Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây nhiều hậu quả cho trẻ trong đó có biếng ăn, ăn không ngon. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn phải làm sao? Mẹ cùng tìm hiểu ngay 4 nguyên nhân và 4 giải pháp ngay trong bài viết dưới đây.
Có tới 40 – 70% trẻ em dưới 1 tuổi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng điển hình khi trẻ rối loạn tiêu hóa đó là: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ…
Trong đó 50% trẻ rối loạn tiêu hóa có biểu hiện biếng ăn. Do đó rối loạn tiêu hóa biếng ăn là vấn đề thường gặp khiến các bậc phụ huynh lo lắng.
Do khi rối loạn tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột chưa ổn định, lợi khuẩn ít không đủ kích thích tiêu hóa thức ăn. Từ đó giảm sản xuất các enzyme tạo cảm giác thèm ăn làm trẻ biếng ăn, ăn không ngon. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn thay đổi càng làm trẻ tránh né thức ăn do chưa quen.
Rối loạn tiêu hóa biếng ăn là hội chứng gặp ở 50 – 70% trẻ nhỏ
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, còi xương, sút cân…Mẹ cần tìm hiểu ngay nguyên nhân để khắc phục kịp thời, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, lượng men tiêu hóa tiết ra ít khiến thức ăn tiêu hóa chậm. Đồng thời hệ vi sinh vật đường ruột còn chưa hoàn chỉnh, dễ bị tấn công bởi mầm bệnh, hại khuẩn. Do đó, trẻ dễ bị đầy hơi, đầy bụng, không thấy đói.
Bên cạnh đó, khi rối loạn tiêu hóa, một phần lợi khuẩn bị mất đi càng làm cho đường ruột hoạt động kém hiệu quả. Từ đó không còn kích thích trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng.
Trẻ bú mẹ được nhận kháng thể từ sữa mẹ và hình thành hàng rào bảo vệ tự nhiên. Tuy nhiên, nếu cai sữa sớm, lượng kháng thể không còn được cung cấp, hệ miễn dịch yếu đi. Hại khuẩn dễ dàng tấn công gây ra triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa….
Cấu tạo dạ dày của trẻ dưới 1 tuổi là nằm ngang. Do đó khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ tống ngược thức ăn ra ngoài để giảm thức ăn trong dạ dày. Khi ăn xong, cho trẻ nằm ngay cũng rất dễ gây nôn trớ do cấu tạo dạ dày không thể giữ lượng lớn sữa khi nằm.
Khi rối loạn tiêu hóa, các cơ dạ dày và cơ bụng tăng cường co thắt khiến thức ăn bị đẩy ra ngoài, gây nôn trớ. Do ăn vào lại nôn, trẻ mệt mỏi, chua mồm dẫn đến ăn không ngon, sợ ăn, bỏ ăn.
Trẻ nôn trớ nhiều gây khó chịu, chua miệng khiến biếng ăn, bỏ ăn
Rối loạn tiêu hóa làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, không thể phân giải hết thức ăn. Lâu dần tích tụ không thể tống tháo gây táo bón. Vi khuẩn lên men chất thải tạo khí gây chướng bụng, bụng to.
Do lúc nào cũng có cảm giác no, đầy bụng nên trẻ sẽ không muốn ăn, thậm chí khó chịu, từ chối đồ ăn.
Trẻ bú mẹ được nhận kháng thể từ sữa mẹ và hình thành hàng rào bảo vệ tự nhiên. Tuy nhiên, nếu cai sữa sớm, lượng kháng thể không còn được cung cấp, hệ miễn dịch yếu đi. Hại khuẩn dễ dàng tấn công gây ra triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa….
Trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, ít bã từ 3 – 4 lần/ngày là dấu hiệu của tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ có biểu hiện mất nước, các cơ quan trong cơ thể đều hoạt động kém. Do đó, trẻ sẽ vô cùng mệt mỏi, cáu gắt, không muốn tiếp nhận thêm thức ăn.
Trẻ tiêu chảy khiến cơ thể mất nước làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả gây biếng ăn
Đa phần rối loạn tiêu hóa biếng ăn không nguy hiểm và có thể tự khỏi khi có chế độ chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, trẻ bị nếu rối loạn tiêu hóa biếng ăn kéo dài, dinh dưỡng không đủ có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn…
Việc con suy dinh dưỡng, mất nước, các cơ quan trên toàn bộ cơ thể sẽ hoạt động kém năng suất. Đặc biệt là đường ruột hoạt động kém, hại khuẩn tăng lên làm tình trạng tiêu chảy, táo bón, biếng ăn nặng hơn.
