Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ phải làm sao?

Mục lục

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa yếu đi, thức ăn khó được hấp thu. Từ đó, trẻ ăn không tiêu, sụt cân, gầy ốm. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ phải làm sao? Sau đây là tất cả các thông tin mẹ cần biết để đưa ra giải pháp hợp lý, hiệu quả.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khó tiêu

Rối loạn tiêu hóa, bụng ậm ạch, khó tiêu thường gặp ở trẻ nhỏ

1. Nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu

Trẻ rối loạn tiêu hóa có các triệu chứng đặc trưng như đi phân lỏng, đau bụng, nôn trớ, ọc sữa, táo bón. Các triệu chứng này lúc âm ỉ, lúc lại dữ dội, khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi.

Do hệ tiêu hóa bị rối loạn, trẻ có thể bị ăn không tiêu, đi ngoài phân sống, biểu hiện bao gồm:

– Đầy bụng, bụng căng chướng, khi mẹ sờ vào bụng hoặc 2 bên hông thấy căng cứng.

– Ợ hơi, xì hơi nhiều do vi khuẩn chuyển hóa khí gây tích tụ khí nhiều ở đường ruột.

– Biếng ăn, no sớm, trẻ bú ít hơn bình thường hoặc bỏ bú.

– Đi ngoài còn nguyên vẹn hạt lổn nhổn trong phân do không được tiêu hóa.

Các triệu chứng khó tiêu có thể biểu hiện từ những ngày đầu trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu trên, mẹ cần tìm ngay nguyên nhân và cách giải quyết, tránh kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: sút cân, suy dinh dưỡng…

2. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng các quá trình tiêu hóa từ miệng đến ruột già bị xáo trộn, cản trở, hoạt động không theo quy tắc. Rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu là tình trạng thức ăn đưa vào cơ thể nhưng không được hấp thu khiến cơ thể luôn mệt mỏi.

2.1. Nguyên nhân trẻ rối loạn tiêu hóa

Thường không phải là bệnh lý mà bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

Ăn dặm quá sớm: (ăn dặm trước 6 tháng tuổi) hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cả về cấu trúc lẫn chức năng. Dạ dày của trẻ còn nằm ngang, các hoạt động tiết dịch tiêu hóa còn chưa ổn định. Nếu cho ăn dặm sớm, hệ tiêu hóa sẽ quá tải, không thể tiêu hóa hết thức ăn gây ra những rối loạn.

Thức ăn không đảm bảo vệ sinh: các vi khuẩn gây bệnh như lỵ amip, shigella, salmonella…xâm nhập vào đường tiêu hóa gây ra các tổn thương, nhiễm trùng.

Lạm dụng kháng sinh: các vi khuẩn có lợi và có hại đều bị tiêu diệt, cân bằng hệ vi sinh bị phá vỡ, hại khuẩn không bị ức chế tăng sinh không kiểm soát gây ra rối loạn.

2.2. Lý do trẻ rối loạn tiêu hóa dẫn tới ăn không tiêu

các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu

Ăn đồ ăn khó tiêu, loạn khuẩn, ăn dặm sớm… là nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu

Có 4 nguyên nhân dẫn tới việc rối loạn tiêu hóa làm trẻ ăn không tiêu, tiêu hóa kém:

– Thiếu lợi khuẩn, khoáng chất, vitamin: thiếu các chất này làm sức đề kháng của trẻ yếu đi, tạo điều kiện cho mầm bệnh tăng sinh và phát triển. Các dịch tiêu hóa và enzym cũng không được kích thích sản sinh làm ăn không ngon, khó tiêu hóa.

– Loạn khuẩn đường ruột: khi rối loạn tiêu hóa, số lượng lớn lợi khuẩn bị mất đi, không đủ để phân giải thức ăn.

– Viêm loét đường tiêu hóa: các tổn thương này ảnh hưởng đến việc tiết dịch tiêu hóa và enzym, nhu động ruột kém làm thức ăn không được phân giải và hấp thu.

– Ăn thực phẩm khó tiêu khi đang rối loạn tiêu hóa: thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ, uống ít nước…đều là những nguyên nhân làm trẻ ăn không tiêu.

Để biết trẻ nên tránh thức ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên tham khảo bài viết Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để khỏi nhanh.

3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu có nguy hiểm không?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu nếu được cải thiện kịp thời thì sẽ không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như:

– Trẻ ăn không tiêu kèm theo không hấp thu dưỡng chất làm cơ thể ngày càng thiếu dinh dưỡng, gầy yếu, suy nhược, chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần. Các cơ quan khác như thần kinh, hô hấp, tim mạch… cũng bị ảnh hưởng, hoạt động kém do thiếu năng lượng.

– Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, gây ra các biến chứng của rối loạn tiêu hóa như: viêm ruột, xoắn ruột, lồng ruột…

– Cảnh báo thiếu hụt vi chất: các vitamin thiếu như vitamin B1 gây yếu cơ, giảm thị lực, bệnh beriberi, thiếu canxi gây yếu xương, còi xương, thiếu sắt gây thiếu máu…

mối liên hệ giữa dinh dưỡng- sức khỏe đường ruột và rối loạn tiêu hóa

Mối liên hệ giữa dinh dưỡng- sức khỏe đường ruột và rối loạn tiêu hóa

Do gây ra những hậu quả nghiêm trọng như trên, mẹ tuyệt đối không để trẻ mắc rối loạn tiêu hóa kéo dài. Khi phát hiện những triệu chứng rối loạn đặc trưng, mẹ nên tìm cách khắc phục ngay.

4. Biện pháp khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu tại nhà

Khi phát hiện được triệu chứng, mẹ có thể khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu đơn giản tại nhà. Sau đây là một số biện pháp mẹ có thể tham khảo ngay:

4.1. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, mà còn giúp trẻ ăn ngon, thích ăn hơn. Một số phương pháp mẹ có thể xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh như:

– Chia nhỏ bữa ăn: để hệ tiêu hóa của trẻ giảm quá tải, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn như sau: sau 3 – 4 tiếng trẻ ăn, mỗi bữa kéo dài khoảng 30 phút. Không cần tuân thủ theo 3 bữa cố định. Các bữa ăn đều cần có đủ 4 nhóm chất chính.

– Tránh xa đồ ăn cay, nóng, dầu mỡ: đường ruột phải hoạt động hết công suất, tăng tiết dịch tiêu hóa và co bóp để tiêu hóa dầu mỡ. Những thức ăn cay, nóng còn có thể tổn thương niêm mạc ruột.

– Chia thức ăn thành các miếng vừa ăn: khi đó, trẻ dễ nuốt hơn, tránh thức ăn quá to, cứng gây phản xạ nôn trớ. Bên cạnh đó, khi thức ăn được chia nhỏ, hệ tiêu hóa cũng dễ dàng phân giải và hấp thu hơn.

– Khuyến khích ăn chậm nhai kỹ: lúc này, enzym tiêu hóa được tăng tiết khi nhai kỹ, làm thức ăn có thể phân giải 1 phần ngay từ miệng. Đồng thời giảm tình trạng đầy bụng, chướng hơi do ăn quá nhanh.

4.2. Bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan

Bổ sung chất xơ là phương pháp hữu hiệu để đẩy lùi rối loạn táo bón, ăn không tiêu. Đặc biệt, chất xơ hòa tan có công dụng sau:

– Trong môi trường nước tạo gel, giúp tăng hút nước làm mềm phân, giúp đẩy phân ra ngoài trực tràng dễ dàng.

– Tạo môi trường cho lợi khuẩn nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium phát triển, từ đó tăng số lượng lợi khuẩn, tăng phân giải thức ăn khó tiêu, tăng hấp thu dưỡng chất

Trong rau củ, phần lớn là chứa chất xơ không hòa tan, ít có tác dụng chống táo bón. Một số loại thực phẩm có chứa lượng nhỏ chất xơ hòa tan như: lúa mạch, đậu Hà Lan, yến mạch, cà rốt, rau diếp xoăn…

Tuy nhiên, cách để bổ sung chất xơ hòa tan tốt nhất là qua các chế phẩm chuyên biệt như Fibradis. Đây là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Italia và cấp bằng sáng chế độc quyền, giúp giảm táo, hỗ trợ tiêu hóa.

