Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn vào là nôn, nôn liên tục phải làm sao?

Mục lục

Trẻ bị nôn khi rối loạn tiêu hóa có thể khiến cơ thể trẻ bị mất nước, mệt mỏi. Vậy nguyên nhân do đâu và phải làm gì khi trẻ nôn nhiều, nôn liên tục. Cùng chuyên gia Bioamicus tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-non-lien-tuc (2)

1. Triệu chứng nôn ói ở trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Một trong những triệu chứng phổ biến khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa chính là nôn ói. Triệu chứng này rất dễ nhận biết và mẹ dễ dàng quan sát thấy.

Tình trạng nôn ói ở trẻ diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Có bé chỉ có cảm giác buồn nôn, có bé lại ăn vào là nôn, nôn nhiều, nôn liên tục. Đây là những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa khá nghiêm trọng và cần phải được xử trí nhanh chóng và kịp thời.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn vào là nôn

Rối loạn tiêu hóa gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân hủy, tiêu hóa thức ăn.

Lúc này thức ăn sẽ ở trong dạ dày lâu hơn, khiến trẻ bị đầy bụng và kéo dài quá trình tiêu hóa. Thức ăn và dịch vị có thể trào ngược lên thực quản, gây nên tình trạng ợ chua, buồn nôn và nôn nhiều.

Ngoài ra, khi rối loạn tiêu hóa, hại khuẩn tăng lên, chúng tiết các độc tố kích thích nhu động ruột. Điều này gây co thắt mạnh các cơ trơn dạ dày, ruột, dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn trớ.

Ngoài ra trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn vào là nôn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không muốn ăn nhưng bố mẹ ép bé ăn nhiều, ăn miếng to.
  • Dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn: Một số bé có cơ địa dị ứng với một số loại thức ăn, khi bị rối loạn tiêu hóa, tình trạng dị ứng tăng lên cũng có thể khiến bé bị nôn sau khi ăn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ hơi, ợ chua và nôn mửa.

3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục có nguy hiểm không?

Nếu trẻ chỉ nôn trong thời gian ngắn thì phụ huynh không cần quá lo lắng.

Nhưng nếu trẻ nôn nhiều, nôn liên tục, cứ ăn vào là nôn trong vài ngày sẽ là tình trạng nguy hiểm. Là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý hoặc tổn thương đường tiêu hóa.

Khi trẻ bị nôn nhiều, sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước, điện giải, trẻ sẽ có các biểu hiện như: da, môi khô, tim đập nhanh, đi tiểu ít, nước tiểu vàng...

Nếu trẻ không được bù nước và điện giải kịp thời, trẻ sẽ bị suy nhược cơ thể, thậm chí rơi vào hôn mê và nguy hiểm tính mạng.

Bên cạnh đó, khi trẻ nôn liên tục kèm theo một trong các dấu hiệu cảnh báo sau cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C, hoặc 38 độ kéo dài trên 3 ngày
  • Nôn ra mật, phát hiện bằng chất nôn có màu xanh của mật
  • Đi ngoài có máu
  • Trẻ nôn liên tục kéo dài hơn 24 giờ, không ăn và bú được
  • Nôn kèm theo tiêu chảy nhiều và có dấu hiệu mất nước
  • Trẻ mệt mỏi, lừ đù có triệu chứng khó thở

4. Xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn trớ liên tục

Mẹ thực hiện cách xử trí sau nếu phát hiện con bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục:

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-non-lien-tuc (4)

Các bước xử trí nôn cho trẻ

3.1. Xử trí tránh chất nôn đi vào đường thở

Khi trẻ nôn, chất nôn có thể lọt vào đường thở. Nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở, đe dọa đến sự sống của trẻ. Vì thế, việc cần thiết đầu tiên mẹ cần làm là ngăn chất nôn lọt vào hệ hô hấp bằng cách:

  • Giữ đầu trẻ nghiêng về phía trước.
  • Kê đầu trẻ cao hơn người
  • KHÔNG bế xốc trẻ lên

3.2. Bù nước, bù dịch

Khi trẻ vừa có nôn trớ liên tục, vừa có tiêu chảy. Sẽ có nguy cơ mất một lượng lớn dịch, gồm nước và các chất điện giải. Vì thế cần cung cấp nước và điện giải để bù lại lượng đã mất kia.

Dung dịch Oresol được pha bằng nước ấm, để bù nước và điện giải:

  • Liều lượng bổ sung: chia thành nhiều ngụm nhỏ và nhiều lần uống. Trung bình khoảng 10 – 20ml mỗi 5 – 10 phút.
  • Lưu ý: Nếu sau khi uống dung dịch Oresol, trẻ bị nôn lại trong 30 phút. Cần cho trẻ uống lại. Do lượng uống vào lúc nước đã bị mất khi nôn và trẻ chưa kịp hấp thu.

Nếu sau 30 phút kể từ khi uống thuốc trẻ mới nôn lại. Mẹ không cần cho trẻ uống lại dung dịch bù điện giải.

3.3. Theo dõi các biểu hiện mất nước

Khi thấy trẻ nôn nhiều, mẹ cần theo dõi biểu hiện mất nước sau để xử trí kịp thời:

  • Da, môi và niêm mạc khô. Môi dính lại với nhau.
  • Tinh thần trẻ mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và hay quấy khóc.
  • Mắt trũng, khóc ít hoặc không có nước mắt.
  • Thở nhanh hơn bình thường: trẻ từ 6 – 12 tháng nhiều hơn 50 lần mỗi phút, trẻ trên 1 tuổi là trên 40 lần mỗi phút.
  • Nhịp tim nhanh, có thể hồi hộp đánh trống ngực.

4. Cách giảm nôn trớ cho con

Để con giảm tần suất và nhanh hết nôn trớ. Mẹ cần xác định nguyên nhân, xử trí đúng hướng. Đặc biệt là cần tăng khả năng tự bảo vệ của con, bao gồm: Khôi phục cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng.

4.1. Giữ đồ dùng sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh

Con rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân gì, thì ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển là xử trí quan trọng hàng đầu. Nhằm tránh việc con bị rối loạn tiêu hóa thứ phát. Hay gây nôn trớ tái đi tái lại do nhiều loại vi khuẩn tác động.

Giữ đồ dùng sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh
Mẹ nên giữ vệ sinh môi trường sống và đồ chơi của trẻ thường xuyên

Để làm được điều này, mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh trẻ được sạch sẽ, không có mầm bệnh. Kể cả không gian sống và các đồ vật.

  • Với đồ chơi bằng nhựa mẹ nên rửa sạch bằng dung dịch rửa bát an toàn cho trẻ. Sau đó để nơi thoáng mát đến khi thật khô ráo mới cho trẻ dùng. Thông thường, khoảng 3 – 4 ngày nên rửa một lần.
  • Với đồ chơi bằng vải, có thể giặt được. Con rất dễ ngậm vào miệng nên giặt ít nhất 1 lần mỗi tuần. Đặc biệt là cần phơi dưới ánh nắng mặt trời để tránh nấm mốc phát triển.
  • Sàn nhà, tay nắm cửa, chăn màn… cần giặt và lau dọn thường xuyên. Vì đây là nơi vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ.

4.2. Thay đổi chế độ ăn

Duy trì chế độ ăn đúng trong toàn bộ giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt quan trọng khi con bị bệnh. Một số lưu ý cho mẹ để trẻ được chăm sóc khoa học:

  • Cho trẻ ăn nhiều bữa, chia nhỏ các bữa. Thông thường khoảng 4 – 6 bữa (3-4 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ). Nhằm để vừa sức chứa dạ dày của con. Loại bỏ tình trạng con nôn trớ liên tục và đầy bụng do ăn quá nhiều.
  • Ăn đồ ăn lỏng như cháo, súp và uống nhiều nước. Vừa giúp con dễ nuốt, dễ tiêu và bù dịch. Thức ăn được tiêu hóa tốt, đầy bụng hết dần và nôn trớ cũng từ đó mà giảm nhanh.
  • Không ăn đồ ăn cay nóng dễ gây kích ứng như: bột cà ri, mì gói các loại, tiêu, ớt… Thay vào đó nên cho trẻ ăn thực phẩm mát, lành tính. Phổ biến là đậu phụ, sữa đậu nành, rau xanh, trái cây…
  • Loại bỏ thực phẩm khó tiêu ra khỏi chế độ ăn của trẻ, như: sandwich, xúc xích, đồ ăn đóng sẵn. Nếu trẻ thuộc nhóm không hoặc kém dung nạp lactose thì nên tránh các loại sữa bò, bơ, phô mai, thực phẩm từ sữa…

Thay đổi chế độ ănKhông cho trẻ ăn đồ cay nóng và thực phẩm khó tiêu

4.3. Loại bỏ các yếu tố khiến trẻ dễ nôn

Một số yếu tố bên ngoài có thể làm trẻ rối loạn tiêu hóa dễ nôn hơn. Mẹ cần lưu ý như:

  • Không cho trẻ chơi đùa, chạy nhảy ngay sau khi ăn no. Vì thức ăn lúc này chưa được đẩy xuống ruột non. Còn nằm ở dạ dày nên dễ trào ngược qua thực quản gây nôn.
  • Cho trẻ bú, ăn đúng tư thế. Khi cho bú, mẹ cần bế sao cho đầu của bé thẳng với thân. Đầu cao hơn thân để tránh sặc sữa khi bú.
  • Không cho trẻ mút tay, đưa đồ chơi lên miệng.

4.4. Men 10 chủng BioAmicus – Biện pháp khắc phục nhanh rối loạn tiêu hóa nôn trớ ở trẻ

Duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột chính là cung cấp cho con vũ khí để con tự bảo vệ chính mình. Đường ruột khi khỏe mạnh sẽ chứa 85% các chủng vi khuẩn có lợi và 15% hại khuẩn. Khi bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt có nôn liên tục thì tỷ lệ lợi khuẩn bị giảm đi ở tất cả các chủng lợi khuẩn.

men 10 chủng BioAmicus Complete cải thiện rối loạn tiêu hóa

Men 10 chủng BioAmicus Complete sự lựa chọn tối ưu khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục

Vì thế con cần được bổ sung đầy đủ các chủng lợi khuẩn này. Và sự lựa chọn đang được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng hàng đầu là BioAmicus Complete. Men vi sinh 10 chủng đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Có chứa 5 chủng thuộc nhóm Lactobacillus – khu trú ở ruột non và 5 chủng lợi khuẩn thuộc nhóm Bifidobacterium – khu trí ở đại tràng. Đây là 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng nhất, để duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa.

Men 10 chủng BioAmicus cân bằng số lượng các chủng cần thiết. Để quần thể lợi khuẩn có thể cạnh tranh thức ăn, nơi bám với hại khuẩn. Đồng thời tiết enzym tiêu hóa, hỗ trợ con khi hệ tiêu hóa đang tổn thương. Nhờ vậy, con nhanh hết nôn trớ, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, hấp thu tốt dinh dưỡng.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn vào là nôn cần được xử trí kịp thời tùy theo mức độ nghiêm trọng. Và quan trọng là tăng cường khả năng tự bảo vệ của trẻ. Để biết thêm những kiến thức bổ ích để chăm con đúng cách. Mẹ hãy truy cập ngay vào website bioamicus.vn. Hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được các chuyên gia nhi khoa tư vấn miễn phí.

Mời mẹ đọc thêm:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn làm sao nhanh khỏi?
Chăm sóc y khoa chuẩn cho trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa


Bài viết liên quan