Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ [CHI TIẾT NHẤT]

Mục lục

Trẻ đang gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy… Liệu đây có phải là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ hay không? Để tìm hiểu kỹ các dấu hiệu và biện pháp khắc phục, mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. Những thời điểm trẻ dễ mắc rối loạn tiêu hóa

Có một số thời điểm trong cuộc đời bé dễ mắc rối loạn tiêu hóa. Ở những mốc thời gian dưới đây, cứ 3 trẻ thì có 2 trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa:

Trẻ học ăn dặm: Hệ tiêu hóa còn yếu nên khó tiếp nhận và xử lý những thức ăn mới. Hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, khó phân giải những thức ăn rắn, rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Sau một đợt ốm cần sử dụng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh làm tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn trong đường ruột, làm mất cân bằng vi sinh. Do đó, hoạt động của đường ruột kém hiệu quả dẫn đến rối loạn.

Trong đợt đi chơi xa nhà: khi tiếp xúc với môi trường mới, sức đề kháng của trẻ suy giảm. Lợi khuẩn không cạnh tranh chống lại hại khuẩn làm giảm lợi khuẩn, tăng hại khuẩn. Bên cạnh đó, ăn thức ăn lạ cũng có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

triệu chứng táo bón ở trẻ thường gặp

Khi thay đổi môi trường, thức ăn, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa

2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa của trẻ có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như: chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương…Do đó, mẹ cần nắm chắc những triệu chứng sau đây để kịp thời có biện pháp khắc phục:

2.1. Đau bụng lá dấu hiệu thường gặp, nhưng dễ bị mẹ bỏ qua

Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến khi trẻ rối loạn tiêu hóa. Trẻ có thể bị đau bụng thành cơn, âm ỉ hoặc bộc phát dữ dội. Vị trí đau thường là quanh rốn hoặc ở các vị trí khác nhau.

Nhiều trẻ chưa biết nói, chưa thể miêu tả cơn đau của mình. Mẹ nên chủ động quan sát các dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị đau bụng như:

– Quấy khóc nhiều, la hét dỗ dành không nín.

– Bụng thường căng, cứng, chướng nhẹ.

– Đau đỏ mặt hoặc tái nhợt.

– Tay chân vùng vẫy, tay siết chặt, chân co lên bụng, lưng cong lại

Nguyên nhân gây đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể do no đói thất thường, táo bón, lồng ruột. Trẻ đau bụng có thể kéo dài từng cơn ngắn khoảng 10 – 15 phút. Đau bụng còn có thể kèm theo các triệu chứng rối loạn khác như tiêu chảy, nôn trớ…

đau bụng là triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến

Trẻ thường xuyên đau bụng thành cơn quặn là triệu chứng rối loạn tiêu hóa

2.2. Tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa đặc trưng

Tiêu chảy là dấu hiệu xảy ra nhiều hơn cả đau bụng. Khi mẹ quan sát thấy trẻ có những triệu chứng sau, khả năng cao trẻ đang bị tiêu chảy:

– Đi tiêu phân ở dạng lỏng, nhiều nước nhiều hơn 3 lần/ngày.

– Ban đầu phân lỏng, sau toàn là nước hoặc nhầy dính máu.

– Đầy bụng, bụng sôi, đau bụng.

– Nôn mửa ra thức ăn hoặc nôn ra nước

– Sốt

– Trẻ mệt mỏi, kém ăn, giảm cân, suy dinh dưỡng.

