Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm [LƯU Ý CHO MẸ]

Mục lục

Tôm là thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều đạm và canxi giúp trẻ cao lớn. Tuy nhiên, có nhiều tin đồn trẻ ăn tôm dễ lạnh bụng, dị ứng, dễ tiêu chảy khi đang rối loạn tiêu hóa. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm không? Mẹ tìm hiểu ngay nhé.

tôm là món ngon, dinh dưỡng, nhiều trẻ thích ăn

Tôm là món ngon, dinh dưỡng, nhiều trẻ thích ăn cả khi mắc rối loạn tiêu hóa

1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân không phải do dị ứng với tôm hoàn toàn có thể ăn tôm được. Do đây là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, ngon miệng mà nhiều trẻ thích.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ không nên ăn tôm như:

– Trẻ bị ho, nôn trớ nhiều: do tôm là hải sản tanh, dễ kích thích nôn trớ. Bên cạnh đó, vỏ tôm cứng nếu không được bóc hết sẽ gây tổn thương niêm mạc, cản trở hô hấp, gây đau đớn khi ho.

– Trẻ dưới 2 tuổi không ăn tôm cả vỏ: trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh sẽ rất khó tiêu hóa thành phần kitin trong vỏ tôm, dễ gây đầy bụng, táo bón. Đồng thời nếu chưa mọc răng đủ thì vỏ tôm cứng sẽ làm tổn thương lợi, đau khi ăn.

– Trẻ dị ứng tôm: bên ngoài da, trẻ có thể mẩn đỏ, ngứa ngáy. Trong miệng, trẻ có thể ngứa, sưng lợi, sưng môi. Sau 30 phút – 1 giờ, trẻ xuất hiện các triệu chứng rối loạn: đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy…Trẻ dị ứng nặng có thể kèm theo đau đầu, khó thở…

2. Một số cách chế biến tôm cho trẻ rối loạn tiêu hóa.

Nếu trẻ không dị ứng với tôm, mẹ có thể chế biến tôm thành các món ăn để bổ sung protein, canxi, vitamin…cho trẻ rối loạn tiêu hóa nhanh khỏi. Sau đây là một số món ăn chế biến từ tôm, mời mẹ tham khảo:

2.1. Cháo kiều mạch tôm xay chế biến nhanh gọn trong 20 phút

Kiều mạch có chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin hơn các loại ngũ cốc lúa gạo, ngô, khoai…Trong 100g kiều mạch có chứa lượng chất xơ dồi dào 10,5 g giúp kích thích tiêu hóa dễ dàng.

Kiều mạch tôm xay là món ăn bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe sau khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trong kiều mạch có chứa các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ đường ruột chống nhiễm trùng, chống viêm, tăng đề kháng với hại khuẩn.hỗ trợ làm giảm rối loạn tiêu hóa với cháo tôm kiều mạch

Cháo tôm kiều mạch thơm ngon, lạ miệng, chế biến nhanh chóng, đơn giản tại nhà

Để thực hiện món kiều mạch tôm xay ngon miệng cho trẻ, mẹ làm theo các bước sau:

Các bước làm Cách thực hiện
Chuẩn bị nguyên liệu – Kiều mạch: 100g

– Tôm: 200g

– Thịt lợn nạc: 120g

– Đậu hà lan: 100g

– Các loại rau ăn kèm và gia vị

Bước 1: Tôm, thịt đem sơ chế – Rửa sach tôm, bỏ đầu và rút chỉ tôm

– Thịt lợn rửa sạch với nước muối, luộc sơ 2- 3 phút và để ráo

– Băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tôm cùng thịt, thêm gia vị vừa ăn

Bước 2: Xào tôm và thịt – Thêm dầu ăn vào chảo, phi hành thơm và xào chín hỗn hợp thịt trong 6 – 8 phút
Bước 3: Nấu cháo – Thêm nước, kiều mạch vào hầm chín trong 10 phút

– Thêm hỗn hợp thịt tôm xào nấu trong 5 phút. Thêm gia vị là hoàn thành

2.2. Cháo tôm hạt sen bổ dưỡng, dễ tiêu cho bé rối loạn tiêu hóa

Trong 100g hạt sen chứa tới 18g protein và chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng, táo bón. Bên cạnh đó, các flavonoid ở tâm sen có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, nhanh lành tổn thương do rối loạn tiêu hóa gây ra.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn cháo tôm hạt sen

