Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa và cách khắc phục

Mục lục

Thống kê cho thấy 20% trẻ sau khi uống thuốc kháng sinh đều gặp tình trạng tiêu chảy. Với trẻ dưới 2 tuổi, tỉ lệ này còn tăng cao hơn. Vậy vì sao trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa? Biện pháp chăm sóc trẻ như thế nào để cải thiện? Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa?

Trong đường ruột luôn chứa cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Bình thường các vi khuẩn này luôn được duy trì cân bằng để đảm bảo đường ruột khỏe mạnh.

Kháng sinh khi được bổ sung vào cơ thể với mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng nó cũng tiêu diệt, ức chế luôn sự phát triển của một số lợi khuẩn trong đường ruột. Đặc biệt đối với những trẻ phải sử dụng kháng sinh liều cao hoặc kéo dài. Do đó gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh còn đơn giản, mức độ đa dạng sẽ tăng dần lên theo thời gian và ổn định khi trẻ được 2-3 tuổi. Do đó giai đoạn 2 năm đầu đời, thuốc kháng sinh có tác động mạnh mẽ nhất lên hệ tiêu hóa của trẻ.

Khi các lợi khuẩn bị tiêu diệt, việc tiêu hóa, hấp thu thức ăn bị hạn chế, hệ miễn dịch bị giảm sút. Đồng thời khi không có sự ức chế của lợi khuẩn là điều kiện thuận lợi để phát triển quá mức vi khuẩn có hại. Điển hình là Clostridium difficile sinh độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột. Từ đó, gây triệu chứng rối loạn tiêu hóa từ nhẹ như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng... đến nặng như viêm ruột, nhiễm trùng...

trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa do làm mất cân bằng vi sinh đường ruột

2. Triệu chứng trẻ rối loạn tiêu hóa khi uống kháng sinh

Tác động của thuốc kháng sinh lên hệ vi sinh đường ruột phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại thuốc kháng sinh, liều lượng và thời gian tiếp xúc.

Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khi trẻ uống kháng sinh thường diễn ra kể từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7, thứ 8, thậm chí kéo dài hơn với các triệu chứng điển hình như:

Triệu chứng thường gặp:

  • Tiêu chảy: Thường bắt đầu 1 tuần sau khi dùng kháng sinh và có thể kéo dài vài tuần sau khi kết thúc điều trị. Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh khá phổ biến. Với người lớn chiếm 5-25%, với trẻ em chưa có con số chính xác nhưng hệ tiêu hóa của trẻ non nớt nên nguy cơ tiêu chảy, đi ngoài cao hơn người lớn.
  • Táo bón.
  • Chướng bụng.

Triệu chứng hiếm gặp: đi ngoài phân sống, sốt, nôn nhiều.

3. Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện sau 2 – 5 ngày trẻ dùng kháng sinh. Sau 5 – 10 ngày, trẻ sẽ tự khỏi hoặc ngừng kháng sinh 2 – 3 ngày tùy thuộc vào cơ địa. Tuy nhiên, phải sau 1 tháng, hệ vi sinh vật đường ruột mới có thể tự phục hồi.

Ở mức độ rối loạn tiêu hóa nhẹ, tiêu chảy ít, không kéo dài, khi có chế độ chăm sóc hợp lý trẻ có thể tự khỏi mà không cần thăm khám bác sĩ.

trẻ rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh sẽ tự khỏi sau

Trẻ rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh 3 – 5 ngày sẽ tự khỏi

Tuy nhiên, ở mức độ nặng, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ:

  • Nôn mửa, tiêu chảy không dứt trên 2 ngày
  • Tiêu chảy có lẫn máu
  • Đau bụng quặn, dữ dội
  • Nước tiểu đục, màu vàng sẫm do thiếu nước
  • Mất nước: khô da, cơ thể cạn kiệt nặng lượng khiến mệt mỏi, uể oải…
  • Chán ăn, sút cân

4. Chăm sóc khi trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, mẹ cần tham khảo các cách chăm sóc trẻ như sau để trẻ nhanh khỏi bệnh:

4.1. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Mẹ không nên tự ý dừng thuốc, thay đổi thuốc hay thêm thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài v

Với tình trạng tiêu chảy do kháng sinh, mẹ nên bù nước, điện giải bằng Oresol theo khuyến cáo của WHO như sau:

  • Trẻ sơ sinh: uống từng thìa nhỏ, 2 phút uống 1 thìa
  • Trẻ dưới 2 tuổi: mỗi lần 50 – 100 ml
  • Trẻ lớn hơn: 100 – 200 ml
  • Cho trẻ uống Oresol đến khi trẻ ngừng tiêu chảy và không dùng khi đã quá 24h

tuân thủ điều trị kháng sinh ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh của bác sĩ tránh tình trạng kháng kháng sinh

4.2. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Cung cấp men vi sinh đa chủng là bổ sung đa dạng các chủng  vi khuẩn có lợi còn sống vào đường ruột. Từ đó giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, ức chế mầm bệnh.

