Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Kẽm là vi chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nỗi lo về tác dụng phụ khi bổ sung kẽm, đặc biệt là tình trạng táo bón, khiến không ít ba mẹ e dè và thậm chí bỏ lỡ “thời điểm vàng” giúp con phát triển tốt nhất.
Vậy trẻ uống kẽm có bị táo bón không? Hãy cùng BioAmicus giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
Nghiên cứu cho thấy, kẽm tham gia vào nhiều chức năng sinh học của cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ:
Cơ thể không có cơ chế dự trữ kẽm chuyên biệt, vì vậy việc cung cấp kẽm đều đặn hàng ngày qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung (khi cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ) là rất quan trọng.
Kẽm là vi chất thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Uống kẽm không gây táo bón. Nếu con bị táo bón sau khi uống kẽm, mẹ cần xem lại các yếu tố khác như liều lượng bổ sung, chế độ ăn, các vi chất bổ sung đi kèm hay chế độ vận động, sinh hoạt của trẻ
Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc bổ sung kẽm và tình trạng táo bón. Nếu bổ sung đúng cách, kẽm gần sẽ không gây ra tác dụng phụ này.
Trong hầu hết các tài liệu y khoa, những tác dụng phụ thường gặp của kẽm được ghi nhận là: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt hoặc nhức đầu - không bao gồm táo bón.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có một số phụ huynh phản ánh rằng trẻ bị táo bón khi đang uống kẽm. Vậy điều này có thể đến từ đâu?
Trẻ bị táo bón khi bổ sung kẽm có thể do nguyên nhân về chế độ ăn uống và sinh hoạt
Nhu cầu kẽm của trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi và giai đoạn phát triển. Theo khuyến nghị từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, lượng kẽm cần thiết hàng ngày cho trẻ như sau:
Khi bổ sung kẽm cho trẻ, ba mẹ cần chú ý những điều sau để bé hấp thu dưỡng chất tối đa và không gây tác dụng phụ:
Bổ sung kẽm đúng cách giúp bé hấp thu tốt hơn và tránh gây táo bón
Cả kẽm và men vi sinh đều hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Một số nghiên cứu còn ghi nhận việc kết hợp hai vi chất này còn giúp rút ngắn thời gian phục hồi tiêu chảy. Vì vậy ba mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho bé uống kẽm và men vi sinh cùng lúc.
Có thể. DHA là một acid béo - không gây cạnh tranh hấp thu với kẽm, cũng không gây tương tác bất lợi khi dùng kèm. Vì vậy, ba mẹ có thể bổ sung cả hai dưỡng chất này cùng lúc cho bé một cách an toàn.
Kẽm và bộ đôi Vitamin D3K2 khi bổ sung cùng lúc không gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên, để mỗi vi chất phát huy hiệu quả tốt nhất, ba mẹ nên tách riêng thời điểm bổ sung: kẽm nên dùng khi bụng rỗng (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ), còn D3K2 hấp thu tốt hơn khi uống cùng bữa ăn chứa chất béo.
Thời gian bổ sung kẽm phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng thiếu hụt của bé và chỉ định từ bác sĩ. Thông thường, trẻ sẽ được dùng theo đợt từ 1 đến 3 tháng. Sau giai đoạn này, ba mẹ nên đưa bé đi kiểm tra lại để đánh giá hiệu quả và tiếp tục bổ sung nếu cần.
Như vậy, bổ sung kẽm đúng cách không gây táo bón như nhiều ba mẹ vẫn lo lắng. Trường hợp trẻ bị táo bón trong thời gian uống kẽm thường bắt nguồn từ các yếu tố khác như: chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động hoặc do bổ sung kẽm chưa đúng cách.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của ba mẹ, giúp ba mẹ hiểu thêm về việc bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách mà không gây táo bón. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc qua website BioAmicus để nhận tư vấn miễn phí.