Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng? [LƯU Ý CHO MẸ]

Mục lục

Trứng là loại thực phẩm dễ chế biến, là món ăn khoái khẩu của không ít trẻ nhỏ, được nhiều mẹ thêm vào thực đơn dinh dưỡng của con. Trong trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng? Mẹ hãy xem ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

tre-roi-loan-tieu-hoa-co-nen-an-trung (5)

1. Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà

Trứng gà chứa nhiều protein, tạo cảm giác no lâu, đảm bảo năng lượng cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày. Đồng thời trứng giàu canxi – một trong những nguyên liệu đặc biệt quá trình tạo xương, duy trì xương chắc khỏe.

Cụ thể, mỗi 100g trứng gà chứa tới:

– 166kcal năng lượng

– 14.8g protein

– 11.6g chất béo

– 0.5g Glucid

– Giàu vitamin A (700mcg), D (0.88mcg), B12 (1.29mcg), acid folic (47mcg)…

– Giàu khoáng chất: Canxi (55mcg), sắt (2.7mg), kẽm (0.9mg)…

Trứng gà có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đôi khi, các chất dinh dưỡng trong trứng không được tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn, gây thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bé.

2. Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng hay không?

Trứng là nguồn thực phẩm giá rẻ nhưng lại giàu dinh dưỡng và dễ chế biến. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể ăn trứng, tuy nhiên cần lưu ý với lượng vừa phải, không cho ăn quá nhiều.

Khi ăn nhiều trứng, hàm lượng protein cần tiêu hóa quá cao, có thể vượt quá khả năng của trẻ. Nhất là khi rối loạn tiêu hóa khiến bụng dạ bé yếu đi.

Thêm vào đó, thành phần của trứng không chứa chất xơ. Có nguy cơ trở thành nguyên nhân khiến ì trệ tiêu hóa. Trẻ đầy bụng khó tiêu, kéo dài thêm rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng hay không

Trẻ rối loạn tiêu hóa có thể ăn trứng nhưng không được ăn quá nhiều

3. Sai lầm khi chế biến và sử dụng trứng gà khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng luộc, trứng hấp, trứng rán không? Dưới đây là một số sai lầm phổ biến khi chế biến trứng cho trẻ:

3.1. Cho con ăn trứng trần

Trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn trong khi bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế mẹ cần chế biến chín thức ăn rồi mới cho trẻ ăn. Đặc biệt với trứng, mẹ không nên cho bé ăn trứng sống hòa tan vào cháo nóng, canh nóng. Các loại vi khuẩn trong trứng chưa được tiêu diệt sẽ là nguồn cơn tiêu chảy, đi ngoài ở trẻ.

3.2. Ăn trứng nấu quá lâu

Nhiều mẹ cho rằng, cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn trứng thì cần nấu thật kỹ . Tuy nhiên, điều này là không đúng. Vì Protein trong trứng chứa nhiều methionin. Khi đun lâu sẽ phân hủy thành lưu huỳnh, tác dụng với sắt trong lòng đỏ trứng, tạo thành chất kết tủa (sunfua sắt) gây khó tiêu nặng.

Vì thế, mẹ chỉ nên luộc trứng trong khoảng 10 phút – 15 phút rồi cho bé ăn. Ăn trứng luộc quá thời gian này, trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu.

tre-roi-loan-tieu-hoa-co-nen-an-trung (1)

Mẹ nên luộc trứng từ 10-15 phút rồi cho bé ăn

3.3. Ăn quá nhiều

Trứng có hàm lượng cao canxi nên bậc cha mẹ thường truyền tai nhau: cho con ăn nhiều trứng để cao lớn. Mà không biết rằng, trẻ nhỏ chỉ nên ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày. Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa có khả năng phân giải hết lượng chất béo trong trứng.

Lượng trứng phù hợp với lứa tuổi của trẻ là:

– Trẻ 7 -7 tháng tuổi: mỗi bữa chỉ ½ lòng đỏ trứng x 2 – 3 lần/ tuần

– Trẻ 8 – 12 tháng: tối đa một lòng đỏ trứng mỗi lần x 3 – 4 lần/tuần

– Trẻ 1-2 tuổi: tối đa 3 – 4 quả trong 1 tuần.

– Trẻ trên 2 tuổi, mỗi ngày có thể ăn 1 quả.

Có một lưu ý nhỏ cho mẹ là: để con hấp thu được canxi từ trứng thì mẹ cần bổ sung vitamin D3K2 cho con. Vì việc con hấp thu được canxi hay không là phụ thuộc vào con có đủ D3K2 không. Chứ KHÔNG phải càng ăn nhiều trứng con càng có nhiều canxi.

3.4. Trứng để lâu ngày hoặc đã chế biến qua đêm

Trứng cũng có hạn sử dụng như các loại thực phẩm khác. Nếu sử dụng quá hạn, trẻ có thể rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm cấp.

– Với trứng sống, hạn sử dụng là 10 ngày ở nhiệt độ 16 – 25 độ c kể từ khi gà đẻ. Hoặc 35 ngày ở nhiệt độ 4 – 9 độ C trong tủ lạnh.

– Với trứng đã luộc hoặc chế biến trong các món ăn, nên cho bé ăn ngay trong vòng 2 tiếng. Đặc biệt không cho trẻ ăn trứng đã chín để qua đêm.

tre-roi-loan-tieu-hoa-co-nen-an-trung (2)

Không cho trẻ ăn trứng để lâu hoặc trứng để qua đêm

4. Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, bổ sung gì?

Ngoài trứng, một số loại thực phẩm tốt cho trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn của con:

- Các loại cây lương thực: Cung cấp nhiều năng lượng, vitamin B, sắt, canxi, folate và chất xơ cho trẻ.

- Thịt lợn, gà: Bổ sung đạm dễ tiêu

- Sữa mẹ: Trẻ bú mẹ nên duy trì bú mẹ cho đến 2 tuổi, bổ sung cân bằng các chất dinh dưỡng và kháng thể tăng đề kháng cho con

Cho con bú mẹ

Sữa mẹ có chứa lợi khuẩn và kháng thể cho hệ tiêu hóa con khỏe mạnh

- Rau củ nhiều chất xơ: Giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột già, giảm nhu động ruột non, là thức ăn của lợi khuẩn…

- Men vi sinh: Giúp cân bằng hệ vi sinh, ổn định đường ruột, tăng cường sản xuất men hỗ trợ tiêu hóa để hấp thu tối đa dinh dưỡng từ trứng

5. Men 10 chủng BioAmicus Complete – Bí quyết giúp con hấp thu tối đa dinh dưỡng

Men 10 chủng BioAmicus Complete chứa tới 10 chủng lợi khuẩn thiết yếu trong đường ruột. Với công thức đặc biệt, men BioAmicus tác dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ khả năng tiêu hóa sẵn có và hấp thu dinh dưỡng ở trẻ. Đây chính là giải pháp hữu hiệu để trẻ bị rối loạn tiêu hóa hấp thu tốt nhất các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng.

tre-roi-loan-tieu-hoa-co-nen-an-trung (4)

Sản phẩm an toàn như nước, chỉ chứa lợi khuẩn và dầu dung dưỡng, phù hợp để bổ sung liên tục trong thời gian dài.

Mời mẹ đọc thêm:

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ [CHI TIẾT NHẤT]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi? Điều trị thế nào?

6. Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Trẻ đi ngoài có ăn được trứng gà không?

Trẻ bị đi ngoài, tiêu chảy nên hạn chế ăn trứng gà, vịt, ngỗng bởi lúc này con thiếu hụt nhiều loại men tiêu hóa, nhu động ruột tăng. Ăn trứng khi bị đi ngoài vừa không cung cấp được dinh dưỡng mà còn có thể dẫn đến bệnh lý nặng hơn.

Trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng được không?

Nguy cơ xuất hiện dị ứng với trứng gà ở trẻ dưới 1 tuổi cao. Đặc biệt là khi trẻ ăn nhiều lòng trắng trứng. Vì thế, nên thử cho bé ăn với lượng nhỏ xem có dị ứng không. Nếu không mới tiếp tục cho bé ăn.

Ăn trứng uống sữa có sao không?

Ăn trứng, uống sữa được cho là không nên. Điều này có thể khiến trẻ không hấp thụ được đường lactose trong sữa, gây tiêu chảy, đi ngoài phân chua, sôi bụng. 

Tuy nhiên, mẹ có thể chế biến trứng cùng với sữa trong các món bánh như bánh kem, bánh flan... Khi đã được nấu chín, trứng và sữa sẽ dễ hấp thu hơn, hạn chế gây ra các vấn đề tiêu hóa.

Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng không? Câu trả lời là “có” nhưng cần ăn lượng vừa phải. Và cần kết hợp thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho con. Nếu mẹ còn câu hỏi nào cần giải đáp, hãy gọi ngay đến hotline 1900 636 985 để được các chuyên gia của BioAmicus tư vấn tận tình.



Bài viết liên quan