Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cẩn trọng khi trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng

Mục lục

Màu sắc của chất nôn thường phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu dịch có màu trong hoặc trắng thì ít nguy hiểm. Nhưng khi chuyển sang màu vàng thì mẹ cần thận trọng. Vậy trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng là do đâu? Có nguy hiểm không? Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng

1. 6 Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng

Khi trẻ trớ ra dịch màu vàng thì nhiều khả năng là do các bệnh lý dưới đây. Mẹ hãy đọc và xác định nguyên nhân của bé nhé:

1.1.Do trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) rất phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng 10% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng GERD kéo dài sau 1 tuổi.

Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản dưới chưa hoàn thiện và còn yếu. Cơ này có nhiệm vụ giữ các chất trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản. Sự chưa hoàn thiện khiến cơ đóng mở không đồng bộ, dẫn đến trẻ hay gặp phải tình trạng nôn trớ.

Chất trớ ra có màu vàng khi chứa dịch mật bị hoà lẫn với acid dịch vị, sữa và chất nhầy của dạ dày.

Biểu hiện đặc trưng

  • Trẻ ho thường xuyên, đặc biệt là ho khan. Có thể kèm theo khó thở hoặc thở khò khè liên tục.
  • Khó nuốt thức ăn hoặc nôn khan
  • Bé thường xuyên bị đau bụng và nôn mửa

Giải pháp

  • Cho trẻ ngồi thẳng lưng sau mỗi lần bú: Việc này giúp thức ăn đi xuống dễ dàng hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
  • Tránh để trẻ bú quá no: Giãn cách các cữ bú và cho bé bú theo liều lượng khuyến nghị, tránh bú quá no gây quá tải tiêu hóa cho bé.
  • Bổ sung men vi sinh: Lợi khuẩn trong men vi sinh có khả năng tiết ra enzyme, giúp trẻ tiêu hoá thức ăn nhanh hơn. Nhờ đó, giảm áp lực dạ dày, hạn chế mở cơ vòng thực quản dưới nên giảm nôn trớ.

trẻ sơ sinh trớ ra sữa màu vàng do trào ngược

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) rất phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

1.2. Do trẻ sơ sinh bị trào ngược dịch mật

Nguyên nhân

Trào ngược dịch mật xảy ra khi van môn vị không được đóng kín, dịch mật trào ngược lên dạ dày. Sau đó, kích thích van tâm vị mở và trào ngược lên miệng gây nôn trớ.

Dịch mật là dịch được tiết từ gan, có màu vàng hơi xanh. Khi đến dạ dày, bị trộn với sữa nên trẻ sẽ trớ ra sữa màu vàng.

Biểu hiện đặc trưng

Trẻ sơ sinh nôn ra dịch màu vàng do trào ngược dịch mật có biểu hiện dễ phân biệt như sau:

  • Trẻ đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị.
  • Ho thường xuyên, chủ yếu là ho khan.
  • Khó tiêu, chậm tăng cân thậm chí là sụt cân.

Giải pháp

Trào ngược dịch mật thường đi kèm cùng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Tuy nhiên, khác với GERD, trào ngược dịch mật thường khó điều trị hơn. Cần điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp sau:

  • Cho bé nghỉ ngơi ít nhất 20 – 30 phút sau khi ăn.
  • Không cho trẻ bú quá nhiều một lúc và chia thành nhiều lần bú trong ngày.
  • Hạn chế bé vặn mình, chạy nhảy nhiều sau khi ăn.

1.3. Do trẻ đã bú sữa non

Trong lần bú đầu tiên của trẻ, dòng sữa chảy ra từ vú mẹ là sữa non, hay còn được gọi là sữa đầu. Thường xuất hiện trong vòng 2 ngày đầu sau khi sinh. Nó có kết cấu đặc hơn và có màu vàng nhạt do chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cho bé.

Trẻ sơ sinh mới bú lần đầu tiên nên không kiểm soát được dòng sữa đang chảy. Vì thế, sữa chảy từ miệng bé ra ngoài giống như hiện tượng trớ ra sữa màu vàng.