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm – cháo tôm hạt sen dễ tiêu, kích thích vị giác

Hạt sen sau khi nấu nhừ bùi bùi kết hợp cùng thịt tôm dai dai sẽ kích thích trẻ thèm ăn, ngon miệng. Để có món tôm hạt sen dinh dưỡng, mẹ cần thực hiện theo các bước sau:

Các bước làm Cách thực hiện
Chuẩn bị nguyên liệu – Gạo tẻ: 100g

– Gạo nếp: 50 g

– Tôm: 150g

– Hạt sen: 100g

– Hành tím: 10g

– Gia vị đầy đủ

Bước 1: Tôm, gạo sơ chế – Rửa sach tôm, tách đầu và rút chỉ tôm

– Gạo nếp, tẻ trộn với nhau, vo sạch

Bước 2: Nấu nước dùng – Phi hành thơm với dầu ăn, cho đầu tôm vào xào chín (đổi màu vàng)

– Thêm nước, đậy nắp sôi trong 5 phút thì vớt đầu tôm

Bước 3: Hoàn thành – Thêm hạt sen, thịt tôm hầm trong 10 phút

– Thêm gạo, khuấy, nấu đến khi nở đều trong khoảng 10 phút

– Thêm gia vị, tắt bếp

2.3. Cháo tôm rau dền giúp con dễ tiêu hóa

Rau dền đỏ chứa hàm lượng chất xơ cao giúp tăng cường tiêu hóa, hạn chế táo bón. Ngoài ra, rau dền còn chứa hàm lượng Beta – caroten giúp tăng cường miễn dịch, làm giảm đau bụng khi rối loạn tiêu hóa. Rau dền cung cấp lượng nước dồi dào cho trẻ, tránh mất nước do bị tiêu chảy.

Trẻ rối loạn tiêu hóa ăn cháo tôm rau dền

Cháo tôm rau dền có màu đẹp, dễ ăn, giúp bé tiêu hóa trơn tru

Vị ngọt thơm của tôm kết hợp với màu sắc đỏ của rau dền sẽ là món ăn lạ mắt, khiến trẻ thích thú muốn ăn ngay. Để thực hiện món cháo tôm rau dền cho trẻ rối loạn tiêu hóa, mẹ cần thực hiện như sau:

Các bước làm Cách thực hiện
Chuẩn bị nguyên liệu – Gạo tẻ: 100g

– Tôm: 50g

– Rau dền: 10g

– Hành tím: 10g

– Gia vị đầy đủ

Bước 1: Tôm, gạo, rau sơ chế – Rửa sạch tôm, tách đầu và rút chỉ tôm, xay nhuyễn

– Gạo vo sạch

– Rau dền nhặt lá, thái nhỏ.

Bước 2: Xào tôm – Phi hành thơm với dầu ăn, cho tôm xay vào xào chín.
Bước 3: Nấu cháo – Cho gạo và nước vào nồi cháo với tỉ lệ 1:3, hầm trong 10 phút
Bước 4: Hoàn thành – Thêm tôm xào, rau dền hầm trong 10 phút.

– Thêm gia vị, tắt bếp.

2.4. Lưu ý khi chế biến tôm cho trẻ rối loạn tiêu hóa

Do hệ tiêu hóa của con bị tổn thương do rối loạn, mẹ cần chú ý khi chế biến tôm sau đây:

– Đầu tiên, cho con ăn lượng nhỏ khoảng 1 – 2 thìa cháo tôm trước. Xem con có dị ứng hay không, có thấy dấu hiệu ngứa ngáy, sưng môi hay không. Đợi trong 30 phút, nếu không thấy dị ứng mới cho con ăn tiếp.

– Tôm tươi, mẹ cần sơ chế sạch, loại bỏ chỉ tôm và đầu tôm, nấu chín kĩ, tránh mùi tanh của tôm làm trẻ không muốn ăn.

– Tuyệt đối không cho trẻ ăn tôm chua, tôm tái: do tiêu hóa yếu, các món ăn này còn tồn dư kí sinh trùng gây hại. Nếu ăn phải vô tình sẽ làm tình trạng rối loạn như đau bụng, tiêu chảy nặng thêm.

