Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Bất kỳ cha mẹ nào cũng gặp phải tình trạng “đứng ngồi không yên” mỗi khi chứng táo bón ở trẻ “hỏi thăm”. Vậy nguyên nhân gây táo bón là gì và cách khắc phục an toàn cho bé.
Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc giảm tần suất đi tiêu:
Như vậy, dấu hiệu chính xác nhất để xác định táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân ít rắn và khô.
Ngoài ra, bé bị táo bón còn có nhiều biểu hiện khác mắc kèm như:
Những triệu chứng của táo bón khiến trẻ khó chịu, đau đơn và sợ đi ngoài. Trẻ càng cố nhịn đi vệ sinh, tình trạng táo bón càng trở nên nghiêm trọng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nguyên nhân phổ biến nhất đến từ yếu tố dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt:
Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị táo bón cần thay đổi toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như chế độ ăn uống, lối sống. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể mẹ có thể áp dụng tại nhà.
Bổ sung chất xơ giúp tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Mẹ có thể cung cấp thêm chất xơ cho bé thông qua ngũ cốc nguyên cám, hoa quả chín như: cam, quýt, bưởi, chuối, bơ, đu đủ hoặc rau xanh như súp lơ, mồng tơi, rau dền…
Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị táo bón ở trẻ là giải pháp đang được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn.
Bổ sung men vi sinh giúp cung cấp cho đường ruột hàng tỷ lợi khuẩn, trực tiếp và gián tiếp làm giảm tình trạng khô táo khó đi tiêu:
Men vi sinh nên sử dụng cho trẻ bị táo bón là men vi sinh đa chủng. Dòng men này giúp cải thiện hệ vi sinh tự nhiên, xây dựng đường ruột khỏe mạnh với đa dạng lợi khuẩn.
Men 10 chủng BioAmicus cho bé tiêu hóa trơn tru là lựa chọn của mẹ thông thái
Nước giúp làm mềm phân, giúp phân di chuyển dễ dàng qua ruột. Uống đủ nước giúp ruột già không cần tái hấp thu nước từ phân gây táo bón.
Mẹ có thể cung cấp đủ nước hằng ngày theo độ tuổi:
Đối với nước ép hoa quả, các bà mẹ nên chế biến từ hoa quả tươi chứ không nên mua nước hoa quả ép sẵn đóng hộp.
Tập cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày để hình thành cho cơ thể bé phản xạ đi vệ sinh hàng ngày.
Khi thấy bé đang chơi bỗng nhiên chạy vô góc nhà đứng hoặc ngồi: đó là dấu hiệu bé đang nín nhịn. Mẹ nên khuyến khích bé đi tiêu lúc này.
Nếu bé đi tiêu phân khô, rắn, đau rát phần hậu môn hoặc có kèm 1 ít máu. Các mẹ có thể thoa một ít kem dưỡng ẩm vào vùng hậu môn sau khi vệ sinh sạch với nước. Cuối cùng, lau khô bằng khăn mềm để giúp bé dễ chịu hơn.
Mẹ nên làm gì khi bé bị táo bón
Xoa bụng hàng ngày cho bé để kích thích nhu động ruột của bé, giúp ruột già đào thải phân dễ dàng hơn.
Trước khi xoa bụng cho bé, mẹ nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm lên. Dúng hai tay xoa bụng trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 – 15 phút.
Nếu trẻ đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ. Trẻ bú mẹ thường ít có nguy cơ mắc táo bón hơn trẻ uống sữa công thức
Nếu đang uống sữa công thức, mẹ cần xem lại việc tuân thủ cách pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc pha sữa quá đặc, sai tỷ lệ có thể khiến con bị táo.
Hãy ưu tiên sữa công thức không chứa dầu có, đạm whey hoặc có thêm thành phần chất xơ hòa tan, đạm thủy phân. Những loại sữa này sẽ giúp trẻ ít bị táo hơn.
Hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ có thể được điều trị tại nhà. Song, vẫn có những trường hợp táo bón cần được thăm khám bởi bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nếu thấy con có các dấu hiệu dưới đây:
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ bị táo bón. Hi vọng qua bài viết này, mẹ có thêm các thông tin hữu ích để sẵn sàng đối mặt với táo bón ở trẻ.
Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy liên hệ tới BioAmicus qua hotline 1900 636 985 hoặc nhắn tin trực tiếp trên website.