Lúc này, mẹ không cần lo lắng gì cả, đây chỉ đơn thuần là phản xạ hoàn toàn tự nhiên của trẻ sơ sinh.

trẻ sơ sinh trớ ra sữa màu vàng do bú phải sữa non

Trẻ trớ ra sữa màu vàng do bú sữa non là hoàn toàn tự nhiên

1.4. Trẻ sơ sinh nôn ra dịch màu vàng do bị tắc ruột

Nguyên nhân

Tắc ruột là hiện tượng các chất bên trong ruột non và đại tràng bị tắc nghẽn, không được đẩy ra ngoài đúng cách. Các chất trong ruột chỉ còn cách trào ngược lên đường miệng, dẫn đến hiện tượng nôn trớ. Chất nôn ở đây chứa cả dịch mật nên có màu vàng.

Biểu hiện đặc trưng

Để phân biệt nôn trớ do tắc ruột với các nguyên nhân khác, mẹ dựa vào các đặc điểm sau:

  • Trẻ đau bụng thành cơn, có kèm chướng bụng. Mỗi cơn đau thường chỉ kéo dài 30 giây. Có thể cách nhau khoảng vài phút nếu tắc ở ruột non hoặc 15 – 10 phút nếu tắc ở đại tràng.
  • Trẻ không đi vệ sinh được – Dấu hiệu vàng để chuẩn đoán tắc ruột. Đây là tình trạng phân bị đọng ở ruột quá lâu, thường 4 – 7 ngày trẻ mới đại tiện được.
  • Sốt nhẹ

Giải pháp

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho bé ăn nhiều chất xơ và hạn chế dầu mỡ. Các loại rau có độ nhớt cao có tác dụng chống táo bón tốt như: rau lang, rau đay, rau mồng tơi…

  • Tạo thói quen nhai chậm nhai kỹ cho bé.
  • Bổ sung thêm nước khi trẻ lên 6 tháng tuổi.
  • Tránh các loại trái cây có nhiều nhựa như: súng, hồng xiêm, hồng…
  • Cho trẻ khám sức khỏe định kỳ.

1.5. Trẻ sơ sinh trớ ra dịch màu vàng do vấn đề về hệ tiêu hóa

Nguyên nhân

Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, do thiếu hụt lợi khuẩn khiến hại khuẩn tăng sinh mạnh, hoặc do hại khuẩn từ bên ngoài môi trường xâm nhập, trẻ có thể gặp các rối loạn tiêu hoá như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, chậm nhu động ruột…

Hậu quả là tăng áp lực ổ bụng và kích thích hệ tiêu hoá co bóp gây nôn trớ. Chất nôn có thể màu trong, màu trắng của sữa hoặc màu vàng khi có dịch mật.

Biểu hiện đặc trưng

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể lẫn chất nhầy
  • Tiêu chảy và nôn trớ kéo dài, gây mất nước với triệu chứng: Khô môi, khóc ít, khóc không có nước mắt…

Giải pháp

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ: tăng cường chất xơ, hạn chế dầu mỡ.
  • Không cho trẻ bỏ tay hoặc các đồ vật vào miệng.
  • Mẹ nên tránh vật dụng ăn uống bằng nước sôi trước khi cho trẻ ăn.
  • Bổ sung men vi sinh đa chủng để cung cấp đa dạng lợi khuẩn cho đường ruột. Lợi khuẩn cạnh tranh vị trí bám, thức ăn và tiết ra enzyme ức chế hại khuẩn phát triển. Đồng thời, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và tiêu hoá thức ăn nhanh hơn.

men vi sinh đa chủng cải thiện trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng

Bổ sung men vi sinh đa chủng để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh trớ ra sữa màu vàng

1.6. Trẻ sơ sinh trớ ra dịch màu vàng do bị cúm

Nguyên nhân

Khi trẻ cúm, chất nhầy sẽ tích tụ ở cổ họng và kích thích trẻ ho để tống chúng ra ngoài. Tuy nhiên, chất nhầy này có thể lọt vào dạ dày khi trẻ nằm. Hệ tiêu hoá của trẻ còn non nên dễ bị rối loạn tiêu hoá và gây ra nôn trớ.

Khi trẻ nôn ra dịch vàng hoặc ho ra đờm vàng thì chứng tỏ trẻ đã bị nhiễm khuẩn hệ hô hấp, và cần được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm trong trường hợp nào là nguy hiểm?

Biểu hiện đặc trưng

Dấu hiệu để phân biệt cúm với các bệnh lý khác gây ra nôn, ọc sữa màu vàng bao gồm:

  • Sốt cao liên tục 39 – 40 độ C
  • Hắt hơi, sổ mũi kèm theo ho ra đờm vàng.
  • Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, có thể bị tiêu chảy.

Giải pháp

Mẹ nên cho bé tiêm chủng phòng cúm khi đủ 6 tháng tuổi trở lên.

  • Khi trẻ cúm, mẹ cần vệ sinh mũi họng thường xuyên để ngăn vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Đồng thời, giữ ấm cơ thể trẻ vào mùa lạnh, tránh bật điều hoà qua đêm khi hè đến.
  • Nâng cao sức đề kháng là cách tốt nhất để hạn chế nôn trớ dịch vàng ở trẻ bị cúm. Mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết bao gồm: đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng của trẻ.

2. Cách xử lý ngay khi trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng và bị sặc

Khi phát hiện trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng, đặc biệt là dịch nhầy màu vàng mà có biểu hiện bị sặc. Mẹ cần áp dụng ngay một trong hai phương pháp sau để đẩy chất nôn ra hỏi đường thở của trẻ.

trẻ sơ sinh trớ ra sữa màu vàng dùng phương pháp Heimlich

Phương pháp Heimlich vỗ lưng:

  • Bước 1: Lau sạch vùng mũi và miệng cho bé
  • Bước 2: Mẹ dùng một tay đỡ bé nằm sấp sao cho thân cao hơn đầu.
  • Bước 3: Dùng tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, vùng giữa hai bả vai của trẻ. Vỗ mỗi lần 5 cái rồi lật trẻ lại để kiểm tra xem trẻ hết sặc chưa.

Phương pháp Heimlich ấn ngực

  • Bước 1: Mẹ dùng khăn mềm lau sạch mùi và miệng cho trẻ.
  • Bước 2: Một tay của mẹ đỡ trẻ nằm ngửa sao cho thân cao hơn đầu.
  • Bước 3: Lấy 2 ngón tay ấn mạnh vào vùng giữa ức. Mỗi lần ấn 5 cái, sau đó kiểm tra xem trẻ đã hết sặc chưa.

Sau khi sơ cứu vài lần mà trẻ vẫn không hết sặc hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục: Cách xử lý ngay lập tức

3. Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete - Giải pháp khắc phục ọc sữa ở trẻ sơ sinh

men 10 chủng Bioamicus khắc phục tình trạng ọc sữa

Men vi sinh BioAmicus Complete - Hỗ trợ giảm nôn trớ, ọc sữa

Men vi sinh BioAmicus cung cấp tới 10 chủng lợi khuẩn cần thiết cho đường tiêu hoá của trẻ, do đó, nhanh chóng khôi phục cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng nôn trớ do rối loạn tiêu hoá.

Lợi khuẩn thuộc 2 nhóm chính Lactobacillus và Bifidobacterium. Có khả năng sinh enzyme lactase, giúp phân giải và dung nạp đường lactose. Tăng tổng hợp vitamin B và vitamin K giúp trẻ tiêu hoá đạm, chất béo dễ dàng hơn. Vì vậy, trẻ tiêu hoá thức ăn nhanh, hạn chế táo bón, giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược dịch mật.

Ngoài ra, bổ sung BioAmicus Complete đều đặn giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ. Từ đó, làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh trớ sữa màu vàng do cúm.

BioAmicus Complete tự hào khi nhận được sự tin tưởng của hàng triệu bà mẹ và các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Là giải pháp số số một để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hoá – căn nguyên gây trớ ra sữa màu vàng ở trẻ. Từ đó, ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ ra sữa màu vàng.

4. Trẻ sơ sinh nôn ra dịch màu vàng khi nào cần đưa đi gặp bác sĩ

Khi phát hiện trẻ nôn trớ sữa màu vàng, mẹ cần kiểm tra xem trẻ có bị sặc không. Nếu có cần áp dụng biện pháp xử lý trên. Nếu không bị sặc, thì mẹ cần theo dõi chặt chẽ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngày nếu có các dấu hiệu sau:

  • Bé nôn kèm theo sốt
  • Bé bị nôn kèm theo đau bụng
  • Có dấu hiệu mất nước
  • Nôn trớ dịch vàng nhiều lần trong ngày
  • Trẻ không bú được, hoặc cứ bú là nôn
  • Không tìm được nguyên nhân gây ra dịch nôn màu vàng

Trẻ sơ sinh trớ ra sữa màu vàng thường liên quan chặt chẽ đến bệnh lý tiêu hoá của trẻ. Vì thế, bảo vệ hệ tiêu hoá là ngăn ngừa nôn trớ ở trẻ. Nếu mẹ còn thắc mắc khác liên quan đến nôn trớ ở trẻ, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 63 69 85 hoặc trang chủ BioAmicus để được dược sĩ chuyên môn tư vấn


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan