Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
"Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?" luôn là vấn đề khiến các bậc cha mẹ trăn trở và bối rối. Nên ăn gì để vừa giúp bé có đủ chất dinh dưỡng, vừa khắc phục được tình trạng rối loạn tiêu hóa. Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì ngay sau đây nhé!
Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa chính là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dị ứng ngộ độc thực phẩm.
Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, uống sữa không phù hợp độ tuổi... là những sai lầm thường gặp khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Do đó các chuyên gia khuyến cáo, trẻ cần được chăm sóc dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng như giúp tình trạng rối loạn tiêu hóa được cải thiện.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng, nôn, đầy hơi, đại tiện lúc lỏng lúc táo. Các thực phẩm trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn cần:
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ rối loạn tiêu hóa nhẹ bụng, dễ tiêu
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào, rất phù hợp với trẻ rối loạn tiêu hóa do có:
Tuy nhiên, chất lượng sữa mẹ ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của mẹ. Mẹ ăn đồ cay nóng, ăn nhiều đồ tanh, uống ít nước, uống cà phê,… đều có thể khiến con rối loạn tiêu hóa. Lúc này, mẹ chỉ cần ăn thanh đạm trở lại, kiêng chất kích thích, không cần cai sữa.
Nếu trẻ rối loạn tiêu hóa không bỏ bú, hãy kiên trì cho bé bú theo nhu cầu.
Trẻ từ 6 tháng có thể bắt đầu ăn chuối để phòng ngừa và hỗ trợ làm giảm rối loạn tiêu hóa. Chuối chứa nhiều đường, các vitamin, chất xơ và các chất điện giải. Ăn chuối giúp cân bằng điện giải khi con bị mất nước, tiêu chảy. Lượng chất xơ hòa tan trong chuối sẽ giúp hút bớt dịch, làm giảm tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, chuối chín cải thiện tiêu hóa nhờ là thức ăn ưa thích của nhiều lợi khuẩn đường ruột.
Chuối chín phòng ngừa và hỗ trợ làm giảm rối loạn tiêu hóa
Táo nên có trong thực đơn rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì. Trong thịt táo chứa nhiều pectin. Sau khi trương nở sẽ làm tăng khối lượng phân và độ xốp của phân. Từ đó, trẻ đi tiêu đều đặn, dễ dàng hơn.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra tiêu thụ táo mỗi ngày giúp phòng ngừa viêm ruột, nhiễm trùng đường ruột và giải quyết triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.
Gạo chứa nhiều tinh bột. Tinh bột có khả năng trương nở và hút nước. Sau khi trương nở sẽ thành lớp keo mỏng. Chúng kết dính các thức ăn trong ruột, hạn chế nôn trớ và tiêu chảy.
Gạo trắng cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B. Cháo gạo trắng loãng là món ăn cho trẻ hồi phục sau thời gian tiêu chảy kéo dài.
Nên tập dần cho trẻ ăn gạo từ 6 tháng tuổi, với độ thô tăng dần.
Tương tự gạo, bánh mì cũng chứa lượng lớn tinh bột. Chế biến thành món nướng thường giòn xốp, khiến trẻ thích thú. Nhờ cấu trúc xốp, bánh mì nướng là thực phẩm dễ tiêu cho rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì.
Khi dịch vị tiết ra nhiều, một mẩu bánh mì sẽ nhanh chóng hút nước, làm trẻ dễ chịu hơn.
Bánh mì nướng làm dịu bụng cho trẻ ăn dặm
Thịt gà chứa nhiều protein. Khác với thịt lợn, bò, protein trong thịt gà tương đối dễ tiêu. Chính vì thế, thịt gà là thực phẩm trong thực đơn ngay cả khi trẻ rối loạn tiêu hóa.
Ăn dặm với thịt gà, mẹ lựa chọn miếng thịt nạc, bỏ da để tránh con ghê cổ, nôn trớ.
Cà rốt nhiều vitamin (B, A, C, K), giúp tăng đề kháng, bảo vệ đại tràng. Cà rốt cũng chứa lượng chất xơ lớn, giúp thấm hút chất nhày và bao phủ niêm mạc ruột. Đường ruột khỏe mạnh, trẻ hết khó chịu, tiêu hóa tốt, ăn ngon.
Không nghi ngờ gì khi rau xanh là nguồn cung cấp nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho bé. Các chất xơ trong rau xanh giúp bôi trơn đường ruột và bảo vệ niêm mạc ruột. Các vấn đề trẻ chậm đi tiêu, khó đi tiêu đều được giải quyết dễ dàng.
Mẹ có thể xay, nghiền rau thành sinh tố hoặc thêm rau vào khẩu phần ăn hàng ngày. Hãy đảm bảo trong tủ lạnh luôn luôn có rau xanh phục vụ nhu cầu của bé.
Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn rau xanh hàng ngày
Tinh bột trong ngũ cốc nguyên hạt đều là tinh bột tốt. Chúng sẽ được tiêu hóa chậm và hấp thu hoàn toàn nên ít tạo gánh nặng cho đường ruột.
Tinh bột kháng trong ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng sinh nhanh chóng lợi khuẩn đường ruột. Vì thế, ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng nhân đôi làm giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Yến mạch, đậu tương, đỗ, gạo lứt, ngô đều là ngũ cốc nguyên hạt cho mẹ lựa chọn.
Gừng tính ấm, có khả năng kháng khuẩn, dùng cho trẻ từ trên 1 tuổi rối loạn tiêu hóa. Gừng làm giảm nhiễm trùng đường ruột, chống viêm, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa xuất hiện.
Các món từ gừng phù hợp với trẻ nhỏ có thể kể đến như: Nước đường gừng, sữa gừng ấm, gà rang gừng,…
Khoai lang luôn được nhắc tới là thực phẩm nhuận tràng, tiêu thực. Mỗi củ khoai lang chứa đồng thời tinh bột, khoáng chất, vitamin và chất xơ, rất phù hợp cung cấp dinh dưỡng và điều trị chứng khó tiêu.
Bên cạnh đó, chất đường bột trong khoai lang làm tăng tiết dịch vị, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn.
Chỉ nên cho trẻ ăn 100g khoai lang mỗi ngày để tránh đầy bụng, ợ chua. Đồng thời, mẹ cần bổ sung đủ nước vào khẩu phần ăn theo đúng khuyến nghị.
Bơ có nhiều chất xơ, vitamin và chất béo. Ăn nhiều bơ có thể cải thiện nhu động ruột.
Cách ăn bơ cho trẻ rối loạn tiêu hóa là chế biến bơ thành món sinh tố, bơ dầm sữa chua hoặc salad bơ.
Tuy nhiên, trẻ không nên ăn quá ½ quả bơ mỗi ngày, tránh gây kích ứng đường tiêu hóa.
Trẻ rối loạn tiêu hóa ăn ½ quả bơ mỗi ngày cải thiện nhu động ruột
Trong trái dứa có enzym bromelain có khả năng phân giải protein.
Với trẻ cứng bụng, khó tiêu do thiếu enzym, ăn dứa có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
Với trẻ tiêu chảy hoặc có tổn thương ống tiêu hóa, ăn dứa có thể khiến bé đau rát, khó chịu hơn. Vì vậy, hãy thận trọng khi cho con ăn dứa.
Sữa chua có hương vị thơm ngon, lại chứa cả lợi khuẩn. Từ đó, nó hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh, cải thiện cả táo bón, nôn mửa và tiêu chảy.
Tuy nhiên, có một số trẻ sau khi ăn sữa chua bị tiêu chảy. Điều này có thể do sữa chua quá lạnh, quá hạn dùng hoặc con không dung nạp đường lactose trong sữa.
Để hỗ trợ tiêu hóa, sau khi ăn dặm 1 giờ, mẹ có thể cho con ăn thêm 1 hộp sữa chua. Mẹ nên chọn loại sữa chua rõ nguồn gốc, bao bì kín. Tuyệt đối không cho trẻ ăn sữa chua quá hạn.
Sữa chua kích thích ăn ngon, cải thiện tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là kết quả của tổng hợp nhiều vấn đề trên đường tiêu hóa. Vì vậy, mẹ cần một giải pháp hỗ trợ tiêu hóa toàn diện, điển hình là men vi sinh đa chủng.
Men 10 chủng Bioamicus – Giải pháp dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Men 10 chủng BioAmicus tác động vào nhiều vấn đề, giải quyết rối loạn tiêu hóa ở trẻ em:
BioAmicus Complete được nhiều mẹ tin dùng bởi ưu điểm vượt trội:
Có. Nếu không dị ứng với trứng, trẻ rối loạn tiêu hóa có thể ăn trứng như bình thường. Ăn trứng còn giúp ổ viêm trong ruột được điều trị nhanh hơn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý không cho con ăn trứng sống, trứng không rõ nguồn gốc và ăn trên 1 quả mỗi lần. Mẹ cũng cần tránh cho con ăn trứng khi con bị tiêu chảy để tránh làm nghiêm trọng hơn tình hình.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn các món cháo thanh đạm, dễ tiêu, tỷ lệ protein, lipid không cao.
Gợi ý các món cháo cho mẹ là:
Qua các gợi ý trên, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì không phải một câu hỏi khó. Bên cạnh việc tìm nguyên nhân, đừng quên chuẩn bị thực đơn đủ dinh dưỡng và ngon miệng. Để có thêm nhiều hướng dẫn chăm trẻ rối loạn tiêu hóa, hãy truy cập ngay BioAmicus. Các dược sĩ cũng luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của mẹ tại hotline 1900.636.985.