Đây là vòng xoắn bệnh lý khiến trẻ kém phát triển về mọi mặt. Đồng thời, khi hội chứng này kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, xoắn ruột, lồng ruột…
Để cải thiện rối loạn tiêu hóa biếng ăn ở trẻ nhanh chóng, mẹ cần nắm ngay 4 mẹo sau đây:
Một số thực phẩm như sữa bò, sữa công thức chứa hàm lượng protein khó tiêu có thể là thực phẩm gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một số thực phẩm gây dị ứng hay tương tác với nhau gây dị ứng cũng cần tránh như: hải sản và sữa, đồ tươi sống…
Tránh xa các thực phẩm gây rối loạn tiêu hóa
Để cải thiện tình trạng biếng ăn do rối loạn tiêu hóa, giải quyết các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, nôn là điều vô cùng cần thiết:
– Táo bón: cho trẻ uống nhiều nước, massage bụng cho trẻ, luyện tập thói quen đi vệ sinh, ngâm hậu môn vào nước nóng, dùng thuốc nhuận tràng khi có chỉ định bác sĩ…
– Tiêu chảy: bù nước, bù khoáng bằng dung dịch oresol, tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng các thuốc cầm tiêu chảy như: Smecta, Berberin, Loperamid…
– Nôn: cho trẻ ăn theo nhu cầu, vỗ ợ hơi cho trẻ, không để trẻ nằm ngay sau khi ăn, dùng thuốc chống nôn khi được chỉ định…
Khi các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, nôn được giải quyết, trẻ có thể dần dần hồi phục lại hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó hệ tiêu hóa sẽ tiết ra nhiều enzym gây ra cảm giác đói, thèm ăn hơn.
Trẻ có bản tính là thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Do đó khi chế biến các món ăn mới lạ, màu sắc đẹp mắt, trẻ sẽ bị hấp dẫn, thích thú. Từ đó thích ăn trở lại, ăn ngon miệng hơn.
Men vi sinh là phương pháp bổ sung lợi khuẩn an toàn, hiệu quả cho hệ tiêu hóa non nớt. Khi lợi khuẩn được tăng cường, hại khuẩn bị ức chế, cải thiện đáng kể tình trạng nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
Men 10 chủng BioAmicus Complete chính là biện pháp đẩy lùi rối loạn tiêu hóa biếng ăn ở trẻ. Do xây dựng hệ vi sinh với 2 nhóm lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacteria chiếm 80% vi sinh vật đường ruột.
Lợi khuẩn còn tăng cường sản xuất enzym tiêu hóa, phân giải các chất khó tiêu. Đồng thời còn kích thích trẻ thèm ăn, nhanh chóng giải quyết tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn.
Bổ sung men vi sinh 10 chủng giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa biếng ăn hiệu quả
Rối loạn tiêu hóa có thể tự khỏi do hệ vi sinh vật có thể tự hồi phục sau 30 ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đường ruột mỗi trẻ, rối loạn tiêu hóa rất dễ tái đi tái lại. Do đó, bên cạnh triệu chứng, mẹ cần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ, tránh tái mắc.
Một số biện pháp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa biếng ăn ở trẻ là:
Để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn, mẹ có thể xây dựng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo dinh dưỡng đủ 4 nhóm: protein, lipid, tinh bột, vitamin và khoáng chất:
– Tinh bột: thay loại nguyên cám bằng các loại gạo lứt, yến mạch không chứa gluten.
– Protein: hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn…thay bằng trứng, cá,
– Chất béo: hạn chế ăn đồ ăn nhanh, mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật…
– Chất lỏng: tránh nước ngọt, nước có gas…thay thế bằng nước lọc, trà bạc hà, trà hoa cúc…
– Có thể bổ sung thêm Vitamin theo khuyến cáo của bác sĩ: vitamin K, B12…
– Chất xơ: hạn chế quả dễ gây táo bón như hồng xiêm, ổi xanh…Thay thế bằng chuối, cam, đu đủ, bí ngô, khoai tây…
– Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa từ sữa chua, men vi sinh….
Cách cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn ăn mẹ cũng cần lưu ý:
– Cho trẻ ăn theo nhu cầu (khi đói mới cho ăn), chia các bữa thành 4 – 5 bữa trong ngày thay vì ăn 3 bữa.