Tiêu chảy ở trẻ chủ yếu do ăn phải thức ăn chứa vi sinh vật gây bệnh đường ruột: Shigella, lỵ amip, L.Giardia…

Ngoài ra, tiêu chảy còn do nguyên nhân trẻ gặp các bệnh lý khác như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích hoặc do mẹ lạm dụng kháng sinh, thuốc nhuận tràng…

Tiêu chảy ở trẻ thường không kéo dài quá 14 ngày. Nếu kéo dài hơn thời gian này, mẹ nên cho trẻ thăm khám ngay. Tránh gây mất nước, điện giải nguy hiểm tính mạng.

trẻ tiêu chảy là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Trẻ tiêu chảy kéo dài là triệu chứng đặc trưng nhất của rối loạn tiêu hóa

2.3. Nôn trớ có thể do rối loạn tiêu hóa

Do co bóp cơ trơn dạ dày và co thắt cơ bụng, thức ăn bị trào ngược từ dạ dày ra ngoài. Trẻ có thể trớ ra sữa màu vàng, nôn trớ liên tục, bụng căng chướng, quấy khóc liên tục. Nặng hơn, trẻ nôn trớ còn kèm theo sốt cao, mất nước.

Mẹ thường nhầm nôn trớ do rối loạn tiêu hóa và nôn trớ do sinh lý. Mẹ có thể phân biệt thông qua bảng sau:

Đặc điểm Nôn trớ sinh lý Nôn trớ do rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng Trẻ nôn, ọc sữa nhưng vẫn ăn đều, tăng cân đều Trẻ nôn trớ quấy khóc, biếng ăn kèm theo nhiều bệnh lý khác như đau bụng, tiêu chảy
Nguyên nhân Ăn quá no, bú không đúng tư thế, đặc điểm dạ dày nằm ngang Do nhiễm khuẩn đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh, lợi khuẩn giảm, hại khuẩn tăng mạnh
Thời gian Chỉ kéo dài trong khoảng 24h Trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày, kéo dài hơn 24h
Độ tuổi Thường trẻ sơ sinh Sau 1 tuổi vẫn hay bị nôn trớ thì trẻ đang có vấn đề về tiêu hóa

phân biệt nôn trớ sinh lý và nôn trớ do rối loạn

Cần phân biệt nôn trớ do rối loạn tiêu hóa và rối loạn sinh lý để xử lý đúng cách

2.4. Trẻ rối loạn tiêu hóa thường đầy hơi

Đầy hơi, chướng bụng là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ ít gặp hơn tiêu chảy nhưng không thể bỏ qua. Một số đặc điểm mẹ có thể thấy ở trẻ đó là:

– Bụng căng, chướng, sờ vào cứng.

– Hay có tiếng sôi bụng.

– Trẻ ợ hơi, ợ chua nhiều lần trong ngày

– Xì hơi có mùi nặng, khó chịu

– Ngủ hay quấy khóc, vặn mình

– Kém ăn, không có cảm giác đói

Do khi rối loạn tiêu hóa, lợi khuẩn giảm, hại khuẩn tăng lên làm tăng sinh khí thối. Đồng thời hoạt động tiêu hóa kém hiệu quả gây táo bón, ứ đọng khí thải.

Tuy nhiên, đây cũng không phải triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa. Trẻ khi bú nuốt phải nhiều khí, tư thế bú sai cũng có thể gây ra đầy hơi. Mẹ cần căn cứ thêm các triệu chứng như đau bụng, táo bón thì mới xác định rối loạn tiêu hóa hay không.

2.5. Rối loạn tiêu hóa gây táo bón

Trẻ rối loạn tiêu hóa có biểu hiện rối loạn đại tiện, lúc tiêu chảy, lúc bị táo bón. Táo bón ở trẻ thường có các dấu hiệu sau:

– Hình dạng phân thay đổi: cứng, đặc sần sùi hoặc thành viên, phân có dính máu, có màu, mùi khó chịu

– Tần suất đi tiêu giảm: ít hơn 3 lần/tuần.

– Phải rặn, siết mạnh, gồng mình mỗi lần đại tiện.

– Thời gian đi tiêu kéo dài.

– Tiêu không hết, còn sót phân

– Đau bụng, đầy hơi, biếng ăn, quấy khóc thường xuyên

Một số nguyên nhân gây táo bón ở trẻ gây rối loạn tiêu hóa như: trẻ ăn dặm, thức ăn khó tiêu, ít chất xơ, nhịn đại tiện, nhiễm khuẩn ruột…Táo bón lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, có thể gây ra nhiều bệnh lý như trĩ, phình đại tràng, suy dinh dưỡng…

rối loạn tiêu hóa gây táo bón

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ làm giảm lợi khuẩn gây khó tiêu, táo bón

2.6. Trẻ đi ngoài phân sống là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Trẻ đi ngoài phân sống là tình trạng thải ra nguyên vẹn thức ăn đã ăn. Hầu như trẻ không hấp thu được chất dinh dưỡng, chất thải vẫn còn nhiều đạm, tinh bột, chất béo. Khi quan sát thấy các dấu hiệu sau, mẹ có thể biết được trẻ có bị đi ngoài phân sống hay không:

– Hình dạng phân không cố định, lúc rắn, lúc nhầy, lúc nước…

– Còn hạt lợn cợn, tồn dư thức ăn đã ăn như hạt, củ, quả…

– Màu sắc thay đổi: màu phân vàng xanh như màu dưa muối.

Hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn là nguyên nhân chính gây ra đi ngoài phân sống ở trẻ. Khi lạm dụng kháng sinh hoặc sức đề kháng của trẻ giảm đi, hại khuẩn tăng lấn át lợi khuẩn. Từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và thải độc của hệ tiêu hóa.

Trẻ đi ngoài phân sống 1 – 3 lần/ngày không đáng lo ngại vì trẻ có thể tự hồi phục trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nếu tần suất nhiều hơn, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương, dễ nhiễm bệnh, ốm vặt…

rối loạn hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột rối loạn làm trẻ bị đi ngoài phân sống

3. Biện pháp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa cho con nhẹ bụng

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khiến con khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn. Mỗi triệu chứng lại ảnh hưởng khác nhau tới sinh hoạt hằng ngày và khả năng tiêu hóa. Đối với mỗi triệu chứng, mẹ có thể tham khảo thông tin sau để con nhẹ bụng ngay:

3.1. Đối với nôn

Đối với nôn, trước hết mẹ cần tạm dừng việc nôn của trẻ bằng cách đặt trẻ đúng tư thế: nằm nghiêng, đầu gối cao. Sau đó bổ sung điện giải để bù lại lượng nước đã mất. Cuối cùng, mẹ nên lưu ý chế độ dinh dưỡng, cho trẻ ăn lượng nhỏ, chia nhiều cữ trong ngày.

3.2. Đối với tiêu chảy

Khi nhận ra trẻ đang bị tiêu chảy, mẹ cần xử trí nhanh chóng bù nước bù khoáng cho trẻ bằng oresol, tăng lượng nước hoặc sữa mẹ. Mẹ có thể trị tiêu chảy bằng các biện pháp dân gian như dùng búp ổi non, uống trà gừng…

bổ sung nước cho trẻ

Cần bổ sung nước, khoáng cho trẻ kịp thời tránh mất nước

3.3. Đối với táo bón

Với táo bón, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học: uống nhiều nước, giảm thức ăn nhanh, tăng rau củ, chất xơ…Đồng thời cho trẻ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, rèn thói quen đi vệ sinh. Tuy nhiên, để hỗ trợ dứt điểm táo bón mẹ cần phải bổ sung chất xơ hòa tan, men vi sinh, tránh tái đi tái lại.

3.4. Đối với các triệu chứng khác

Đối với trẻ bị đau bụng, đầy hơi, mẹ có thể áp dụng biện pháp: massage cho trẻ, chườm khăn ấm, cho trẻ uống nước ấm để giảm đau nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, mẹ cần điều trị rối loạn tiêu hóa thì mới dứt điểm được những triệu chứng này.

Mời mẹ đọc thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Có phải đổi sữa?

4. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ cảnh báo nguy hiểm

Thông thường, rối loạn tiêu hóa không nguy hiểm nếu những triệu chứng rối loạn không quá nặng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, rối loạn tiêu hóa có thể gây ra những biến chứng nặng như: EGID, viêm ruột, xoắn ruột…

Nếu gặp triệu chứng sau, mẹ nên đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục:

Tiêu chảy, nôn liên tục. Trẻ có thể bị mất nước, điện giải khi không thể bổ sung nước qua đường uống. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy hoặc truyền nước cho trẻ.

Có biểu hiện mất nước. Người lả đi, da khô, tiểu ít hoặc vô niệu, giảm huyết áp,… Các cơ quan trong cơ thể không thể hoạt động bình thường, thậm chí có thể tử vong.

Đau bụng quặn từng cơn dữ dội. Chỉ nên áp dụng những biện pháp giảm đau như massage, xoa bụng, bấm huyệt Trung Quản,… Nếu không đỡ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn. Không nên tự dùng thuốc giảm đau cho trẻ.

Sốt. Khi trẻ sốt cao trên 38 độ liên tục trong 3 ngày kèm theo các triệu chứng ngủ ly bì, khó đánh thức…Khi đó cần can thiệp y tế ngay để tránh các biến chứng nặng hơn.

triệu chứng rối loạn tiêu hóa nguy hiểm

Cần cẩn trọng với những triệu chứng nặng của rối loạn tiêu hóa

5. Men 10 chủng – Giải pháp an toàn cho rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Được kết hợp 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm quan trọng nhất là Bifidobacteria và Lactobacillus. Men vi sinh BioAmicus Complete đẩy lùi triệu chứng rối loạn tiêu hóa bằng các tác động kép:

Tiêu chảy: Chứa 2 chủng tác dụng đặc hiệu là Lactobacillus Salivarius 6313 và Bifidobacterium Longum ssp Infantis 5478. Giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, cải thiện tiêu chảy chỉ sau 2 – 3 ngày.

Táo bón: Tăng phân giải chất khó tiêu, tạo môi trường acid tăng hút nước làm mềm phân, tăng nhu động ruột giúp đào thải phân dễ dàng.

Đầy hơi: Cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn giúp tiêu diệt hại khuẩn, vi khuẩn kỵ khí. Tăng tiêu hóa thức ăn, giảm sinh hơi, làm nhẹ bụng, ăn ngon.

Nôn trớ: Làm dịu niêm mạc đường tiêu hóa, hỗ trợ làm giảm cảm giác buồn nôn. Kích thích sản xuất kháng thể, tạo hàng rào bảo vệ đường ruột tránh xâm nhập vi sinh vật gây hại, giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Đau bụng: Lợi khuẩn tăng cường sẽ làm dịu ổ viêm, tạo màng áo giáp sinh học giúp giảm nhiễm trùng, loét tiêu hóa…

Trẻ đi ngoài phân sống: Nhóm lactobacillus tạo môi trường acid lactic, tăng cường sản xuất men tiêu hóa. Làm chậm tốc độ chuyển phân tạo điều kiện tối đa tăng hấp thu chất dinh dưỡng.

Men 10 chủng BioAmicus Complete được nghiên cứu ổn định với dịch vị dạ dày và acid mật. Giúp đảm bảo đủ liều và tác dụng tại ruột. Đồng thời an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh với 5 không: không chất bảo quản, không màu, không mùi, không vị, không GMO.

men vi sinh cải thiện rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Men 10 chủng BioAmicus Complete giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả

Hy vọng với những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ ở trên, mẹ có thể dễ dàng nhận biết và khắc phục kịp thời. Nếu còn băn khoăn, mẹ có thể liên hệ Hotline 1900 636 985 để được dược sĩ BioAmicus tư vấn miễn phí.

Mời mẹ đọc thêm:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục do đâu? [KHẮC PHỤC NGAY]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn làm sao nhanh khỏi?


Bài viết liên quan