Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn gây áp lực lên tâm lý ba mẹ. Trong bài viết này, BioAmicus sẽ cùng mẹ khám phá các biện pháp để giúp trẻ vượt qua tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Làm thế nào nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa để can thiệp kịp thời? Mẹ có thể dựa vào các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa sau đây:
Các triệu chứng trên có thể diễn ra liên tục trong 2-3 ngày hoặc chỉ xảy ra trong ngày và lặp lại sau 2-3 hôm.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các bậc cha mẹ thường có tâm lý lo lắng, mong muốn cải thiện thật nhanh chóng các triệu chứng ở trẻ. Tuy nhiên, chuyên gia BioAmicus khuyên mẹ hãy bình tĩnh, thực hiện theo các bước sau:
Điều đầu tiên cha mẹ cần làm chính là xác định các biểu hiện cấp tính ở trẻ, bao gồm: Nôn, sốt cao, co giật, tiêu chảy cấp, mất nước, xuất huyết tiêu hóa…
Nếu có, hãy nhanh chóng bù nước, điện giải, hạ sốt cho trẻ, đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua bước này, đôi khi, chỉ riêng việc mất nước do tiêu chảy đã có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Nhanh chóng xác định tình trạng cấp tính để xử lý kịp thời
Chỉ khi xác định được nguyên nhân, mẹ mới có được hướng xử lý đúng đắn, cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Trong đó, loạn khuẩn và nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân hàng đầu.
Với trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, lợi khuẩn là hàng rào đầu tiên của giúp con chống lại độc tố, các tác nhân gây hại từ môi trường. Khi tỷ lệ giữa lợi khuẩn và hại khuẩn bị phá vỡ, bé rất dễ mắc phải các bệnh đường tiêu hóa. Nhẹ thì tiêu chảy, phân sống. Nặng thì nhiễm tả, lỵ, viêm đường tiêu hóa.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, có thể kể đến như:
Cần xác định nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Các biểu hiện đa dạng của chứng rối loạn tiêu hóa có thể khiến mẹ xác định nhầm nguyên nhân. Đăng ký tư vấn 1:1 cùng Dược sĩ về tình trạng của bé, hãy liên hệ 1900 636 985 hoặc để lại thông tin ngay dưới đây:
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ
Các biện pháp cải thiện tiêu hóa ở trẻ thường bắt nguồn từ việc giải quyết các nguyên nhân phía trên. Trong đó, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
Bổ sung men vi sinh là biện pháp cải thiện hệ vi sinh đường ruột một cách nhanh chóng. Trẻ hết loạn khuẩn, duy trì quần thể lợi khuẩn đông đảo và ổn định giúp bé tiêu hóa trơn tru, ăn tốt, bú tốt, hấp thu dinh dưỡng thuận lợi.
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung men vi sinh đa chủng cho cung cấp nhanh chóng các lợi khuẩn bị thiếu hụt. Men 10 chủng Bioamicus là một trong những lựa chọn được các bác sĩ cũng như nhiều mẹ bỉm review về hiệu quả.
Men BioAmicus 10 chủng - Đa tác dụng, hỗ trợ toàn diện các vấn đề tiêu hóa
Đặt mua men Bioamicus ngay tại đây:
Hãy đảm bảo thực đơn hằng ngày của trẻ có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và dễ tiêu. Khuyến khích các món luộc, hấp, nghiền tới kích thước vừa phải để dễ tiêu hóa.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cần tránh cho con ăn đồ cay, nóng để tránh kích thích dạ dày.
Cần tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi. Không nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh, đồ ăn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ con bị rối loạn tiêu hóa do ngộ độc hoặc dị ứng, hãy loại bỏ những thực phẩm bị nghi ngờ ra khỏi thực đơn.
Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, rất có thẻ các loại vi khuẩn gây hại đang bám ngay trên đồ chơi, núm ti giả của bé. Hãy vệ sinh chúng sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy khô trước khi cho trẻ tiếp tục chơi.
Ngoài ra, nếu bé mắc tiêu chảy, mẹ cũng cần vệ sinh tay của mình sau mỗi lần cho bé đi bô.
Làm sạch đồ dùng của trẻ để loại đi tác nhân gây rối loạn tiêu hóa
Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa mãi không khỏi, các bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Kể đến như: thuốc nhuận tràng, thuốc giảm nôn, men tiêu hóa,...
Những loại thuốc trên cần sử dụng theo đơn của bác sĩ và hướng dẫn của nhân viên y tế.
Mặc dù phần lớn các trường hợp rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con có các biểu hiện:
Trẻ cần đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu cảnh báo
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, tránh bệnh tái phát dai dẳng lâu ngày, mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:
Đặc biệt, rối loạn tiêu hóa thường xuyên xảy ra vào dịp tết và vào mùa hè. Mẹ có thể lưu ý hai thời điểm này để nâng cao các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho cả gia đình.
Như vậy, tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể khắc phục chỉ với các biện pháp đơn giản tại nhà. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề “Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao”, đừng ngần ngại liên hệ 1900 636 985 hoặc để lại thông tin liên lạc tại BioAmicus
1. Loạn khuẩn đường ruột: Nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/loan-khuan-duong-ruot-nguyen-nhan-hang-dau-gay-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-vi2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào?
https://soyte.hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc/tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-an-uong-nhu-the-nao-.html3. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
http://soyte.hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/thong-tin-y-te/kham-chua-benh/roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-dieu-t2.html