Theo ESPGHAN khuyến cáo, khi tiêu chảy, trẻ cần kết hợp bù nước và dùng men vi sinh để giảm thời gian và mức độ tiêu chảy. Men vi sinh tạo lớp áo sinh học bảo vệ, chống viêm, nhanh lành các tổn thương gây ra, giúp hồi phục đường ruột nhanh chóng.

Bên cạnh đó, men vi sinh còn chứa các chủng lợi khuẩn giúp nâng cao sức khỏe đường ruột, tăng sức đề kháng. Con có khả năng chống lại mầm bệnh, ít ốm vặt, do đó không phải sử dụng kháng sinh.

Khi lựa chọn men vi sinh, mẹ cần lựa chọn dòng men đã phân lập chủng, chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn. Men 10 chủng BioAmicus Complete chính là lựa chọn ưu tiên của mẹ.

Men vi sinh BioAmicus Complete chứa 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng nhất cho hệ tiêu hóa là Bifidobacterium và Lactobacillus.

2 nhóm lợi khuẩn này sẽ tăng sinh, cạnh tranh vị trí bám và dinh dưỡng của hại khuẩn, giúp tiêu diệt hại khuẩn. Đồng thời kích thích sản xuất IgA, giúp tăng cường miễn dịch. Nhờ đó, BioAmicus Complete giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa chỉ sau 2 – 3 ngày sử dụng.

men 10 chủng BioAmicus Complete cải thiện rối loạn tiêu hóa

Men 10 chủng BioAmicus Complete chứa đa dạng lợi khuẩn giảm rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Mỗi liều men 10 chủng BioAmicus Complete chứa 1 tỷ lợi khuẩn. Đã được chứng minh sống sót tới 95% qua acid dạ dày và acid mật, đảm bảo lợi khuẩn tới ruột non đủ liều. Tại đó, lợi khuẩn của men 10 chủng kích thích tăng sinh kháng thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm ốm vặt ở trẻ nhỏ.

Khi sử dụng men 10 chủng BioAmicus Complete, mẹ cần chú ý một số điều sau:

  • Trẻ sơ sinh: 5 giọt/lần, trẻ trên 1 tuổi 10 giọt/lần.
  • Có thể cho trẻ uống trực tiếp bằng cách nhỏ giọt vào miệng hoặc trộn với thức ăn nguội, sữa để trẻ uống cùng.
  • Cho trẻ uống trước hoặc sau cách xa thời gian dùng kháng sinh 2 – 3 giờ.

4.3. Điều chỉnh chế độ ăn cho bé

Phần lớn các trường hợp rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh đều tự khỏi nếu mẹ bổ sung men vi sinh và điều chỉnh chế độ ăn cho bé. Chế độ ăn giúp bé ổn định lại đường ruột, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Một số nguyên tắc cần chú ý thực hiện như sau:

  • Thực phẩm nên ăn: loại súp mềm, lỏng, dễ tiêu. Cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất để phục hồi sức khỏe toàn diện.
  • Thực phẩm không nên ăn: loại đồ ăn quá mặn, dễ gây mất nước. Tránh đồ cay nóng, đồ sống, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, không thể tiêu hóa thức ăn khó tiêu.
  • Một số thức ăn tương tác với kháng sinh cần dùng xa thời gian dùng thuốc: sữa tươi, sữa chua, phô mai…Do canxi trong sữa tạo phức với kháng sinh, làm giảm nồng độ thuốc gây mất tác dụng diệt khuẩn.

trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Cần bổ sung đa dạng chế độ ăn để hồi phục sức khỏe cho trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa

4.24 Nâng cao sức khỏe, hạn chế đau ốm và sử dụng kháng sinh

Để nâng cao sức khỏe, hạn chế đau ốm, mẹ cần luyện tập cho trẻ thói quen sau:

  • Ăn uống hợp vệ sinh, sinh hoạt sạch sẽ hạn chế sự xâm nhập của hại khuẩn
  • Rèn luyện thói quen tập thể dục thường xuyên, tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tăng sức đề kháng của cơ thể với các yếu tố gây bệnh
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
  • Tiêm vaccin phòng ngừa bệnh đúng lịch tiêm chủng quốc gia
  • Chú ý giấc ngủ của trẻ, cho trẻ ngủ đủ giấc để phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần
  • Chơi đùa cùng trẻ, luôn giữ cho trẻ thái độ tích cực, năng động

Trên đây là những thông tin giải đáp giúp mẹ hiểu rõ tại sao trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa và hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ đẩy lùi rối loạn tiêu hóa. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, mẹ hãy liên hệ với chuyên gia Bioamicus để được trợ giúp mẹ nhé!

Mời mẹ đọc thêm:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để khỏi nhanh
Rối loạn tiêu hóa ở độ tuổi ăn dặm, cha mẹ cần làm gì?

Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan