Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Yến sào được coi là “thần dược” cực kỳ bổ dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên bé bị rối loạn tiêu hóa ăn yến được không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều cha mẹ. Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ chính là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Theo nghiên cứu trên BMC, các glycan và glycopeptide trong tổ yến cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Bifidobacteria, Lactobacilii – Enterococci… Đồng thời ức chế hại khuẩn gây tiêu chảy Clostridium histolyticum.
Do nuôi dưỡng lợi khuẩn, tổ yến tác động đáng kể giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón… Đồng thời giúp trẻ ăn ngon, tăng cường miễn dịch. Bé rối loạn tiêu hóa nên ăn yến để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé yêu, đặc biệt trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:
Yến sào giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Tổ yến chứa hàm lượng đạm cao, nếu ăn không đúng cách có thể bị tiêu chảy, tình trạng rối loạn tiêu hóa càng nặng thêm. Do vậy, trong các trường hợp sau đây, trẻ không nên ăn yến:
Yến sào tuy nhiều dinh dưỡng nhưng nếu chế biến không đúng cách sẽ làm mất hoặc phân hủy các chất. Do đó, mẹ cần chú ý lựa chọn những món ăn đơn giản, dễ làm, chú ý các bước để hoàn thiện món yến ngon miệng và đầy đủ chất cho bé.
Gừng có vị cay nồng, là gia vị tuyệt vời để hạn chế và khử mùi tanh của yến, giúp trẻ ăn ngon miệng. Theo nghiên cứu, gừng còn chứa các chất: zingeron, gingerol…giúp kích thích tiêu hóa, chống viêm, giải độc, ức chế tác nhân gây hại.
Do đó, yến chưng đường phèn và gừng có tác dụng hiệp đồng giảm tiêu chảy, táo bón – triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Chỉ trong vài phút, mẹ đã có thể chế biến ngay món ăn bổ dưỡng cải thiện rối loạn tiêu hóa với công thức làm như sau:
Các bước thức hiện | Cách thực hiện |
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu | – Tổ yến: 20g
– Đường phèn giã nhuyễn: 30g – Gừng tươi đập dập: 1 nhánh – Nước lọc |
Bước 2: Làm sạch | Ngâm yến trong nước nguội 30 phút đến khi nở đều, để ráo.
Nếu yến thô, cần ngâm 40 – 50 phút cho mềm, nhặt sạch lông và rửa nhiều lần. |
Bước 3: Chưng cách thủy | Cho yến vào bát sứ, đổ nước ngang bát, đậy nắp, chưng cách thủy lửa to, sôi hạ nhỏ lửa trong 20 phút |
Bước 4: Hoàn thiện | Thêm gừng đập dập, đường giã nhuyễn vào đảo đều, chưng thêm 5 phút, tắt bếp. |
Để món ăn giữ được nguyên vẹn các chất dinh dưỡng, khi thực hiện mẹ cần chú ý sau:
Nên cho trẻ sử dụng ngay khi còn nóng để đạt hiệu quả tác dụng tốt nhất. Đồng thời nên dùng khi trẻ đang đói lúc sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ.
Yến chưng đường phèn gừng tươi là món ăn giàu dưỡng chất, giảm vị tanh của yến
Nếu bé rối loạn tiêu hóa biếng ăn, không chịu ăn thì yến sào pha sữa bò là lựa chọn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Trẻ dùng như bú sữa như thường nhưng lại có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung lượng dịch trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, táo bón, nôn trớ…
Các bước thức hiện | Cách thực hiện |
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu | – Tổ yến: 10 g
– Sữa bò: 250 ml |
Bước 2: Làm sạch | Tương tự yến chưng đường phèn và gừng |
Bước 3: Chưng cách thủy | |
Bước 4: Hoàn thiện | Thêm sữa bò, khuấy đều, chưng thêm 5 phút, tắt bếp. |
Cháo tổ yến và thịt lợn bằm là món ăn mềm, dễ tiêu thích hợp với bé bị rối loạn tiêu hóa. Món ăn cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Từ đó tăng cường sức khỏe tất cả các cơ quan, đặc biệt là đường ruột.
Các bước thức hiện | Cách thực hiện |
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu | – Tổ yến: 20g
– Gạo nếp hoặc tẻ: 20g – Thịt lợn băm: 50 g – Rau củ quả thái nhỏ: cà rốt, khoai tây… – Hành và các gia vị cần thiết – Nước lọc |
Bước 2: Làm sạch tổ yến, chưng cách thủy | Tương tự yến chưng đường phèn |
Bước 3: Nấu cháo | Vo gạo sạch, cho nước vào nồi hầm nhừ, cho thêm rau củ vào hầm trong 15 phút. |
Bước 4: Xào thịt | Cho ít dầu ăn vào chảo nóng, phi hành thơm và xào chín thịt. |
Bước 5: Hoàn thiện | Cho thịt, yến vào nồi cháo, thêm gia vị vừa ăn rồi đun thêm 5 phút, tắt bếp. |
Mẹ lưu ý nên cho trẻ ăn luôn khi còn nóng. Tránh để nguội sẽ bị mất chất dinh dưỡng trong cháo.
Cháo yến thịt lợn bằm cung cấp dinh dưỡng cho trẻ nhanh hổi phục sau rối loạn tiêu hóa
Cháo yến, thịt bò thăn và hạt sen là món ăn vô cùng dinh dưỡng cho trẻ giúp kích thích tiêu hóa. Trong hạt sen, các chất như kaempferol, flavonoid giúp kháng khuẩn, làm giảm tình trạng tiêu chảy, nhanh lành tổn thương đường ruột.
Bên cạnh đó, đây là thức ăn mềm, dễ hấp thu, mùi vị thơm ngon giúp trẻ kích thích sự thèm ăn, ăn ngon miệng.
Các bước thức hiện | Cách thực hiện |
Chuẩn bị nguyên liệu | – Tổ yến: 20g
– Gạo nếp hoặc tẻ: 100g – Thịt bò thăn: 50 g – Hạt sen: 20g – Gia vị cần thiết – Nước lọc |
Bước 1: Làm sạch tổ yến, chưng cách thủy | Tương tự yến chưng đường phèn |
Bước 2: Nấu cháo | Vo gạo sạch, cho nước vào nồi hầm nhừ.
Hạt sen luộc chín, nghiền nát, cho vào cháo hầm trong 15 phút. |
Bước 3: Xào thịt | Thịt bò thăn băm đều, xào cùng dầu ăn và hành khô cho chín thịt. |
Bước 4: Hoàn thiện | Cho thịt, yến vào nồi cháo hạt sen, thêm gia vị vừa ăn rồi đun thêm 5 phút, tắt bếp. |
Cháo yến thịt bò hạt sen ngọt thanh, bổ dưỡng mà trẻ rất thích
Thịt gà và yến đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp trẻ nhanh hồi phục sau khi rối loạn tiêu hóa. Để làm món súp gà yến sào, mẹ thực hiện lần lượt các bước sau:
Các bước thức hiện | Cách thực hiện |
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu | – Tổ yến: 20g
– Gạo nếp hoặc tẻ: 100g – Thịt gà: 50 g – Xương ống: 100g – Cà rốt hoặc rau củ – Gia vị cần thiết – Nước lọc |
Bước 2: Hầm xương ống | Đem xương ống hầm nhừ trong 2 giờ, lấy nước cốt đem nấu cháo |
Bước 3: Làm sạch tổ yến, chưng cách thủy | Tương tự yến chưng đường phèn |
Bước 4: Thịt gà | Luộc chín thịt gà, xé nhỏ thành sợi |
Bước 5: Cà rốt | Cạo sạch vỏ, rửa sạch sau đó nạo thành sợi hoặc thái hạt lựu cà rốt |
Bước 6: Hoàn thiện | Cho tất cả nguyên liệu: yến sào, thịt gà xé sợi, cà rốt vào nước hầm xương, đem chưng cách thủy trong 10 – 15 phút. Nêm gia vị vừa đủ. |
Súp gà yến sào giúp trẻ dễ tiêu, kích thích tiêu hóa
Tuy yến sào có tác dụng hỗ trợ các triệu chứng và nâng cao sức khỏe cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nhưng “dục tốc bất đạt”. Mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều yến sào, gây quá tải hệ tiêu hóa khiến tình trạng rối loạn càng nặng thêm.
Mẹ có thể tham khảo lượng yến bổ sung cho bé như sau:
Để đạt hiệu quả đẩy lùi rối loạn tiêu hóa, bé có thể ăn yến sào với một số lưu ý sau:
Bên cạnh đó, mẹ không nên nấu yến cùng các thực phẩm sau:
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều yến sào gây quá tải hệ tiêu hóa
Lợi khuẩn chiếm 85% hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, giúp hấp thu thức ăn hiệu quả, tăng đề kháng, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Để tăng hấp thu dinh dưỡng yến sào cũng như ngăn chặn hại khuẩn phát triển làm kéo dài rối loạn tiêu hóa, mẹ nên bổ sung men vi sinh chứa hàm lượng lợi khuẩn đa dạng và số lượng đủ lớn.
Men 10 chủng BioAmicus Complete được các bác sĩ hàng đầu khuyên dùng làm giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Mỗi liều tương đương 1 tỷ lợi khuẩn thuộc 2 nhóm quan trọng nhất cho việc hấp thu dinh dưỡng: Lactobacillus và Bifidobacterium.
Trong đó, các chủng của nhóm Lactobacillus giúp tăng sản xuất men tiêu hóa, giúp phân giải và hấp thu glucose, protein hiệu quả. Các chủng Bifidobacterium giúp tạo màng bảo vệ sinh học giúp đẩy lùi các triệu chứng táo bón, tiêu chảy…
Để hấp thu dinh dưỡng trong yến sào hiệu quả và giảm rối loạn tiêu hóa, mẹ cần chú ý bổ sung liều như sau:
Trên đây là những thông tin cung cấp cho mẹ trả lời câu hỏi bé bị rối loạn tiêu hóa ăn yến được không. Nếu còn câu hỏi khác, mẹ hãy để lại thông tin ngay bên dưới hoặc liên hệ tới Hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí.
Mời mẹ đọc thêm:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ phải làm sao? |
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa |
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có nên ăn tôm |
1. Have you noticed the "6 Don'ts" of eating bird's nest?
https://inf.news/en/health/3cd25f6dd2ee32e83930d736b191f6d5.html2. Characterization of edible swiftlet’s nest as a prebiotic ingredient using a simulated colon model
https://annalsmicrobiology.biomedcentral.com/articles/10.1007/s13213-019-01507-1#ref-CR17