cách cho trẻ uống nước lọc để nguội hoặc Oresol theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
  • Bổ sung men vi sinh: Khi trẻ bị nôn nhiều, hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là thiếu hụt lợi khuẩn. Bioamicus Complete là sản phẩm chứa 10 chủng lợi khuẩn có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Đây chính là giải pháp toàn diện cho trẻ 4 tuổi ăn hay bị nôn được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete hỗ trợ giải quyết nôn trớ ở trẻ do vấn đề đường ruột

3. Cách xử lý trẻ 4 tuổi bị nôn trớ trong các trường hợp đặc biệt

Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ cần có biện pháp xử trí nhanh chóng. Tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

3.1 Trẻ 4 tuổi bị đau bụng và nôn

Theo chuyên gia, đau bụng và nôn có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm cần phải được can thiệp. Nếu trẻ 4 tuổi nôn và đau bụng kéo dài quá 24h, mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.

Trong trường hợp trẻ bị đau bụng và nôn, mẹ cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Trấn an, dỗ dành để trẻ bớt hoảng sợ, lo lắng.
  • Không sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Vì điều này có thể che lấp dấu hiệu nhận biết bệnh nguy hiểm như viêm ruột cấp, đau ruột thừa… gây khó khăn để chẩn đoán bệnh.
  • Nếu trẻ đau bụng và nôn kèm tiêu chảy, mẹ không nên sử dụng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy. Vì điều này sẽ làm gia tăng thời gian chất độc trong cơ thể, tạo điều kiện vi khuẩn, nội độc tố phát triển. Từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng đau bụng và nôn.
  • Khi trẻ đã dừng nôn, mẹ cần cho trẻ uống dung dịch Oresol như sau: uống từng ngụm nhỏ 50 – 100ml dung dịch mỗi lần. Mẹ có thể thay thế Oresol bằng nước ấm để thư giãn cơ bụng, giảm đau bụng cho trẻ.

3.2 Trẻ 4 tuổi hay bị nôn sau khi ăn

trẻ 4 tuổi bị nôn sau khi ăn

Trẻ 4 tuổi nôn trớ sau khi ăn có thể là do ăn quá no

Trẻ 4 tuổi nôn trớ sau khi ăn do ăn quá no thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp trẻ bị ngộ độc, bệnh lý ngoại khoa…gây nguy hiểm cho trẻ.

Khi gặp trường hợp trẻ 4 tuổi hay bị sau khi ăn, mẹ nên thay đổi chế độ ăn của trẻ:

  • Đến bữa ăn, không nên ép trẻ ăn quá no, tránh trường hợp ăn xong lại nôn.
  • Bữa ăn nên cách khoảng 6 – 8 giờ sau khi trẻ nôn.
  • Mỗi bữa ăn, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từ vài lát bánh mì hoặc bánh quy. Khi ổn định mới cho trẻ ăn lại cơm và chế độ ăn bình thường..
  • Tránh thức ăn cứng hoặc uống quá nhiều chất lỏng (sữa, nước) sau ăn. Mỗi bữa chỉ cần khoảng 100 – 150 ml.
  • Tránh cho trẻ ngửi các mùi khó chịu gây nôn như mùi dầu mỡ khi chế biến, thức ăn nặng mùi như: tỏi, mắm…
  • Tránh vận động mạnh sau ăn làm kích thích dạ dày, khiến thức ăn bị trào ngược ra ngoài.

3.3 Trẻ 4 tuổi bị nôn ra máu

Nôn ra máu là tình trạng nguy hiểm có thể bắt nguồn do bệnh lý như xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày – ruột,… hoặc do nôn quá nhiều làm cọ xát vào niêm mạc thực quản gây chảy máu.

Khi gặp tình trạng này, mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp tự điều trị tại nhà làm trầm trọng hơn sức khỏe của trẻ.

4. Trẻ 4 tuổi bị nôn khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ 4 tuổi bị nôn trớ cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để thăm khám trong trường hợp sau:

  • Trẻ nôn liên tục không ngừng, kèm theo các triệu chứng: sốt cao, đau bụng, tiêu chảy,…
  • Bé có các dấu hiệu bất thường, kích thích quá mức như: khóc, la hét, cáu gắt… hoặc bị ngất xỉu, hôn mê, co giật…
  • Trong dịch nôn của bé có máu hoặc đi ngoài ra máu, kèm theo tình trạng đau quặn bụng.
  • Bé ăn xong bị nôn sau khi sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, thuốc chữa bệnh.
  • Nôn sau chấn thương đầu, bị ngã, đánh vào đầu…Lúc này, bé cần bác sĩ thần kinh để chẩn đoán một cách chính xác.

Có thể mẹ quan tâm

Mách mẹ cách xử lý khi trẻ bị ho nôn trớ

Trẻ 4 tuổi bị nôn là hiện tượng không hiếm gặp, tuy nhiên các mẹ không nên chủ quan vì tình trạng này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con.

Nếu cha mẹ cần tư vấn bất kỳ vấn đề sức khỏe nào của bé thì hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85. Đội ngũ Dược sĩ Bioamicus sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.

Và đừng quên truy cập Website của Bioamicus để thường xuyên cập nhật kiến thức chăm con khoa học.



Bài viết liên quan