4.3. Bổ sung men vi sinh đa chủng hỗ trợ tiêu hóa

Bổ sung men vi sinh là cách nhanh nhất để hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh. Với 4 công dụng: ức chế hại khuẩn, tăng phân giải thức ăn, tăng thèm ăn và tăng miễn dịch. Khi đó, mẹ cần lựa chọn dòng sản phẩm chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn để đáp ứng tác dụng trên.

Men 10 chủng Bioamicus cho bé tiêu hóa trơn chu, hấp thu tốt

Men 10 chủng BioAmicus cho bé tiêu hóa, hấp thu tốt hơn

Men 10 chủng BioAmicus Complete là giải pháp hỗ trợ tiêu hóa toàn diện, được các bác sĩ khuyên dùng. Do bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều thuộc 2 nhóm quan trọng nhất với đường ruột: Lactobacillus và Bifidobacterium:

– Các chủng Lactobacillus có nhiệm vụ tăng cường phân cắt thức ăn nhờ tăng tiết enzym, tăng nhu động ruột làm tăng hấp thu dinh dưỡng.

– Các chủng Bifidobacterium có tác dụng tăng hút nước, làm mềm phân, cải thiện táo bón hiệu quả.

– Tăng cường lợi khuẩn làm cạnh tranh vị trí bám và dinh dưỡng hại khuẩn, cải thiện tình trạng đầy bụng, chướng hơi.

– Tạo hàng rào sinh học giúp bảo vệ vết loét, giảm đau bụng do rối lọan tiêu hóa, ăn không tiêu.

5. Thực đơn cho trẻ rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bụng ậm ạch khó tiêu nên hạn chế các thực phẩm chứa FODMAPs. Do đây là thực phẩm gây khó tiêu, tăng sinh hơi gây chướng bụng, đau bụng. Một số loại thực phẩm giàu FODMAPs như: hành, tỏi, nấm, nước có ga…

Sau đây là gợi ý thực đơn 7 ngày cải thiện tình trạng trẻ rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu:

  Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
Thứ Hai Cháo yến mạch Cơm, canh bí đỏ, cá kho Súp gà
Thứ Ba Bánh mì kếp chuối Cơm, canh rau mồng tơi, trứng Cơm, tôm rang, canh cà chua
Thứ Tư Cháo kiều mạch Cơm, đậu phụ nhồi thịt Rau cải luộc, cá hấp
Thứ Năm Cháo gà Cơm trứng cuộn thịt, rau dền Salad đu đủ, bánh chuối
Thứ Sáu Bánh ngô ngọt Cơm cá diếc, bông cải xanh Cháo rau sam thịt lợn băm
Thứ Bảy Súp cá hồi cà rốt Cơm, canh rau đay, thịt kho Cháo gừng yến chưng
Chủ nhật Cháo tôm rau dền Cơm thịt bò xào ớt chuông Súp đậu xanh hạt sen

6. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khó tiêu khi nào cần đi khám bác sĩ

khi nào trẻ rối loạn tiêu hóa cần đi khám bác sĩ

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu cần đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ trong các trường hợp sau để tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng:

Nôn ra máu. Trong dịch nôn của trẻ lẫn máu, rất có thể là tổn thương dạ dày hoặc ống tiêu hóa, cần can thiệp của bác sĩ.

Phân sẫm màu, hắc ín. Màu sắc của phân nói lên tình trạng sức khỏe của trẻ, rất có khả năng trẻ đang bị chảy máu đường ruột.

Hụt hơi, mệt mỏi. Dấu hiệu cảnh báo dấu hiệu cạn kiệt năng lượng, suy dinh dưỡng.

Đau ở hàm, cổ hoặc cánh tay

Giảm cân không rõ nguyên nhân. Cần đưa đến bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu sơ bộ đã được thông tin ở trên. Để tìm hiểu chi tiết các mẹ hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900 636 985 để được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí.

Mời mẹ đọc thêm:

Bé bị rối loạn tiêu hóa ăn yến được không? Chế biến thế nào?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm [LƯU Ý CHO MẸ]

Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan