Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi? Điều trị thế nào?

Mục lục

Rối loạn tiêu hóa là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để mẹ nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ. Vì thế, không ít mẹ thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi? Làm thế nào để con nhanh khỏe, ăn uống bình thường? BioAmicus sẽ gửi đến mẹ câu trả lời hay nhất trong bài viết dưới đây. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi

1. Rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào cấp độ

Rối loạn cấp tính ở trẻ nhỏ được chia thành 3 cấp độ với các triệu chứng và thời gian hồi phục khác nhau, bao gồm: 

Rối loạn tiêu hóa cấp tính

Đây là tình trạng nguy hiểm, với các triệu chứng xảy ra đột ngột và dữ dội. Thường là tiêu chảy, nôn trớ kèm theo sốt cao. Trẻ mất nhiều nước điện giải, dẫn đến suy kiệt sức lực nhanh chóng nên cần điều trị kịp thời.

Tình trạng này thường kéo dài từ 1 – 2 ngày nếu trẻ được phát hiện và điều trị sớm. Đôi khi có thể kéo dài đến 2 tuần. 

Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Trẻ có thể nhận biết khi trẻ cảm thấy đau âm ỉ bụng dưới, ăn không tiêu nên thấy trướng bụng, phân có mùi chua, hăm tã… Có thể kéo dài 2 – 4 tuần. 

Rối loạn tiêu hóa mãn tính

Thường kéo dài trên 4 tuần với các triệu chứng âm ỉ hơn như: buồn nôn, mệt mỏi, biếng ăn, khó chịu trong bụng, có thể có máu trong phân…

Nhiều trường hợp, trẻ không hấp thu trong thời gian dài dẫn đến tăng cân chậm hoặc không tăng cân. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa đau bụng bao lâu thì khỏi

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào cấp độ: cấp tính, kéo dài, mãn tính

2.Rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi dựa trên nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, chủ yếu liên quan đến độ tuổi, chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Phụ thuộc vào các nguyên nhân khác nhau mà thời gian khỏi rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng khác nhau. 

2.1. Do ngộ độc thức ăn

Hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ phản ứng rất mạnh mẽ với thực phẩm bẩn hay nhiễm độc. Biểu hiện đặc trưng nhất chính là rối loạn tiêu hóa cấp. Trẻ thường nôn trớ, đi ngoài liên tục và có thể kèm theo sốt cao.

Các triệu chứng dồn dập, thường xuất hiện chỉ sau vài phút đến vài giờ hoặc nhiều nhất là 1 – 2 ngày sau khi ăn phải thức ăn không sạch. 

Các triệu chứng sẽ hết khi loại bỏ hoàn toàn độc tố bên trong hệ tiêu hóa của trẻ.

Tuy nhiên, do nôn và tiêu chảy nhiều nên trẻ rối loạn tiêu hóa do ngộ độc thức ăn thường bị mất nước và điện giải. Mẹ cần bổ sung nước điện giải cho trẻ kịp thời để trẻ nhanh khỏi.

2.2. Loạn khuẩn đường ruột

Bình thường, trong đường ruột của trẻ có một hệ vi sinh vật sống được gọi là hệ vi sinh đường ruột. Trong đó, có 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Khi tỷ lệ này mất cân bằng, tỷ lệ lợi khuẩn tăng lên, tức là trẻ đang bị loạn khuẩn đường ruột sẽ gây ra các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

Nguy cơ mắc loạn khuẩn đường ruột cao hơn ở những trẻ có sức đề kháng yếu, sinh non, trẻ dưới 6 tuổi và phổ biến nhất là trẻ mới sử dụng kháng sinh. 

Mục đích sử dụng kháng sinh là để tiêu diệt vi khuẩn có hại đang gây bệnh, nhưng kháng sinh cũng có thể làm chết cả các lợi khuẩn. Dẫn đến tác dụng phụ là loạn khuẩn đường ruột.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện sau 2 – 5 ngày uống kháng sinh và khỏi sau 5-10 ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của từng bé.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân

Rối loạn tiêu hóa kéo dài phụ thuộc vào nguyên nhân 

2.3. Nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng trẻ bị các hại khuẩn như: E.coli, Salmonella… từ môi trường xâm nhập vào đường tiêu hóa và sinh sôi phát triển mạnh.

Gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời tấn công niêm mạc ruột của trẻ. Với các triệu chứng điển hình là: tiêu chảy, đau bụng, sốt cao và nôn trớ

Thường gặp khi trẻ không được vệ sinh đúng cách, sức khỏe yếu, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường tự khỏi sau 2 – 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách, tăng sức đề kháng và bổ sung đủ lợi khuẩn.

Trong trường hợp nặng hơn, bệnh có thể kéo dài từ 10 ngày đến vài tuần.

2.4. Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh

Hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ có một vài lần bị rối loạn tiêu hóa, dù cho con luôn được vệ sinh đúng cách, sức đề kháng tốt. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh như thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột và men tiêu hóa.

Thức ăn đưa vào không được hấp thu cũng không đào thải được khiến con bị rối loạn tiêu hóa do chức năng với biểu hiện: nôn trớ, đầy hơi, khó tiêu… 

Tình trạng này thường gặp khi con tiếp xúc với đồ ăn mới hoặc ăn quá no. Hay gặp nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, dần hoàn thiện tới khi con 3 tuổi. 

Rối loạn tiêu hóa do chức năng có thể kéo dài cho đến khi con quen với loại thức ăn mới và được ăn lượng vừa đủ, thường khoảng 4 tuần.

Tuy nhiên, có thể gặp lại vài lần cho đến khi chức năng tiêu hóa của con dần ổn định và tương đối giống người lớn sau 7 tuổi.

2.5. Bệnh lý đường tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể là đèn tín hiệu cảnh báo trẻ đang mắc các bệnh lý tiêu hóa như: bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tắc ruột, bệnh kiết lỵ… Khi mắc bệnh, quá trình tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn khiến trẻ khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn…

Rối loạn tiêu hóa trong trường hợp này thường tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài và hết khi bệnh lý tiêu hóa được chữa khỏi.

Vì thế, thời gian hết rối loạn tiêu hóa phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của trẻ: điều trị đúng bệnh lý, bệnh khỏi thì trẻ hết rối loạn tiêu hóa. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi

Trẻ được điều trị khỏi bệnh lý tiêu hóa thì rối loạn tiêu hóa cũng tự hết

Mời mẹ đọc thêm:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục do đâu? [KHẮC PHỤC NGAY]

Chăm sóc y khoa chuẩn cho trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa

3. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện khi nào, kéo dài bao lâu

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể chỉ biểu hiện một số triệu chứng nhất định. Dưới đây là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ: 

Đau bụng

Thường xuất hiện theo cơn ngắn khoảng 3 đến 4 phút. Mức độ độ đau và tần suất đau tăng dần. Có thể kèm theo cảm giác đầy hơi, chướng bụng…

Buồn nôn và nôn trớ

Buồn nôn và nôn trớ là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ bị ngộ độc thực phẩm và nhiễm khuẩn đường ruột. Hai nguyên nhân này gây ra tình trạng nôn khá tương đồng nhau và khó phân biệt như: trẻ nôn trớ liên tục, kéo dài từ 1 – 12 giờ đầu tiên. 

Tuy nhiên, mẹ có thể phân biệt nguyên nhân dựa vào đặc điểm sau: 

– Với trẻ có nhiễm khuẩn thì các triệu chứng khởi phát đột ngột, kèm theo sốt và đau bụng. 

– Còn trường hợp ngộ độc thực phẩm thì trẻ nôn nhiều sau khoảng 2 – 12 giờ kể từ khi ăn và không kèm theo sốt. 

Tiêu chảy

Là triệu chứng đặc trưng của rối loạn tiêu hóa cấp tính. Thường kéo dài 2-3 ngày, kèm theo mất nước, mất điện giải và có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 

Táo bón

Xác định khi trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng, rắn, vón cục… Nếu tình trạng mới bắt đầu, mẹ có thể xử lý tại nhà bằng cách cho con bổ sung men vi sinh, thêm chất xơ vào khẩu phần ăn, uống nhiều nước hơn… 

Nếu tình trạng ngày càng nặng, kéo dài từ 3 tuần trở lên mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. 

Đi ngoài phân sống 

Các biểu hiện của đi ngoài phân sống bao gồm: phân lỏng nát, không thành khuôn, mùi chua, phân có chất nhầy hoặc thức ăn chưa được tiêu hóa… 

Nếu trẻ đi ngoài phân sống 1 – 3 lần/ ngày, mẹ chỉ cần chăm sóc con tại nhà và lưu ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của con. Cho con bổ sung lợi khuẩn, nấu chín đồ ăn, giữ vệ sinh cá nhân… Tình trạng có thể cải thiện sau vài ngày. 

Nếu trẻ đi ngoài phân sống trên 10 lần/ngày, kèm theo máu là biểu hiện nặng của rối loạn tiêu hóa. Nên cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. 

Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: sốt cao, li bì, mất nước… Đây đều là những triệu chứng nặng cần sự điều trị của bác sĩ. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏiTriệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến là đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ, táo bón, đi ngoài phân sống

4. Sai lầm khiến rối loạn tiêu hóa lâu khỏi

Dưới đây là một số sai lầm khi chăm sóc con có thể làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa của con kéo dài lâu khỏi, mà mẹ nên tránh: 

– Chưa bổ sung lợi khuẩn ổn định đường ruột

Lợi khuẩn là vi sinh vật có mặt trong hệ tiêu hóa ngày con từ khi chào đời. Tham gia vào việc tiêu hóa thức ăn, tăng sức đề kháng và duy trì hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh. 

Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong hầu hết các trường hợp rối loạn tiêu hóa, lại đều bị suy giảm và thiết hụt. Dẫn đến thức ăn không tiêu hóa được, tình trạng đầy bụng, táo bón tiếp tục kéo dài.

Thêm vào đó, sự cân bằng giữa tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn cũng mất đi, hại khuẩn tăng sinh gây nhiều bệnh lý như: kiết lỵ, viêm nhiễm đường ruột… Đây là những nguyên nhân thứ phát phổ biến khiến con mãi không hết rối loạn tiêu hóa. 

– Chỉ điều trị triệu chứng mà không xử lý nguyên nhân

Rối loạn tiêu hóa có rất nhiều nguyên nhân gây ra như: ngộ độc thực phẩm, bệnh lý tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột… Nếu như những nguyên nhân này chưa được xử lý thì trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa trở lại. Đây là phản ứng của cơ thể để cảnh báo rằng: sức khỏe tiêu hóa của trẻ đang không tốt và cần được chữa trị. 

– Tự điều trị theo kinh nghiệm

Trong trường hợp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của con ở mức độ nhẹ và trong giai đoạn đầu, mẹ có thể tự điều trị tại nhà cho con. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và có các dấu hiệu cảnh báo như: nôn trớ liên tục, tiêu chảy nhiều, đi ngoài ra máu… mẹ cần đưa con đi khám và nên tránh việc cố gắng điều trị tại nhà. Dẫn đến con lâu khỏi và nguy hiểm đến sức khỏe. 

– Ép con ăn quá khả năng tiêu hóa

Mỗi độ tuổi, con sẽ có khả năng dung nạp lượng thức ăn và loại thực phẩm khác nhau. Ép con ăn quá no, quá nhiều chất sẽ khiến con không tiêu hóa được. Kết quả là tình trạng rối loạn tiêu hóa ngày càng trầm trọng, kéo dài và khó điều trị. 

5. Những cách hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa nhanh khỏi nhất

Rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh mà là một hội chứng. Thường gặp khi hệ tiêu hóa của trẻ không ổn định, dễ tái đi tái lại nhiều lần. Vì thế, duy trì đường ruột ổn định và khỏe mạnh là cách tốt nhất để điều trị rối loạn tiêu hóa nhanh khỏi nhất. Mẹ hãy áp dụng một số cách dưới đây: 

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

Trong trường hợp con bị rối loạn tiêu hóa cấp, hoặc kéo dài trên 4 tuần thì cần mang con đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Khi con mắc nhiễm khuẩn đường ruột, cần uống thuốc kháng sinh đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ.

Đồng thời, đảm bảo cân bằng tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn cho hệ tiêu hóa của con. Giúp giảm tác dụng phụ của kháng sinh gây ra.

Bổ sung men vi sinh đa chủng BioAmicus Complete – con nhanh cải thiện rối loạn tiêu hóa

Lợi khuẩn là vũ khí quan trọng để con tự chống lại các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa. Cũng như ngăn chặn hại khuẩn phát triển làm kéo dài tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Vì thế, mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ số lượng và sự đa dạng các chủng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của con. 

Một trong những lựa chọn hàng đầu được bác sĩ nhi khoa tin dùng là men đa chủng BioAmicus Complete. Loại men vi sinh này chứa tới 10 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa.

Mỗi liều tương đương với 1 tỷ lợi khuẩn, giúp nhanh chóng đạt cân bằng tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn. Từ đó, con nhanh khỏi rối loạn tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. 

Bổ sung đầy đủ các chủng lợi khuẩn bằng men 10 chủng

Bổ sung đầy đủ các chủng lợi khuẩn bằng men 10 chủng BioAmicus Complete cho trẻ

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Với trẻ dưới 6 tháng, sữa mẹ là nguồn thức ăn lành tính và an toàn nhất cho con. Vì thế, mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Với trẻ sau 6 tháng, đã bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho con ăn chín uống sôi. Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ, cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Đặc biệt chỉ cho con ăn lượng thức ăn vừa đủ, phù hợp với độ tuổi của con. 

Tăng cường vận động cho trẻ

Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể tăng cường vận động cho bé. Bằng cách tập vặn mình, lật người. Khi bé đã biết đi, mẹ hãy khuyến khích bé đi chạy nhiều hơn. Cùng bé chơi các trò chơi vận động như: ném bóng, đẩy xe…

Bên cạnh việc điều trị triệu chứng mẹ cần chú trọng hơn tới việc ổn định hệ tiêu hóa của con. Để con nhanh khỏi và tránh việc tái đi tái lại rối loạn tiêu hóa nhiều lần. 

Bài viết đã đưa ra câu trả lời cho “trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi” của nhiều bậc cha mẹ. Nếu mẹ còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 1900 636 985 để được đội ngũ chuyên gia của BioAmicus tư vấn ngay và miễn phí. 



Bài viết liên quan