– Uống đủ nước trong ngày theo cân nặng: 1 – 10kg cần 100ml nước/kg, trên 10kg mỗi kg thêm 50ml nước. Lượng nước bao gồm: sữa, nước hoa quả, nước lọc, nước canh…
– Không bổ sung thêm bất kỳ chất lỏng nào cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, chỉ cần nguồn sữa mẹ là đủ.
Chế độ ăn khoa học giúp trẻ ăn ngon, tránh rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa đa số là do vệ sinh không sạch sẽ. Các vi khuẩn gây rối loạn như S.aureus, Lỵ amip, tả…có thể lây nhiễm qua đường ăn uống. Để phóng tránh vi khuẩn gây hại, mẹ giữ gìn vệ sinh đúng cách:
– Ăn chín, uống sôi, tất cả thức ăn đều được nấu chín trước khi cho trẻ ăn
– Đồ chơi, nhà cửa, không gian xung quanh trẻ đều vệ sinh sạch sẽ
– Dạy trẻ không tự ý mút tay, ngậm đồ chơi…
– Giữ môi trường sạch, thông thoáng, tránh ẩm mốc, tạo điều kiện cho hại khuẩn tăng sinh và phát triển
Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn ngăn ngừa trẻ mắc rối loạn tiêu hóa biếng ăn một cách hiệu quả. Với men 10 chủng BioAmicus Complete, các lợi khuẩn thuộc nhóm Lactobacillus và Bifidobacteria giúp kích thích sản sinh kháng thể, giúp cơ thể chống chịu với các mầm bệnh ngoài môi trường.
Đồng thời lợi khuẩn còn giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng tiết enzym giúp trẻ thèm ăn. Từ đó ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa biếng ăn tái đi tái lại. Mẹ có thể bổ sung đồng thời chất xơ hòa tan để hiệp đồng giữ nước, tạo điều kiện tối ưu nuôi dưỡng lợi khuẩn, ngăn ngừa táo bón.
Men vi sinh BioAmicus Complete giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa biếng ăn ở trẻ hiệu quả
Với trẻ có sức đề kháng tốt, rối loạn tiêu hóa chỉ diễn ra trong vài ngày. Tùy thuộc vào các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ…và cách chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, biếng ăn có thể diễn ra lâu hơn, ngay cả khi rối loạn tiêu hóa đã khỏi.
Biếng ăn sinh lý chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Nhưng biếng ăn mắc phải nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa có thể kéo dài hơn 3 tuần. Do đó mẹ cần có những biện pháp khắc phục kịp thời tránh gây hậu quả nghiêm trọng như: suy dinh dưỡng, sụt cân, còi xương…
Khi đã áp dụng đủ những biện pháp trên nhưng rối loạn tiêu hóa vẫn không giảm sút, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám ở cơ quan y tế. Ngoài ra, mẹ nên hỏi ý kiến của chuyên gia khi con có các dấu hiệu sau:
– Chiều cao và cân nặng kém hơn mức chuẩn
– Người xanh xao, mất sức, mệt mỏi, phản xạ chậm: biểu hiện của tiền suy dinh dưỡng
– Tiêu chảy, nôn mửa kéo dài: có thể dẫn đến mất nước, nguy hiểm tính mạng khi hạ huyết áp, ngừng tim…
– Táo bón có lẫn máu trong phân: lúc này mẹ cần bác sĩ chỉ định thuốc để nhuận tràng cho trẻ, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm như: trĩ, sa trực tràng…
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nặng mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay
Hy vọng với những chia sẻ về thông tin trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn ở trên, mẹ đã nắm được kiến thức bổ ích để áp dụng trong thực tế. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, mẹ có thể liên hệ ngay 1900 63 69 85 để được tư vấn miễn phí.
Mời mẹ đọc thêm:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ phải làm sao? |
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để khỏi nhanh |
1. Food Protein-Induced Allergic Proctocolitis (FPIAP)
https://www.allergy.org.au/patients/food-other-adverse-reactions/proctocolitis-fpiap2. Food Protein-Induced Enterocolitis Syndrome (FPIES) Frequently Asked Questions (FAQ)
https://www.allergy.org.au/patients/food-other-adverse-reactions/food-protein-induced-enterocolitis-syndrome-fpies3. Nutritional Aspects of Pediatric Gastrointestinal Diseases
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8235230/