3. Thực đơn 1 tuần cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Để trẻ nhanh hồi phục sau rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chế biến đa dạng các món từ tôm kết hợp bữa ăn có FODMAP thấp. Không nên lặp lại một món gây chán ăn, biếng ăn ở trẻ. Sau đây là thực đơn mẹ có thể tham khảo cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối Tráng miệng
Thứ 2 Uống sữa hoa quả và chuối Cơm gạo lứt và khoai lang nướng Cơm gạo lứt thịt gà và đậu phụ Bánh pudding
Thứ 3 Cháo kiều mạch tôm xay và dâu tây Cơm thịt gà rang và canh cà chua Cơm thịt bò và canh rau cải bắp Bánh gạo đậu phộng
Thứ 4 Bánh mì phô mai Cháo tôm hạt sen Cơm và cá hồi nướng, bông cải xanh luộc Sữa chua không chứa lactose
Thứ 5 Trứng luộc và sữa bò Cơm thịt bò xào ớt chuông Salad khoai tây, thịt gà xé nhỏ Trái cây tươi: chuối, cam
Thứ 6 Cháo tôm rau dền Bánh tráng cuốn thịt lợn nạc và rau xà lách Cơm canh bí đỏ thịt lợn băm Chè đậu đỏ
Thứ 7 Sữa bò và bánh kếp chuối Cơm canh cải nấu cá Cơm canh cà rốt sườn lợn Sinh tố hoa quả dầm
Chủ nhật Cháo sườn và sữa Cơm canh trứng nấm Cơm và canh khoai tây Sữa chua

4. Một số sai lầm khi ăn tôm dễ khiến trẻ đau bụng, rối loạn tiêu hóa

Ăn tôm, trẻ sẽ được cung cấp nhiều canxi giúp chắc khỏe xương, răng. Tuy nhiên, có nhiều sai lầm khiến trẻ ăn tôm bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ hãy tìm hiểu ngay để tránh xa:

4.1. Ăn trái cây ngay sau khi ăn tôm

Bình thường, hàm lượng Asen trong thịt tôm tồn tại dưới dạng hữu cơ không độc sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu kết hợp ăn tôm và uống nước trái cây, đặc biệt các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như:  chanh, quất, cam…vitamin C sẽ tác dụng với Asen tạo hợp chất asen trioxide hay còn gọi là thạch tín.

Chất này khi được tích tụ nhiều sẽ cực độc cho trẻ, không chỉ là đau bụng tiêu chảy, chất này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, mẹ cần nhớ tuyệt đối không cho trẻ ăn hay uống nước ép hoa quả khi cho con ăn tôm.

Acid tannic trong hoa quả như hồng, hồng xiêm, lựu…khi ăn cùng tôm sẽ tạo phức khó tan với canxi. Từ đó sẽ gây các triệu chứng đầy bụng, đau bụng, khó tiêu. Do đó, cần cách xa ăn trái cây và tôm ít nhất 4 tiếng.

trẻ rối loạn tiêu hóa tránh ăn tôm với trái cây và nước em trái cây

Trẻ rối loạn tiêu hóa tránh ăn tôm cùng với trái cây và nước trái cây

4.2. Ăn tôm cả đầu, vỏ – lợi thì ít, rối loạn tiêu hóa thì nhiều

Nhiều mẹ nghĩ rằng, canxi có cả trong đầu và vỏ tôm, ăn cả mới có thể khỏe xương, sáng mắt. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai. Chỉ một phần nhỏ canxi trong vỏ tôm, còn lại chủ yếu là trong thịt tôm.

Trong vỏ tôm chứa thành phần kitin gây khó tiêu, đầu tôm lại chứa nhiều chất thải. Do đó, ăn cả đầu và vỏ tôm, trẻ sẽ dễ bị đầy bụng, táo bón. Mẹ cần sơ chế kĩ, bỏ đầu, vỏ tôm, lột sạch chỉ tôm để tránh nhiễm giun sán gây hại cho trẻ.

5. Giải đáp tin đồn trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm

Có nhiều tin đồn cho rằng hải sản nói chung và tôm nói riêng không nên cho trẻ rối loạn tiêu hóa ăn vì có thể gây tình trạng nặng thêm. Liệu tin đồn này có đúng không, mẹ hãy tìm hiểu ngay ý kiến từ chuyên gia.

5.1.Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn tôm có bị tiêu chảy không ?

