Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để khỏi nhanh

Mục lục

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhạy cảm với thức ăn, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể làm tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, câu hỏi “Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì” là nỗi trăn trở của nhiều bà mẹ. Thấu hiểu điều này, BioAmicus sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến các mẹ trong bài viết dưới đây.

bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì

1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì

Nhìn chung, trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần tránh ăn những thực phẩm khó tiêu, gây đầy bụng, kích thích đường ruột như: đồ ngọt, đồ chiên xào chế biến sẵn, rau sống, đồ ăn chưa qua chế biến và những gia vị cay nóng.

Tuy nhiên, với mỗi triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác nhau lại có những nhóm thực phẩm riêng cần tránh. Vì thế, mẹ nên cho bé ăn gì, tránh thực phẩm gì phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể:

1.1. Đối với trẻ nôn trớ nhiều

Trẻ bị nôn trớ nhiều sẽ suy giảm thể lực nhanh. Sau khi trẻ nôn 30 – 60 phút mẹ nên cho trẻ uống nước và dung dịch Oresol để bù điện giải trước.

Sau 12 – 24 giờ, nếu thấy trẻ không còn nôn nữa mới cho ăn trở lại. Khi cho bé ăn cần tránh các loại thực phẩm sau:

  • Đồ uống có gas: Do tạo cảm giác đầy hơi, dẫn đến trẻ tiếp tục buồn nôn và nôn nhiều hơn.
  • Thức ăn cứng và độ thô lớn: Trẻ mất sức sau nôn nên sẽ sợ đồ ăn thô cứng và có thể xuất hiện phản xạ nôn ọe. Thêm vào đó, những loại thực phẩm này dễ gây khó tiêu, đầy bụng sẽ làm tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài hơn.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-khong-nen-an-gi (1)

Trẻ nôn trớ nhiều cần tránh thực phẩm có gas và thức ăn thô cứng

1.2. Đối với trẻ táo bón

Trẻ đang bị táo bón cần tránh những loại thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy bụng như:

  • Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ: khoai tây chiên, gà rán….
  • Đồ ăn có độ đạm cao, khó tiêu: sữa công thức, thịt đỏ, hải sản...
  • Đồ khô, ít nước, cay nóng: kẹo, bánh quy, bánh mì…

Thay vào đó, nên thêm chất xơ, đồ ăn loãng và nhiều nước để làm mềm phân và tăng nhu động ruột. 

1.3. Đối với trẻ tiêu chảy

Trẻ rối loạn tiêu hóa có triệu chứng tiêu chảy thường do nhiễm khuẩn đường ruột hoặc ngộ độc thực phẩm. Mà “thủ phạm” thực chất là do trẻ ăn phải đồ ăn kém vệ sinh được đóng sẵn hoặc bán ở vỉa hè. Vì thế tuyệt đối loại bỏ những thực phẩm này trong thực đơn của trẻ.

Ngoài ra, cần loại bỏ thịt chế biến, thực phẩm chứa chất nhũ hóa, chất làm ngọt nhân tạo, carrageenan và sulfite ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ.

Đối với trẻ tiêu chảy

Không cho trẻ ăn món ăn vỉa hè, đóng gói sẵn

1.4. Trẻ dị ứng với thực phẩm

Trẻ dị ứng thực phẩm có biểu hiện như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Các triệu chứng này xuất hiện ngay sau khi trẻ ăn phải đồ dị ứng.

Lúc này, mẹ cần biết được thực phẩm gây ra dị ứng, lập tức ngừng sử dụng và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày. Một số loại dị ứng có tỷ lệ trẻ mắc cao mà mẹ cần đề phòng như:

  • Dị ứng lactose: tránh sữa bò, phô mai, bơ, kem chua…
  • Dị ứng đạm bò: tránh đồ uống làm từ sữa, sữa bột, bơ động vật
  • Dị ứng đậu, lạc: tránh ăn lạc, đậu phộng và các sản phẩm từ chúng như dầu lạc, bơ đậu phộng,...
  • Dị ứng hải sản: tránh hải sản, động vật có vỏ như tôm, cua,...

1.5. Trẻ bị hội chứng ruột kích thích có triệu chứng đau bụng

Triệu chứng đau bụng do mắc hội chứng kích thích thường xuất hiện sau ăn do tăng co bóp ruột. Chế độ ăn kiêng có thể không cải thiện hội chứng ruột kích thích, xong chúng không gây thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ.

FODMAP là Chế độ ăn kiêng đặc biệt dành cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Theo đó, trẻ cần tránh ăn các thực phẩm gồm:

  • Thực phẩm giàu fructose: táo, xoài, lê, dưa hấu, măng tây, đậu Hà Lan, nước ép trái cây, trái cây sấy...
  • Thực phẩm lactose: kem trứng, sữa đặc, sữa, phô mai...
  • Thực phẩm giàu fructans: măng tây, cải Brussels, tỏi, lúa mạch đen, lúa mì...
  • Thực phẩm giàu polyols: táo, mơ, nhãn, lãi, đào, lê, mận, nấm, đậu tuyết...
  • Thực phẩm giàu galactans: các loại đậu, đỗ, đậu gà, hạt điều...

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-khong-nen-an-gi (3)

Hạn chế thực phẩm FODMAPs khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Khi con bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho bé ăn những món ăn dễ tiêu, chế biến với độ thô nhỏ để dễ hấp thu. Thực đơn trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cần đáp ứng những yếu tố sau:

  • Về dinh dưỡng: Cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều một nhóm chất, khiến trẻ không tiêu hóa hết làm nặng thêm chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Về nguồn thực phẩm: Cần chọn thực phẩm sạch, tươi, cho bé ăn chín uống sôi để bảo vệ đường ruột của trẻ ngay cả khi con khỏe mạnh.
  • Về cách chế biến: Nên chế biến các món ăn với độ đặc vừa phải, cháo hoặc súp để trẻ dễ tiêu hóa
  • Bổ sung chất xơ hòa tan. Giúp làm mềm phân, để chúng di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa và ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và táo bón ở trẻ được thuyên giảm. Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại đậu, lúa mạch, bơ…
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước để hạn chế mất nước nếu trẻ có biểu hiện sốt, nôn, tiêu chảy
  • Thêm những bữa phụ để trẻ có đủ năng lượng cho các hoạt động hằng ngày, bù đắp lượng thiếu hụt do chán ăn, kém hấp thu

Chuối, sữa chua, táo, cơm trắng, khoai lang, khoai tây, cà rốt, nước gừng ấm và các món cháo là những món ăn phù hợp để cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này.

Mời mẹ đọc thêm:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì nhẹ bụng dễ tiêu?

Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh. Đây là giải pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh từ bên trong được các chuyên gia khuyên dùng.

Trong đó, 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng Lactobacillus và Bifidobacterium có tác dụng tiết enzyme tiêu hóa, men phân giải lactose, cạnh tranh và tiêu diệt hại khuẩn đường ruột. Giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, và cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa.

Men 10 chủng - men vi sinh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Men 10 chủng - Men vi sinh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hiện nay, sản phẩm men vi sinh đa chủng BioAmicus Complete được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ rối loạn tiêu hóa. Công thức độc đáo chứa tới 10 chủng lợi khuẩn cùng lúc và 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều. Nhờ đó, men 10 chủng BioAmicus hỗ trợ khôi phục nhanh sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, xây dựng lá chắn bảo vệ tự nhiên, bảo vệ hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh.

3. Giải đáp băn khoăn của mẹ có con bị rối loạn tiêu hóa

3.1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể trạng yếu. Nên cần được bổ sung dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe. Nhưng lúc này trẻ thường cảm thấy chán, hay sợ đồ ăn. Vì thế, tốt nhất là nạp dinh dưỡng cho bé bằng sữa.

  • Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn bị rối loạn tiêu hóa thì không cần đổi sữa. Sữa mẹ an toàn và là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất với trẻ.
  • Nếu con đang bú bình, mẹ cần xem nguyên nhân rối loạn tiêu hóa của con. Nếu do dị ứng đạm trong sữa bò hay dị ứng lactose, cần tránh các loại sữa có 2 thành phần trên và thay thế bằng loại sữa phù hợp hơn.

Chi tiết tại: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Có phải đổi sữa?

3.2. Bé bị rối loạn tiêu hóa có nên kiêng ăn trứng?

Thành phần protein trong trứng rất cao, ảnh hướng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Vì thế trẻ có triệu chứng táo bón, tiêu chảy thì không ăn trứng.

Chi tiết tại: Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng? [LƯU Ý CHO MẸ]

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì đã được trả lời đầy đủ trong bài viết trên. Nếu các mẹ còn câu hỏi nào hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900 636 985 để được các chuyên gia của BioAmicus tư vấn miễn phí.



Bài viết liên quan