Tôm và nhiều loại hải sản do sống trong môi trường nước nên dễ nhiễm khuẩn Salmonella và Shigella. Khi mẹ không chế biến kỹ, để con ăn tôm còn sống hoặc tái có thể khiến con nhiễm các vi khuẩn này gây đau bụng, tiêu chảy. Điều này có thể xảy ra với nhiều loại thực phẩm khác và kể cả với người lớn

Do đó, khi chế biến tôm, mẹ cần nấu chín kỹ. Việc lựa chọn tôm cũng rất quan trọng, tránh cho con ăn tôm mắt đỏ, tôm ngả màu xanh. Có thể lựa chọn tôm tươi, sẵn có, không nhất thiết phải mua tôm to, đắt như tôm hùm,…Vì khó bảo quản hơn, dễ nhiễm khuẩn hơn.

Khi mua tôm về, mẹ cần chế biến ngay, không để ở nhiệt độ phòng quá 1 giờ. Nếu chưa chế biến, cần bảo quản trong tủ đông hoặc đá lạnh và không để quá 24 giờ.

5.2. Ăn tôm khiến con bị đau bụng?

Tuy đã chế biến kĩ nhưng con ăn tôm vẫn bị đau bụng, mẹ cần xem trẻ có nằm trong các trường hợp sau không:

– Trẻ ăn nhiều quá 4 bữa/tuần sẽ gây khó tiêu, đầy bụng. Do đó, trẻ dưới 4 tuổi chỉ nên ăn 100g tôm mỗi ngày, cứ nhỏ hơn 1 tuổi thì giảm đi 50 gam.

– Ăn kèm các món tráng miệng chứa acid tannic như ổi, nước chè gây kết tủa canxi gây đau bụng.

– Ăn cháo tôm đã để qua ngày, bảo quản không kỹ dễ gây nhiễm vi sinh vật gây đau bụng, tiêu chảy.

– Ăn các loại tôm lạ, tôm không rõ nguồn gốc, tôm được nuôi trong môi trường nhiễm tạp chất, khi trẻ ăn vào dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

6. Men 10 chủng BioAmicus Complete – tiêu hóa ổn định, tha hồ ăn món con thích

Men 10 chủng BioAmicus Complete là giải pháp giúp trẻ tăng cường sức khỏe đường ruột, cân bằng vi sinh vật. Với đa dạng các chủng lợi khuẩn được đưa vào, đường ruột sẽ được kích thích tăng sản sinh enzym giúp phân giải các chất khó tiêu thành dễ hấp thu.

men 10 chủng BioAmicus Complete an toàn, hiệu quả, phù hợp với mọi lứa tuổi

Men 10 chủng BioAmicus Complete – Tiêu hóa ổn định, con thoải mái ăn món ưa thích

Bổ sung men 10 chủng BioAmicus Complete, đường ruột luôn được bảo vệ khỏe mạnh. Mẹ sẽ bớt nỗi lo con bị rối loạn tiêu hóa, con nên ăn gì, tránh ăn gì.

Với công thức 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều bao gồm 2 nhóm quan trọng chiếm 85% đường ruột là Lactobacillus và Bifidobacterium mang lại hiệu quả vượt trội:

Lactobacillus: Nhóm này giúp tăng sinh enzym phân giải protein, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy bụng, táo bón. Đồng thời tăng cường hoạt tính của kháng thể, tăng miễn dịch chống lại vi sinh vật gây hại.

Bifidobacterium: tăng tiết nhày tạo màng sinh học bảo vệ đường ruột. Trong đó có chủng Bifidobacterium Longum giúp phân giải carbonhydrat, tăng hấp thu và chống oxy hóa.

Bên cạnh những ưu điểm trên, men 10 chủng BioAmicus Complete còn an toàn ngay cả với trẻ sơ sinh. Mẹ có thể nhỏ trực tiếp hoặc nhỏ vào các món cháo tôm cho trẻ để dễ tiêu, tăng hấp thu dưỡng chất.

Trên đây là những thông tin mẹ cần biết để trả lời câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm. Nếu còn câu hỏi, hotline 1900 63 69 85 bấm phím 1 sẽ là địa chỉ mẹ cần để giải đáp thắc mắc miễn phí.

Mời mẹ đọc thêm:

Phân biệt rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng
Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng? [LƯU Ý CHO MẸ]

Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan